Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THANHKHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI VIỆT NAM 10598393-2203-010010.htm (Trang 27)

Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế

Theo Aspachs & cộng sự (2005), tài sản thanh khoản ngân hàng nắm giữ sẽ chịu tác động từ chu kỳ kinh tế. Cụ thể, trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, các ngân hàng không ưu tiên nắm giữ tài sản thanh khoản mà tăng cường cho vay, đầu tư vào tài sản có suất sinh lời và rủi ro cao. Vì vậy, khả năng thanh khoản của ngân hàng giảm. Ngược lại, trong thời kỳ suy thoái, các cơ hội cho vay không nhiều và nhu cầu giao dịch tiền tệ giảm đi nên ngân hàng nắm giữ tài sản thanh khoản, làm tăng khả

Tỷ lệ lạm phát

Lý thuyết “Mô hình Fisher” cho rằng tỷ lệ lạm phát có tác động đến khả năng phân bổ nguồn lực tài chính của Ngân hàng. Lạm phát tăng khiến đồng nội tệ mất giá

so với ngoại tệ và vàng, các ngân hàng gặp khó khăn khi huy động vốn. Để huy động

được vốn, các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất huy động. Việc này kéo theo lãi suất

tiền gửi tăng để đảm bảo lãi suất thực dương cho khách hàng và tránh tình trạng khách

hàng rút tiền để đầu tư vào các kênh sinh lời khác. Từ đó khiến lợi nhuận ngân hàng giảm đi. Chính vì vậy, các ngân hàng sẽ có xu hướng cho vay ít hơn và nắm giữ nhiều

tài sản thanh khoản hơn, theo Moussa (2015) và Phạm Quốc Việt & Nguyễn Văn Vinh (2019). Tuy nhiên nghiên cứu của Vodová (2011) lại cho kết quả ngược lại.

Tỷ lệ thất nghiệp

Theo Horváth & cộng sự (2014), tỷ lệ thất nghiệp có ảnh hưởng tiêu cực đáng

kể đến thanh khoản. Thất nghiệp nhiều làm giảm vốn và cản trở việc tạo ra thanh khoản. Phát hiện này phù hợp với thực tế là các ngân hàng bị giảm khả năng thanh toán và tạo ra thanh khoản thấp hơn trong thời điểm kinh tế khó khăn. Tuy nhiên các nghiên cứu của Vodová (2011), Singh & Sharma (2016) lại cho ra kết quả rằng tỷ lệ thất nghiệp không có mối tương quan với khả năng thanh khoản.

2.3. Nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản

của các NHTM

Trên thế giới, có khá nhiều các công trình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Nghiên cứu của Aspachs & cộng sự

2009. Kết quả tương quan và hồi quy cho thấy quy mô, tỷ lệ vốn lưu động, hệ số an toàn vốn có tác động tích cực trong khi lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có tác động tiêu cực đến thanh khoản. Arif & Anees (2012) cũng tập trung vào một số yếu tố nội tại như nợ xấu, tiền gửi khách hàng, tiền mặt và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thông qua dữ liệu mô hình hồi quy của 22 ngân hàng Pakistan trong giai đoạn 2004 - 2009. Kết quả cho thấy tiền gửi khách hàng, tiền mặt và lợi nhuận trên vốn chủ hữu có tương quan cùng chiều với tính thanh khoản trong khi nợ xấu có tác động ngược chiều.

Trong khi đó, Vodová (2011) đã đưa ra kết quả nghiên cứu qua phương pháp hồi quy dữ liệu bảng. Nhưng khác với các nghiên cứu trước là tác giả tập trung vào các ngân hàng ở cộng hòa Séc trong hai giai đoạn trước và trong khủng hoảng kinh tế thế giới 2001 - 2009 để thấy rõ được tầm ảnh hưởng của các yếu tố nội tại cũng như vĩ mô ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng này. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính thanh khoản của ngân hàng tăng khi mức an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu, lãi suất cho vay và lãi suất giao dịch liên ngân hàng tăng cao. Ngược lại, tính thanh khoản của ngân hàng có tác động ngược chiều với tỷ số khủng hoảng tài chính,

tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội. Tương tự, nghiên cứu của Delechat & cộng sự (2012) cũng có sự đề cập đến các biến vĩ mô khi chỉ ra rằng có mối tương quan giữa thanh khoản và quy mô ngân hàng, khả năng sinh lời, vốn hóa, phát triển tài chính và đô la hóa tiền gửi thông qua mô hình OLS, GMM kiểm định 96 ngân hàng khu vực Trung Mỹ giai đoạn 2006 - 2010. Cụ thể, biến quy mô có tương quan cùng chiều và tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có tương quan ngược chiều với thanh khoản. Cùng sử dụng chung phương pháp hồi quy

OLS và khắc phục bằng kiểm định GMM, Moussa (2015) lại chỉ ra rằng quy mô ngân

hàng, lợi nhuận và tỷ lệ vốn chủ sở hữu có mối tương quan nghịch biến với khả năng thanh khoản. Ngoài ra, nghiên cứu của Singh & Sharma (2016) có nhắc đến một biến

vốn chủ sở hữu và lạm phát có tác động dương; trong khi quy mô và tỷ lệ tăng trưởng

kinh tế có tác động âm.

Ở Việt Nam, dù các NHTM đã có bước phát triển mới cả về lượng và chất, nhưng vấn đề rủi ro thanh khoản dường như chưa được quan tâm đúng mức. Điều này được chứng minh qua việc số lượng đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề thanh

khoản còn hạn chế. Nghiên cứu của Vũ Thị Hồng (2015) chứng minh tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ lợi nhuận có mối tương quan thuận. Ngược lại, tỷ lệ cho vay trên huy động có mối tương quan nghịch với khả năng thanh khoản. Tác giả sử dụng kỹ thuật hồi quy bảng OLS, FEM, REM và kiểm định Hausman để lựa chọn mô

hình phù hợp với dữ liệu 37 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2011. Bên cạnh

đó có nghiên cứu của Mai Thị Phương Thùy & Bùi Thị Điệp (2018) sử dụng mô hình

FEM và GLS để cải tiến tính hiệu quả ước lượng của dữ liệu 31 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam bao gồm: tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay trên huy động, tỷ lệ lợi nhuận và tỷ lệ nợ xấu. Phạm Quốc Việt & Nguyễn Văn Vinh (2019) nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến thanh khoản của 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2017 cũng hồi quy dữ liệu bảng thông qua Pooled OLS, FEM, REM và GLS để khắc phục các vi phạm giả định hồi quy. Nhóm tác giả phát hiện quan hệ cùng chiều giữa lợi nhuận, quy mô ngân hàng và lạm phát với tỷ lệ thanh

khoản trong khi nợ xấu và tỷ lệ vốn chủ sở hữu ảnh hưởng tiêu cực.

Bảng 2.1. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các NHTM

Delechat & cộng sự (2012)

Phạm Quốc Việt & Nguyễn Văn Vinh (2019)

Nga (2019) Singh & Sharma (2016) Điệp (2018) Vodová (2011) Vũ Thị Hồng (2015) Tỷ lệ vốn chủ sở hữu Akhtar & cộng sự (2011) Mai Thị Phương Thùy & Bùi Thị Điệp (2018) Singh & Sharma (2016) Vodová (2011) Vũ Thị Hồng (2015) Delechat & cộng sự (2012) Moussa (2015) Nguyễn Thị Tuyết Nga (2019) Phạm Quốc Việt & Nguyễn Văn Vinh (2019)

Khả năng sinh lời (ROE)

Mai Thị Phương Thùy & Bùi Thị Điệp (2018) Phạm Quốc Việt & Nguyễn Văn Vinh (2019)

Akhtar & cộng sự (2011)

Arif & Anees (2012)

Moussa (2015) Nguyễn Thị Tuyết Nga (2019)

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng Nguyễn Thị Tuyết Nga (2019) Delechat & cộng sự (2012) Vũ Thị Hồng (2015)

Tỷ lệ nợ xấu Mai Thị Phương Thùy & Bùi Thị Điệp (2018) Vodová (2011) Vũ Thị Hồng (2015)

Arif & Anees (2012)

Phạm Quốc Việt & Nguyễn Văn Vinh (2019) Tỷ lệ tiền gửi Arif & Anees

(2012)

Singh & Sharma (2016)

Moussa (2015)

Tỷ lệ cho vay Aspachs & cộng

sự (2005) Vũ Thị Hồng (2015) Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Aspachs & cộng sự (2005) Moussa (2015) Nguyễn Thị Tuyết Nga (2019)

Singh & Sharma (2016)

Vodová (2011)

Phạm Quốc Việt & Nguyễn Văn Vinh (2019)

Vinh (2019) Singh & Sharma (2016)

Tỷ lệ thất nghiệp Rauch & cộng sự (2009)

Singh & Sharma (2016)

Chương 2 trình bày khung lý thuyết cơ bản về thanh khoản và rủi ro thanh khoản cũng như các nhân tố bên trong và bên ngoài tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Đồng thời cũng trình bày tóm tắt tổng quan các nghiên cứu

thực nghiệm trong và ngoài nước có liên quan đến sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng thanh khoản của các NHTM. Qua đó xác định các yếu tố nội tại và vĩ mô ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng bao gồm: Quy mô ngân hàng; Tỷ lệ vốn chủ sở hữu; Khả năng sinh lời; Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng; Tỷ lệ nợ xấu; Tỷ lệ tiền gửi; Tỷ lệ cho vay; Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế; Tỷ lệ lạm phát; Tỷ lệ thất nghiệp. Từ đó làm cơ sở để tác giả thiết lập giả thuyết, lựa chọn mô hình nghiên cứu trình bày trong chương sau.

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình nghiên cứu

Để đo lường các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của NHTM, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng. Mô hình có dạng tổng quát như sau:

γijt = α + βixijt + εijt

Trong đó: Yijtlà biến phụ thuộc; i đại diện cho đơn vị chéo; t đại diện cho đơn vị thời gian; Xijtlà các biến giải thích của ngân hàng i trong năm t; α là hệ số chặn;

βilà hệ số hồi quy của ngân hàng i; εijtlà sai số của mô hình.

Trên cơ sở tổng hợp các lý thuyết được phân tích ở chương 2 và các nghiên cứu về thanh khoản của tác giả Vodová, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

LIQijt= +α β1SIZEijt + P2CAPijt+ P3ROEijt+ P4LPRijt+ P5NPLijt + β6DEPijt + β7LDRijt + β8GDPijt + β9INFijt + Pι0UNEijt + εijt Trong đó:

LIQijt: khả năng thanh khoản của ngân hàng SIZEijt: quy mô ngân hàng i trong năm t

CAPijt: tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng i trong năm t

ROEijt: khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng i trong năm t LPRijt: tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng i trong năm t

NPLijt: tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng i trong năm t DEPijt: tỷ lệ tiền gửi của ngân hàng i trong năm t LDRijt: tỷ lệ cho vay của ngân hàng i trong năm t

GDPi,t: tỷ lệ tăng trưởng kinh tế năm t INFi,t: tỷ lệ lạm phát năm t

UNEi,t: tỷ lệ thất nghiệp năm t i đại diện cho ngân hàng

t đại diện cho thời gian nghiên cứu từ 2010 đến 2020

3.2. Mô tả biến và các giả thuyết3.2.1. Biến phụ thuộc 3.2.1. Biến phụ thuộc

Khả năng thanh khoản của các NHTM thường được ước lượng thông qua bốn chỉ số sau đây: LIQl = LIQ2 = LIQ3 LIQ4 Tài s n thanhả kho nả T ng tài s nổ ả Tài s n thanhả kho nả T ng ti n g iổ ề ử D n cho vayư ợ T ng tài s nổ ả D n cho vayư ợ T ng ti n g iổ ề ử

Tuy nhiên, nghiên cứu này lựa chọn sử dụng chỉ số LIQ2 để đo lường khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam. Đây là chỉ số được các tác giả trong và ngoài nước sử dụng gần như là phổ biến nhất, có thể kể đến như Aspachs & cộng sự (2005), Delechat & cộng sự (2012), Vodová (2011), Vũ Thị Hồng (2015), Phạm Quốc

Việt & Nguyễn Văn Vinh (2019), ...

Tài sản thanh khoản bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác, chứng khoán chính phủ và chứng khoán tương tự khác. Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt khi nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản. Chỉ

số LIQ2 được tính với giả định ngân hàng không thể vay từ NHNN hoặc các ngân hàng khác trong trường hợp thiếu hụt thanh khoản. Chỉ số thể hiện khả năng ngân hàng dùng tài sản thanh khoản để chi trả cho các yêu cầu rút tiền của khách hàng. Do

đó, ngân hàng đủ khả năng đáp ứng cho loại nghĩa vụ nợ này khi chỉ số LIQ2 lớn hơn

100% (Vodová, 2013). Chỉ số này càng cao, ngân hàng càng có khả năng hấp thụ cú sốc thanh khoản (khả năng ngân hàng đáp ứng các yêu cầu rút tiền bất chợt của khách

hàng).

3.2.2. Biến độc lập

3.2.2.1. Quy mô ngân hàng (SIZE)

Theo Rauch & cộng sự (2009), quy mô ngân hàng là tổng tài sản ngân hàng sở hữu. Do giá trị tuyệt đối của tổng tài sản là con số rất lớn nên quy mô ngân hàng được đo lường bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản. Khi ngân hàng càng mở rộng quy mô thì khả năng thanh khoản càng tăng bởi vì có thêm nhiều cơ hội huy động những nguồn vốn khác. Tuy nhiên nếu mở rộng quy mô thêm nữa có thể làm cho chi phí tăng, sự phát triển về trình độ quản lý, nguồn nhân lực không theo kịp sự phát triển của quy mô khiến cho rủi ro của ngân hàng tăng cao, trong đó có rủi ro thanh khoản. Vì thế tác giả đặt giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết 1: Quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến khả năng thanh khoản.

3.2.2.2. Tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu (CAP)

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu được tính bằng vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản. Vốn chủ sở hữu phản ánh thực lực tài chính của ngân hàng. Tỷ lệ này thể hiện tình trạng an toàn tài chính và đủ vốn của một ngân hàng để bù đắp tổn thất bảo vệ người gửi tiền. Những ngân hàng có vốn lớn sẽ khiến khách hàng và nhà đầu tư tin tưởng,

cho lợi nhuận của ngân hàng giảm khi chi phí vốn vay cao. Vì thế tác giả đặt giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết 2: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đến thanh khoản.

3.2.2.3. Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời (ROE) được đo lường bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu bình quân, phản ảnh hiệu quả quản trị của ngân hàng trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu. Thông thường, các NHTM rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan trong việc lựa chọn giữa duy trì khả năng thanh khoản (nắm giữ các tài sản thanh

khoản) và tối ưu hóa lợi nhuận. Các khoản cho vay là tài sản có mức sinh lời cao nhất

và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thu nhập hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên rủi ro từ loại tài sản này cũng khá cao. Do đó, chỉ số thanh khoản cao thể hiện ngân hàng có ít rủi ro nhưng đồng thời cũng sinh lời ít (Hempel & Simonson, 1998). Vì thế tác giả đặt giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết 3: Khả năng sinh lời có tác động ngược chiều đến thanh khoản.

3.2.2.4. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả theo cam kết vay. Theo Thông tư số 39/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước về xác định và trích lập dự phòng rủi ro, các khoản nợ phải thu trong hạn và quá hạn của

TCTD được phân loại theo năm nhóm: nhóm 1 (dưới 6 tháng), nhóm 2 (6 tháng đến dưới 1 năm), nhóm 3 (1 năm đến dưới 2 năm), nhóm 4 (2 năm đến dưới 3 năm) và nhóm 5 (quá hạn từ 3 năm trở lên). Dự phòng cụ thể khoản phải thu được tính bằng giá trị khoản phải thu nhân cho tỷ lệ trích lập tương ứng. Cụ thể, tỷ lệ trích lập như sau: Nhóm 1 (0%), nhóm 2 (30%), nhóm 3 (50%), nhóm 4 (70%) và nhóm 5

nhiều rủi ro thường có đệm thanh khoản thấp. Vì thế tác giả đặt giả thuyết nghiên cứu

như sau:

Giả thuyết 4: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều đến thanh khoản.

3.2.2.5. Tỷ lệ nợ xấu

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, nợ của TCTD được phân loại theo năm nhóm: nhóm 1 ( nợ đủ tiêu chuẩn), nhóm 2 (nợ cần chú ý), nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3,

nhóm 4 và nhóm 5. Tỷ lệ nợ xấu được đo lường bằng tổng dư nợ từ nhóm 3 đến nhóm

5 trên tổng dư nợ cho vay. Những khoản nợ xấu khó thu hồi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tài sản và làm giảm thu nhập của ngân hàng do không thu được gốc và lãi từ người đi vay nhưng vẫn phải trả lãi tiền gửi cho người gửi tiền. Ngân hàng có tỷ lệ

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THANHKHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI VIỆT NAM 10598393-2203-010010.htm (Trang 27)