Phân tích hồi quy đa biến

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀNCỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHINHÁNH HUYỆN TRẢNG BÀNG, TÂY NINH 10598326-1478-235842.htm (Trang 48 - 51)

Trên cơ sở kết quả phân tích EFA tác giả sẽ định nghĩa lại các biến trong mô hình nghiên cứu để thực hiện phân tích hồi quy. Tác giả sử dụng phương pháp Enter để phân tích hồi quy đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Agribank Trảng Bàng

Mô hình hồi quy đa biến được xây dựng có dạng:

QĐ = β + βιX1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + ε

30

■ QĐ: Quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Agribank Trảng Bàng ■ βι, β2, β3, β4, β5: Hệ số hồi qui. ■ X1, X2, X3, X4, X5: Các nhân tố ảnh hưởng. ■ X1: Sự bảo đảm ■ X2: Lãi suất ■ X3: Chất lượng dịch vụ

■ X4: Tính chuyên nghiệp của nhân viên ■ X5: Sự thuận tiện

■ ε : Sai số

Mục đích của việc phân tích hồi quy là dự đoán mức độ của các biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Phân tích hồi quy đa biến gồm:

+ Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy: Sử dụng giá trị Sig. của kiểm định F. Nếu Sig. < 0,05 thì kết luận mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tệp dữ liệu và có thể sử dụng được.

+ Kiểm định hiện tượng tự tương quan: Sử dụng trị số Durbin - Watson (DW) để kiểm tra hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất (kiểm định tương quan của các sai số kề nhau). Nếu DW lớn hơn 1 và nhỏ hơn 3 thì mô hình không có tự tương quan. Nếu DW nhỏ hơn 1 và lớn hơn 3, thì khả năng rất cao xảy ra hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất.

+ Kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy: Sử dụng giá trị Sig. của kiểm định t. Nếu Sig kiểm định t của hệ số hồi quy của một biến độc lập nhỏ hơn 0.05 thì biến độc lập đó có tác động đến biến phụ thuộc. Nếu Sig kiểm định t của biến độc lập lớn hơn 0.05 thì biến độc lập đó không có sự tác động lên biến phụ thuộc và không cần loại bỏ biến đó để chạy lại hồi quy lần tiếp theo.

+ Kiểm định đa cộng tuyến: Đây là kiểm định hiện tượng tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập. Kiểm định này sử dụng hệ số phóng đại phương sai (VIF). Thông thường, nếu VIF của một biến độc lập lớn hơn 10 nghĩa là đang có đa cộng tuyến xảy ra với biến độc lập đó. Khi đó, biến này sẽ không có giá trị giải thích biến

31

thiên của biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy. Với các đề tài sử dụng thang đo Likert, nếu hệ số VIF > 2 thì khả năng rất cao đang xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 đã trình bày chi tiết về phương pháp thực hiện nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận nhóm, từ đó hình thành bảng câu hỏi chính thức cho nghiên cứu định lượng. Chương 3 cũng trình đầy đủ về thiết kế nghiên cứu định lượng gồm: thiết kế bảng câu hỏi, thiết kế mâu, phương pháp thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu.

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

32

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Chương này bao gồm hai phần: Phần thứ nhất là giới thiệu tổng quan về Agribank chi nhánh Trảng Bàng như: Quá trình hình thành và phát triển; Cơ cấu tổ chức chi nhánh. Phần thứ hai là kết quả nghiên cứu của đề tài.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀNCỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHINHÁNH HUYỆN TRẢNG BÀNG, TÂY NINH 10598326-1478-235842.htm (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w