LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu 2204_010208 (Trang 26 - 30)

Tổng hợp các nghiên cứu trước trong và ngoài nước, cho thấy các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng có thể phân thành các nhóm chính như sau:

Đặc điểm nhân khẩu học; Đặc điểm khoản vay; Đặc điểm tình hình tài chính; Đặc điểm lịch sử tín dụng. Nhìn chung, những yếu tố kể trên là những thông tin mà khách

hàng phải cung cấp để ngân hàng có thể đánh giá và ra quyết định cho vay.

Nhóm các đặc điểm nhân khẩu học: các yếu tố thuộc “đặc điểm nhân khẩu học” thông thường bao gồm giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, tình trạng nhà ở. Ngoài ra, nhóm này còn bao gồm thông tin về điều kiện sống của khách hàng. Một số nghiên cứu trước chỉ ra rằng về góc độ giới tính thì nam giới có khả năng trả nợ thấp hơn nữ giới do bản chất thì nam giới thường ít cẩn trọng hơn và phạm tội nhiều hơn nữ giới. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Chapman (1990), Weber và Musshoff (2012) đã chứng minh rằng giả thuyết trên là phù hợp khi kết luận nữ giới thường ít tạo rủi ro hơn nam giới. Kết quả trên cũng phù hợp với nghiên cứu của AH Roslan và Mohd Zaini Abd Karim (2009) về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chi trả của các chương trình tài chính vi mô ở Malaysia: trường hợp của Agrobank. Cụ thể là tỷ lệ nợ quá hạn đối với khách hàng vay là nam giới cao hơn so với nữ giới.

Độ tuổi cũng là một yếu tố quan trọng và được sử dụng nhiều trong các nghiên

cứu về khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân. Nghiên cứu của Orebiyi (2002) kết luận rằng độ tuổi tác động ngược chiều đến khả năng trả nợ của khách hàng. Hay trong nghiên cứu của Oladeebo and Oladeebo (2008), các tác giả cũng chứng minh rằng tuổi tác có tác động tiêu cực đến khả năng trả nợ của người nông dân hợp tác xã

14

nhỏ ở Yewa North Local, Nigeria. Tác giả lý luận rằng những người nông dân trẻ sẽ năng động và dễ dàng tiếp thu kiến thức mới trong sản xuất nông nghiệp hơn những nông dân lớn tuổi do đó mà hiệu quả sản xuất của họ cao hơn, mang đến nguồn thu nhập cao hơn, vì vậy khả năng trả nợ của họ cũng cao hơn. Ngược lại, Chapman (1990) và Kohansal và Mansoori (2009) lại cho rằng độ tuổi có tương quan cùng chiều đến khả năng trả nợ. Các tác giả lý luận rằng tính thận trọng, kinh nghiệm và trải nghiệm tăng lên theo độ tuổi cho nên rủi ro vỡ nợ sẽ thấp hơn đối với những người lớn tuổi hơn.

Nhóm các thông tin về tình hình tài chính: là một trong những thông tin quan trọng

để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, phản ánh mức thu nhập và khả năng tài chính của khách hàng. Thông tin liên quan đến nhóm này bao gồm: thu nhập của người vay, thu nhập của người đồng trách nhiệm, đặc điểm công việc hiện tại, kinh nghiệm làm việc hiện tại, tài sản tích lũy, chi phí sinh hoạt... Các yếu tố về tình hình tài chính của khách hàng thường được nghiên cứu đến như là: nghề nghiệp, thu nhập.

Xét về góc độ nghề nghiệp, các nghiên cứu trước kết luận rằng những khách hàng làm các công việc thiếu ổn định và có độ nguy hiểm cao thì khả năng trả nợ thấp

hơn những người có nghề nghiệp ổn định và an toàn hơn. Nghiên cứu của Chapman (1990) chỉ ra rằng những người làm những công việc đòi hỏi trình độ cao và có tính ổn định có khả năng trả nợ cao hơn những công nhân không lành nghề. Kết quả nghiên cứu của Dadson Awunyo-Vitor (2012) về các yếu tố ảnh hưởng đến trả n ợ vốn vay của các hộ gia đình tại Gana cũng cho rằng những khách hàng là công nhân có khả năng trả nợ thấp hơn những khách hàng làm những nghề nghiệp khác.

Về mặt lý thuyết thì thu nhập có tác động mạnh mẽ đến khả năng trả nợ của người vay vì đây là nguồn trả nợ chủ yếu và thường xuyên của khách hàng, cũng là cơ sở chính để ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Một số nghiên cứu cũng khẳng định điều này như: Chapman (1990) trong nghiên cứu về rủi ro tín dụng cá nhân kết luận rằng những khách hàng có thu nhập cao thì khả năng trả nợ

15

cao hơn những khách hàng có thu nhập thấp. Hay trong nghiên cứu của Kohansal và Mansoori (2009) đã sử dụng mô hình hồi quy Logit để đánh giá khả năng trả nợ của các hộ nông dân ở tỉnh Khorasan-Razavi của Iran cũng cho rằng người thu nhập cao sẽ có khả năng trả nợ cao hơn những người thu nhập thấp. Tại Việt Nam, Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các nông hộ ở tỉnh Hậu Giang với 436 hộ nông dân được khảo sát năm 2011 cũng có những minh chứng ủng hộ giả thuyết trên.

Nhóm thông tin về dư nợ và lịch sử tín dụng: được thể hiện thông qua các chỉ tiêu:

dư nợ của khách hàng tại các TCTD, số dịch vụ ngân hàng đang sử dụng, thời gian sử dụng dịch vụ ngân hàng, điểm tín dụng... Lịch sử tín dụng cũng thể hiện một phần

thiện chí của người đi vay. Ngoài ra, mức độ tin cậy của khách hàng vay được đánh giá bằng mức độ chính xác của thông tin khách hàng cung cấp. Lịch sử tín dụng phản

ánh các giao dịch đã xảy ra giữa khách hàng và các TCTD. Một khách hàng có lịch sử tín dụng không tốt như trễ hạn thường xuyên hoặc không trả sẽ gặp khó khăn khi vay các khoản vay mới (Đinh Thị Thanh Huyền và Stefanie Kleimier, 2006). Trong nghiên cứu của Jonathan Crook (1995) với mục đích nâng cao khả năng trả nợ của khách hàng kết luận rằng những khách hàng đã từng phát sinh nợ quá hạn sẽ có khả năng trả nợ thấp hơn những khách hàng chưa từng phát sinh nợ quá hạn. Tại Việt Nam, các nghiên cứu thực nghiệm của Lê Huyền Thiên Phú (2013), Nguyễn Phúc Man (2015) cũng có kết quả ủng hộ giả thuyết trên.

Nhóm các đặc điểm của khoản vay: bao gồm một số khía cạnh liên quan đến khả năng trả nợ của khách hàng, chẳng hạn như mục đích, thời hạn vay, lãi suất và quy mô khoản vay, giá trị tài sản đảm bảo hoặc tỷ lệ số tiền vay/giá trị tài sản thế chấp. Mặc dù đây là một nhóm các yếu tố liên quan đến khoản vay và thường được mặc định trong các sản phẩm tín dụng nhưng những yếu tố này cũng tác động trực tiếp đến khả năng trả nợ của người vay. Các tác giả trước khi nghiên cứu về ảnh hưởng của các đặc điểm về khoản vay đến khả năng trả nợ thường sử dụng các yếu tố như: lãi suất, thời hạn vay, quy mô khoản vay, tài sản đảm bảo.

16

Lãi suất là yếu tố đặc biệt quan trọng và được sử dụng trong hầu hết các nghiên

cứu về khả năng trả nợ của khách hàng vay. Hau hết các nghiên cứu thực nghiệm đó đều kết luận rằng lãi suất có mối quan hệ ngược chiều với khả năng trả nợ của khách hàng. Các nghiên cứu thực nghiệm của Mohammad Reza Kohansal (2009), Onyeagocha và cộng sự (2012) ủng hộ giả thuyết những khách hàng chấp nhận khoản

vay có lãi suất cao có khả năng trả nợ thấp hơn những khách hàng có khoản vay với lãi suất thấp hơn. Các tác giả lý luận rằng các khoản vay có lãi suất cao sẽ làm người vay gánh chịu khoản chi phí cao hơn và áp lực khi sử dụng các khoản vay này cũng nặng hơn và điều này cũng phù hợp với thực tế. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Trương

Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011), Bùi Văn Trịnh và Nguyễn Trường Kỳ (2012) cũng có kết quả tương tự.

Xét về mặt lý thuyết, thời hạn vay càng dài thì rủi ro không hoàn trả càng cao do khó kiểm soát được khoản vay cũng như những điều kiện khác thay đổi, dự phóng

dòng tiền trả nợ cũng trở nên kém chính xác hơn. Trên thế giới, các nghiên cứu thực nghiệm của Roslan & Karim (2009), Dadson Awunyo-Vitor (2012) cũng ủng hộ giả thuyết này. Tuy nhiên, nghiên cứu của Đặng Thị Cẩm Nhung (2015) với mục tiêu phân tích các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Long An lại có kết quả ngược lại khi kết luận rằng thời hạn vay càng dài thì khả năng trả nợ càng cao.

Quy mô khoản vay có ý nghĩa quyết định đến khả năng trả nợ của người vay, quy mô khoản vay càng lớn thì khả năng trả nợ càng cao là kết quả trong nghiên cứu của Bhatt và Sui-Yang Tanin (2002). Do qua khảo sát, tác giả nhận thấy phần lớn giá trị của mỗi khoản vay không đáp ứng được nhu cầu của người đi vay, điều này làm tăng rủi ro đối với các khoản vay nhỏ. Kết quả nghiên cứu của Zeller (1997) cũng ủng hộ điều này với lập luận rằng những khoản vay lớn sẽ dễ dàng hơn trong việc tạo

ra lợi nhuận so với các khoản vay nhỏ, các khoản vay nhỏ thường được dùng cho những trường hợp tiêu dùng hay các trường hợp khẩn cấp trong khi các khoản vay lớn thường được dùng để đầu tư tìm kiếm lợi nhuận. Maharjan và cộng sự (1983), Kohansal và Mansoori (2009) cũng ủng hộ giả thuyết trên. Tuy nhiên, phát hiện này

STT Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ Cơ sở lý thuyết

Lược khảo nghiên cứu trước Tác động1

17

trái ngược với nghiên cứu của Jimenez và Saurina (2004) rằng quy mô khoản vay càng nhỏ thì khách hàng càng dễ quản lý và tính toán trả nợ đúng hạn. Ket quả tương

tự cũng được kiểm chứng trong nghiên cứu của Hạ Thị Thiều Dao (2010) với lập luận

rằng khoản vay quá lớn thì người vay sẽ không thể hoàn trả khoản nợ khi đến hạn, tuy nhiên đối tượng trong nghiên cứu này chủ yếu là hộ nghèo, thu nhập thấp và không ổn định.

Tài sản đảm bảo về lý thuyết sẽ giúp cho khoản vay an toàn hơn cũng như là nguồn thu hồi vốn cuối cùng của ngân hàng trong trường hợp khách hàng không trả được nợ. Ngoài ra, tài sản đảm bảo cũng ràng buộc trách nhiệm hoàn trả khoản vay với khách hàng, tạo cho khách hàng ý thức được nghĩa vụ trả nợ của mình. Giá trị tài sản đảm bảo càng lớn thì khả năng trả nợ của khách hàng càng cao là kết quả trong nghiên cứu của Kohansal và Mansoori (2009). Ở Việt Nam, tác giả Lê Huuyền Thiên

Phú (2013) và Nguyễn Phúc Man (2015) cũng ủng hộ giả thuyết trên khi kết luận rằng những khách hàng vay có tài sản đảm bảo có khả năng trả nợ cao hơn những khách hàng vay tín chấp hoặc vay không có đảm bảo.

Nhóm các yếu tố khác: bao gồm những biến động của kinh tế vĩ mô hoặc kinh tế vi mô. Thông thường, đây là nhóm yếu tố cả khách hàng và ngân hàng đều khó lường trước được. Ví dụ như: chính sách tiền tệ, khủng hoảng kinh tế, thiên tai, chiến tranh... Hơn nữa, một số chi tiêu bất thường của khách hàng cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc hoàn trả khoản vay. Có những chi phí không nằm trong dự kiến của

người vay như bệnh tật, tai nạn hoặc thất nghiệp. Nó khiến người đi vay phải chi tiêu

cho những khoản này thay vì dùng nó để trả nợ.

Một phần của tài liệu 2204_010208 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w