Biến độc lập

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THANHKHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI VIỆT NAM 10598393-2203-010010.htm (Trang 37 - 44)

3.2.2.1. Quy mô ngân hàng (SIZE)

Theo Rauch & cộng sự (2009), quy mô ngân hàng là tổng tài sản ngân hàng sở hữu. Do giá trị tuyệt đối của tổng tài sản là con số rất lớn nên quy mô ngân hàng được đo lường bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản. Khi ngân hàng càng mở rộng quy mô thì khả năng thanh khoản càng tăng bởi vì có thêm nhiều cơ hội huy động những nguồn vốn khác. Tuy nhiên nếu mở rộng quy mô thêm nữa có thể làm cho chi phí tăng, sự phát triển về trình độ quản lý, nguồn nhân lực không theo kịp sự phát triển của quy mô khiến cho rủi ro của ngân hàng tăng cao, trong đó có rủi ro thanh khoản. Vì thế tác giả đặt giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết 1: Quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến khả năng thanh khoản.

3.2.2.2. Tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu (CAP)

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu được tính bằng vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản. Vốn chủ sở hữu phản ánh thực lực tài chính của ngân hàng. Tỷ lệ này thể hiện tình trạng an toàn tài chính và đủ vốn của một ngân hàng để bù đắp tổn thất bảo vệ người gửi tiền. Những ngân hàng có vốn lớn sẽ khiến khách hàng và nhà đầu tư tin tưởng,

cho lợi nhuận của ngân hàng giảm khi chi phí vốn vay cao. Vì thế tác giả đặt giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết 2: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đến thanh khoản.

3.2.2.3. Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời (ROE) được đo lường bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu bình quân, phản ảnh hiệu quả quản trị của ngân hàng trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu. Thông thường, các NHTM rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan trong việc lựa chọn giữa duy trì khả năng thanh khoản (nắm giữ các tài sản thanh

khoản) và tối ưu hóa lợi nhuận. Các khoản cho vay là tài sản có mức sinh lời cao nhất

và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thu nhập hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên rủi ro từ loại tài sản này cũng khá cao. Do đó, chỉ số thanh khoản cao thể hiện ngân hàng có ít rủi ro nhưng đồng thời cũng sinh lời ít (Hempel & Simonson, 1998). Vì thế tác giả đặt giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết 3: Khả năng sinh lời có tác động ngược chiều đến thanh khoản.

3.2.2.4. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả theo cam kết vay. Theo Thông tư số 39/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước về xác định và trích lập dự phòng rủi ro, các khoản nợ phải thu trong hạn và quá hạn của

TCTD được phân loại theo năm nhóm: nhóm 1 (dưới 6 tháng), nhóm 2 (6 tháng đến dưới 1 năm), nhóm 3 (1 năm đến dưới 2 năm), nhóm 4 (2 năm đến dưới 3 năm) và nhóm 5 (quá hạn từ 3 năm trở lên). Dự phòng cụ thể khoản phải thu được tính bằng giá trị khoản phải thu nhân cho tỷ lệ trích lập tương ứng. Cụ thể, tỷ lệ trích lập như sau: Nhóm 1 (0%), nhóm 2 (30%), nhóm 3 (50%), nhóm 4 (70%) và nhóm 5

nhiều rủi ro thường có đệm thanh khoản thấp. Vì thế tác giả đặt giả thuyết nghiên cứu

như sau:

Giả thuyết 4: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều đến thanh khoản.

3.2.2.5. Tỷ lệ nợ xấu

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, nợ của TCTD được phân loại theo năm nhóm: nhóm 1 ( nợ đủ tiêu chuẩn), nhóm 2 (nợ cần chú ý), nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3,

nhóm 4 và nhóm 5. Tỷ lệ nợ xấu được đo lường bằng tổng dư nợ từ nhóm 3 đến nhóm

5 trên tổng dư nợ cho vay. Những khoản nợ xấu khó thu hồi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tài sản và làm giảm thu nhập của ngân hàng do không thu được gốc và lãi từ người đi vay nhưng vẫn phải trả lãi tiền gửi cho người gửi tiền. Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao sẽ khiến khách hàng lo sợ và rút tiền ra khỏi ngân hàng, huy động vốn sẽ khó khăn hơn dẫn đến suy giảm khả năng thanh khoản. Vì thế tác giả đặt giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết 5: Tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều đến thanh khoản.

3.2.2.6. Tỷ lệ tiền gửi

Tỷ lệ tiền gửi được tính bằng tổng tiền gửi khách hàng chia cho tổng tài sản. Trong thời kỳ kinh tế bất ổn, ngân hàng sẽ hạn chế rủi ro hoạt động bằng cách cho vay ít đi và khách hàng sẽ có xu hướng tiết kiệm thông qua việc gửi tiền vào ngân hàng (Moussa, 2015). Như vậy, tỷ lệ tiền gửi càng cao thì thanh khoản càng cao. Vì thế tác giả đặt giả thuyết nghiên cứu như sau:

3.2.2.7. Tỷ lệ cho vay

Tỷ lệ cho vay được tính bằng tổng cho vay chia cho tổng nguồn vốn huy động.

Các ngân hàng thường tập trung nguồn vốn vào hoạt động cho vay do thu nhập chủ yếu của các ngân hàng đến từ hoạt động này. Các khoản này thường có tính thanh khoản thấp, do vậy tỷ lệ cho vay càng lớn thì tính thanh khoản của ngân hàng càng giảm. Vì thế tác giả đặt giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết 7: Tỷ lệ cho vay có tác động ngược chiều đến thanh khoản.

3.2.2.8. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch

vụ cuối cùng được sản xuất trong lãnh thổ một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Tăng trưởng GDP là tỷ lệ phần trăm thay đổi của giá trị GDP thời kỳ này so với cùng kỳ năm trước, đo lường mức độ tăng trưởng của nền kinh tế. Công thức tính tỷ lệ tăng trưởng GDP:

GDPt - GDPt-1 _

GDP

Δ = ---r,np . t 1 (%) GDPt—1

Trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng, doanh nghiệp bán được hàng và thu nhập

của khách hàng tăng nên khả năng trả nợ của khách hàng cũng tăng. Ngân hàng sẽ tăng cường cho vay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Điều này làm giảm tài sản thanh khoản ngân hàng nắm giữ. Theo Aspachs và cộng sự (2005), ngược lại trong giai đoạn kinh tế suy thoái, các cơ hội cho vay không nhiều và rủi ro tín dụng tăng nên các ngân hàng hạn chế cho vay và nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản. Vì thế tác

3.2.2.9. Tỷ lệ lạm phát

Lạm phát là sự gia tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch

vụ của nền kinh tế theo thời gian. Tỷ lệ lạm phát được đo lường thông qua phần trăm gia tăng mức giá chung của kỳ này so với kỳ trước. Nghiên cứu sử dụng chỉ số CPI để đo lường lạm phát. Công thức tính CPI và lạm phát như sau:

CPIt ∑q

0 ∙p i

∑q0.p0

Trong đó: q0: khối lượng hàng hóa i ở thời kỳ gốc P0: giá hàng hóa i ở thời kỳ gốc

p11: giá hàng hóa i ở thời kỳ nghiên cứu INF = CPIt - CPIt-1

CPi∑; (%)

Tỷ lệ lạm phát tăng làm giảm giá trị thực của tiền và tài sản. Lãi suất ngân hàng không theo kịp lạm phát của thị trường (đồng tiền hôm nay có giá trị hơn so với trong tương lai). Do đó các tổ chức tài chính, bao gồm cả ngân hàng hạn chế cấp tín dụng trong thời gian này dẫn đến số lượng tài sản thanh khoản ngân hàng nắm giữ tăng khi lạm phát tăng (Fola, 2015). Vì thế tác giả đặt giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết 9: Tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều đến thanh khoản.

3.2.2.10. Tỷ lệ thất nghiệp

Thất nghiệp là tình trạng người trong độ tuổi lao động, chưa có hoặc mất việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ giữa người lao động không có việc làm và tổng số lực lượng lao động xã hội. Tỷ lệ thất nghiệp tăng khiến nhu cầu đi vay giảm, các ngân hàng hạn chế cho vay vì khách hàng không đủ điều kiện được vay và rủi ro khách hàng không trả được nợ cao. Vì vậy, khi tỷ lệ thất nghiệp tăng, khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng. Nhưng cũng có trường hợp thất nghiệp xảy ra làm mất nguồn thu nhập chủ yếu để hoàn trả các khoản nợ vay hiện hành. Điều này gây áp lực cho ngân

hiệu dấu liệu Biến phụ thuộc

Khả năng thanh khoản

LIQ Tài s n thanh kho nả ả

T ng ti n g iổ ề ử

Báo cáo tài chính

Biến độc lập

Quy mô

ngân hàng SIZE

Logarit (Tổng tài sản) +/- Báo cáo tài chính Tỷ lệ vốn

chủ sở hữu CAP

V n ch s h uố ủ ở ữ

T ng tài s nổ ả +

Báo cáo tài chính Khả năng

sinh lời ROE

L i nhu n sau thuợ ậ ế

V n ch s h u bình quânố ủ ở ữ -

Báo cáo tài chính Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng LPR Chi phí d phòng r i ro tín d ngự ủ ụ T ng cho vayổ -

Báo cáo tài chính

Tỷ lệ nợ xấu NPL

D n nhóm 3 + nhóm 4 + nhóm 5ư ợ

T ng d n cho vayổ ư ợ -

Báo cáo tài chính

hàng về việc bù đắp những tổn thất này cho nên thanh khoản dễ bị sụt giảm. Vì thế tác giả đặt giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết 10: Tỷ lệ thất nghiệp có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến thanh khoản.

Tỷ lệ cho

vay LDR

T ng cho vayổ

T ng huy đ ngổ ộ -

Báo cáo tài chính Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế GDP GDPt - GDPt-1 GDP Δ = ---r,np . t 1 (%) GDPt-1 - kWorldBan Tỷ lệ lạm phát INF CPIt - CPIt-1 _ ,NF = CPlt-1 (%) + WorldBan k Tỷ lệ thất nghiệp UNE

T ng s ngổ ố ười th t nghi p năm tấ ệ

T ng s l c lổ ố ự ượng lao đ ng năm tộ ( /°)

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THANHKHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI VIỆT NAM 10598393-2203-010010.htm (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w