Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng. Có ba mô hình hồi quy dữ liệu bảng cơ bản là mô hình bình phương bé nhất dữ liệu gộp (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model/ FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model/ REM).
❖ Mô hình bình phương bé nhất dữ liệu gộp (Pooled OLS):
Ylt = « + βixit,l +β2xit,2 +---+βkxit,k + uit
Mô hình Pooled OLS phản ánh tác động của các biến giải thích đến biến phụ thuộc với giả định không có sự khác biệt giữa các đơn vị chéo. Nói cách khác, các đơn vị chéo là đồng nhất (homogeneous). Tuy nhiên, điều này rất hiếm xảy ra vì trong thực tế, các đơn vị chéo (trong bài nghiên cứu là các ngân hàng) không thể giống nhau hoàn toàn.
❖ Mô hình tác động cố định (FEM):
Yit = «i + βixi,it + β2x2,it +---+ βkxk,it + uIt
Mô hình FEM phản ánh tác động của các biến giải thích đến biến phụ thuộc có phân biệt giữa các đơn vị chéo. Sự xuất hiện của αi phản ánh sự không đồng nhất giữa các đơn vị chéo và không thay đổi theo thời gian.
❖ Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM):
γit = a + βixi,it + β2x2,it + ■■■ + βkxk,it + ωit
với ωit = εi + vit
Mô hình REM phản ánh tác động của các biến giải thích đến biến phụ thuộc có tính đến đặc trưng riêng của từng đơn vị chéo. Tuy nhiên, tính không đồng nhất giữa các đơn vị chéo được phản ánh qua thành phần sai số phức hợp ωit (error components). Thành phần của ωit bao gồm thành phần tác động ngẫu nhiên εi (random effect) thể hiện đặc trưng của từng đơn vị chéo và vit là hạng nhiễu không tương quan lẫn nhau giữa các biến.
Theo Frees (2004), cơ sở để lựa chọn FEM - REM thay cho Pooled OLS là vì sự không đồng nhất giữa các đơn vị chéo. Do đó, kiểm định tồn tại sự không đồng nhất giữa các đơn vị chéo (pooling test/ F-test) được tiến hành với hai giả thuyết như sau:
3.3.1. Kiểm định tự tương quan
Hiện tượng tự tương quan xảy ra khi các sai số ngẫu nhiên có tương quan với nhau. Để kiểm định hiện tượng tự tương quan, tác giả dùng kiểm định Wooldridge (Wooldridge test) theo hai giả thuyết sau:
H1: Tồn tại tác động đặc trưng giữa các đối tượng (FEM phù hợp)
Neu giá trị p-value bé hơn mức ý nghĩa α (5%) thì bác bỏ giả thuyết H0, khi đó mô hình FEM sẽ phù hợp hơn mô hình Pooled OLS. Ngược lại, nếu chấp nhận giả thuyết H0thì mô hình Pooled OLS phù hợp hơn.
Trường hợp mô hình FEM phù hợp hơn Pooled OLS, việc lựa chọn mô hình FEM hay REM sẽ dựa trên kiểm định Hausman (Hausman test). Trong khi FEM cho rằng các đơn vị chéo khác nhau ở hệ số chặn cố định thì REM cho rằng các đơn vị chéo khác nhau ở sai số nên kiểm định được tiến hành với hai giả thuyết:
H0: βFEM = βREM (REM phù hợp) Hi: βFEM ≠ βREM (FEM phù hợp)
Nếu giá trị p-value bé hơn mức ý nghĩa α (5%) thì bác bỏ giả thuyết H0, khi đó FEM sẽ phù hợp hơn REM. Ngược lại, nếu chấp nhận giả thuyết H0 thì REM phù hợp hơn FEM.