Sức ép lên tỷ giá và cơ chế điều hành tỷ giá gia tăng

Một phần của tài liệu Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2015 (Trang 25 - 29)

4. Khu vực tiền tệ và tỷ giá

4.2. Sức ép lên tỷ giá và cơ chế điều hành tỷ giá gia tăng

Kể từ năm 2012, tỷ giá hối đoái USD/VND dần đi vào ổn định, NHNN chỉ tiến hành phá giá nhẹ 2 lần với mức tăng 1% vào tháng 6/2013 và tháng 6/2014. Mức độ ổn định của tỷ giá trong giai đoạn này chủ yếu xuất phát từ vấn đề nhập siêu được giải quyết (do kinh tế suy yếu) trong khi đầu tư FDI và kiều hối vẫn gia tăng, ổn định kinh tế vĩ mô đi kèm với các biện pháp chống đô la hóa. Dự trữ ngoại hối cũng đã gia tăng nhanh chóng, đảm bảo cho những cam kết tỷ giá của NHNN.

Tuy nhiên, trong năm 2015, những rủi ro từ bên ngoài đã đẩy tỷ giá có những biến động lớn. NHNN đã điều chỉnh 1% lần thứ 1 ngày 07/01/2015 và 1% lần thứ 2 ngày 07/5/2015, hoàn thành cam kết điều chỉnh tỷ giá 2% trong năm 2015. Tuy nhiên, ngay sau khi Trung Quốc giảm giá đồng Nhân dân tệ, NHNN đã phải điều chỉnh tỷ giá nhanh chóng, mở rộng biên độ tỷ giá lên +/-2% trong ngày

hàng ngàn khách hàng vay không phải chịu lãi suất phạt quá hạn và tiếp tục được tiếp cận vay vốn bình thường ở các TCTD, qua đó giảm bớt gánh nặng và khó khăn tài chính cho doanh nghiệp để phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh. Để từng bước chấm dứt việc cơ cấu lại nợ nói trên, ngày 18/3/2014 NHNN ban hành Thông tư số 09/2014/TT-NHNN có những quy định về cơ cấu lại nợ chặt chẽ hơn để từng bước tiến đến chấm dứt hoàn toàn chính sách cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ từ ngày 01/4/2015 (Theo NHNN).

12/8, sau đó tăng tỷ giá 1% lần tăng thứ 3, sau đó nới tiếp biên độ lên +/-3% trong ngày 19/8. Theo đó, so với năm 2014, VND đã giảm giá khoảng 5% so với USD. Những động thái này của NHNN là phản ứng lại trước những cung cầu USD căng thẳng hơn do nhập siêu quay trở lại, do đồn đoán về khả năng FED tăng lãi suất, do nhu cầu vay nợ nước ngoài gia tăng, và đặc biệt là những sức ép từ việc giảm giá đồng NDT. Hệ quả là trong tháng 8, tỷ giá liên ngân hàng tăng cao, luôn kịch trần biên độ cho phép, đồng thời tỷ giá thị trường tự do gia tăng mạnh, vượt trần 22.900 VND/USD, đi kèm với hiện tượng đô la hóa quay trở lại. Chỉ đến cuối tháng 9, tỷ giá trên thị trường tự do và ở NHTM mới ổn định trở lại và dưới biên trần cho phép.

Một trong những lý do khiến NHNN chưa muốn tăng tiếp tỷ giá hay chuyển đổi cơ chế điều hành tỷ giá là việc kiềm giữ tỷ giá chính thức làm giảm áp lực trả nợ vay. Hiện nay, cơ cấu đồng tiền trong nợ nước ngoài của Việt Nam đã trở nên đa dạng, không chỉ phụ thuộc vào đồng USD. Các chủ nợ lớn của Việt Nam (con số năm 2012) bao gồm Nhật Bản (34.5% tổng nợ), WB (28.8%) hay ABD (15.5%). Phần lớn nợ nước ngoài của Việt Nam chủ yếu định giá bằng các đồng tiền mạnh như JPY, SDR, USD và EUR. Tính đến tháng 12/2010, cơ cấu nợ công nước ngoài Việt Nam là JPY (38.8%), SDR (27.1%), USD (22.2%) và EUR (9.2%). Do VND được neo theo đồng USD đang tăng giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt như EUR, JPY nên giúp giảm nhẹ gánh nặng trả nợ.

Hình 25. Diễn biến tỷ giá

Cơ chế điều hành tỷ giá hiện nay của Việt Nam đang gặp nhiều áp lực. Nghiên cứu của Tô Trung Thành (2014) cho thấy cán cân thương mại của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào những yếu tố “thực”, “cơ cấu” chứ không phải là yếu tố “danh nghĩa”. Lý do là vì cơ cấu sản xuất trong nước và xuất khẩu phụ thuộc phần lớn đầu vào nhập khẩu trong khi ngành công nghiệp phụ trợ còn thiếu vắng và chưa phát triển. Nhập khẩu Việt Nam vẫn chủ yếu là nhập khẩu tư liệu sản xuất, bao gồm: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng và nguyên nhiên vật liệu. Tỷ lệ này luôn chiếm trên 90% tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu, kéo dài liên tục trong các năm mà không có dấu hiệu thay đổi. Phần lớn các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là mặt hàng gia công, bởi thế khi xuất khẩu tăng cũng đồng nghĩa với nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu cũng tăng theo. Còn theo Bùi Trinh, Kiyoshi Kobayashi (2014) trong giai đoạn 2007 cho đến nay khi tăng 1 đơn vị sản phẩm xuất khẩu sẽ lan toả đến nhập khẩu 1.5 đơn vị nhập khẩu, và chỉ số này tăng lên rất lớn so với giai đoạn trước. Như vậy, nếu tỷ giá được phá giá mạnh hơn thì chưa chắc cán cân thương mại được cải thiện.

Tuy nhiên, nếu giữ tỷ giá ổn định một cách cứng nhắc trong giai đoạn dài thì cơ cấu sản xuất và xuất khẩu cũng không có động lực để thay đổi theo hướng tích cực. Cụ thể, chế độ tỷ giá định giá cao tiền đồng khiến việc xây dựng công nghiệp hỗ trợ khó khăn hơn do khuyến khích nhập khẩu các yếu tố đầu vào thay vì khuyến khích và hỗ trợ sản xuất trong nước, theo đó, làm trầm trọng thêm tình trạng gia công của nền kinh tế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI ít có động lực để gia tăng hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng nội địa, và cơ hội để thu hút thêm các doanh nghiệp nước ngoài có khả năng đóng góp cao hơn vào tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia sẽ ít đi.

Trong bối cảnh đồng USD trên thế giới tăng mạnh, lãi suất FED gia tăng, trong khi hàng loạt các nước chủ động không tăng lãi suất và giảm giá đồng nội tệ để khuyến khích xuất khẩu như Anh, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Thái Lan, Malaysia… thì giá trị VND (đang được neo theo USD) đang có xu hướng gia tăng mạnh so với đồng tiền các nước bạn hàng. Theo đó, sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam sang các thị trường suy giảm và ảnh hưởng xấu đến kim ngạch xuất khẩu. Một số thị trường xuất khẩu lớn như EU (chiếm đến gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam) sẽ bị ảnh hưởng mạnh nhất do giá trị đồng Euro so với USD cũng đang suy giảm ở mức kỷ lục. Trong khi đó, giá hàng hóa nhập khẩu từ các nước sẽ cạnh tranh hơn trên thị trường trong nước, các doanh nghiệp sản xuất nội địa sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh lớn hơn.

Không những thế, đồng VND tăng giá so với các đồng tiền chủ chốt tiếp tục gây thêm áp lực dồn nén đến tỷ giá, theo đó, yếu tố tâm lý và đầu cơ vẫn luôn trực chờ đe dọa sự ổn định của thị trường ngoại hối. Áp lực điều chỉnh tỷ giá càng gia tăng khi xuất khẩu và cán cân thương mại bị ảnh hưởng tiêu cực; giá vàng thế giới suy giảm do đồng USD mạnh lên khiến chênh lệch giá vàng trong nước - quốc tế gia tăng dẫn đến tình trạng thu gom USD để nhập lậu vàng tăng; dòng vốn vào có thể giảm do xu hướng các dòng vốn rời bỏ các thị trường mới nổi. Từ đó, chênh lệch tỷ giá chính thức và thị trường tự do sẽ gia tăng nhanh và khởi động cho các vấn đề đô la hóa quay lại do yếu tố tâm lý, ảnh hưởng lớn đến an ninh tài chính tiền tệ.

Ngoài ra, trong khi Việt Nam đang hội nhập kinh tế và tài chính sâu rộng hơn như tham gia AEC (Cộng đồng Kinh tế ASEAN) trong năm 2015 hay chuẩn bị ký kết TPP…, tỷ giá được giữ cố định trong bối cảnh thế giới còn rất nhiều bất ổn và rủi ro (ví dụ như việc giá trị đồng USD tăng mạnh) khiến cho tính độc lập của chính sách tiền tệ có thể suy giảm (chính sách tiền tệ ít chủ động hơn trong việc thực hiện mục tiêu của mình) và chi phí trung hòa cũng gia tăng, ảnh hưởng đến việc kiểm soát cung tiền và lạm phát.

Cần lưu ý là do sức ép gia tăng nên NHNN nếu muốn giữ tỷ giá phải sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối của mình để can thiệp, hoặc phải gia tăng chênh lệch lãi suất VND - USD. Trong bối cảnh không muốn tăng lãi suất tiền VND để tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng khi kinh tế mới chỉ tạm phục hồi và lạm phát đang giảm sâu, NHNN đã cố gắng tận dụng những biện pháp cuối cùng để gia tăng chênh lệch bằng cách giảm lãi suất huy động USD còn 0.25% sau đó là còn 0% sau khi FED tăng lãi suất vào cuối năm. Tuy nhiên, các giải pháp này không có nhiều tác dụng khi mức lãi suất giảm không đáng kể và ở mức thấp (0%) thậm chí còn làm gia tăng tâm lý găm giữ USD khi người dân kỳ vọng tiền VND sẽ phá giá sớm thay vì đổi sang VND với lãi suất cả năm chỉ khoảng 6%.

Có thể thấy, trước những sức ép rõ ràng đến tỷ giá, NHNN đã phải sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối để duy trì ổn định tỷ giá. Theo NHNN, tính đến cuối tháng 7/2015, dự trữ ngoại hối của Việt Nam là 37 tỷ USD, những cũng chỉ tương đương 3 tháng nhập khẩu. Cho đến cuối tháng 9, dự trữ ngoại hối chỉ còn 30.65 tỷ USD, tương đương chưa được 10 tuần nhập khẩu (Hình 14). Như vậy, quy mô dự trữ ngoại hối đã giảm nhanh chóng, trùng khớp với giai đoạn biến động mạnh của tỷ giá. Điều này cũng phản ánh khả năng giữ tỷ giá một cách dài hạn là rất khó

khăn, đặc biệt khi năm 2016, dự báo FED có thể tiếp tục gia tăng lãi suất, cùng những phản ứng khó lường của các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2015 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)