Quản lý bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Luận án quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh hòa bình (Trang 121 - 127)

5. Kết cấu của luận án

3.2.7. Quản lý bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường

Để thực hiện quản lý bảo tồn, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển du lịch, UBND tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện các biện pháp như:

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư PTDL, xử lý kịp thời các đơn vị có vi phạm theo quy định. Ban hành Quy chế quản lý các khu, điểm du lịch của tỉnh để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường du lịch.

- Triển khai có hiệu quả công tác quản lý đối với hoạt động dịch vụ du lịch; kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa tại các khu, điểm du lịch văn hóa, tâm linh và cộng đồng; tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho khách du lịch; bảo vệ TNDL trên địa bàn toàn tỉnh.

- Tổ chức các lớp tập huấn về công tác bảo vệ môi trường gắn với PTDL tại các huyện Cao Phong, Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc và thành phố Hòa Bình; lắp đặt các cụm pano, khẩu hiệu tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch và trên các tàu phục vụ khách du lịch; cải tạo nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ du khách tại Động Hoa Tiên (Tân Lạc), điểm du lịch cộng đồng xóm Ké (Đà Bắc).

Tuy nhiên, trên thực tế, công tác bảo tồn di sản văn hóa và HĐDL của tỉnh Hòa Bình trong thời gian qua còn có nhiều bất cập, các di sản văn hóa chưa được đầu tư đúng mức, hoặc có đầu tư nhưng lại vắng bóng du khách. Song song với việc xây dựng các công trình hoành tráng như các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, hệ thống đền, chùa, thì diện tích rừng có nguy cơ dần thu hẹp, nhiều dãy núi bị tàn phá, ô nhiễm

nguồn nước và cùng với đó là sự biến đổi hệ sinh thái tự nhiên cũng như môi trường văn hóa của cộng đồng dân cư trong các làng bản. Tỉnh cần đặt ra phương hướng bảo tồn tích cực các giá trị văn hóa để hướng tới phát triển bền vững.

Việc quản lý sức chứa của điểm đến du lịch cũng có vai trò rất quan trọng trong PTDL của một địa phương. Việc quản lý sức chứa tốt sẽ tạo điều kiện để đảm bảo “sức khỏe” cho chính điểm đến du lịch, giúp PTDL bền vững và ngược lại, nếu không quản lý tốt và có các giải pháp phù hợp sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho điểm đến du lịch. Tại Hòa Bình, về cơ bản HĐDL mới đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển nên vấn đề quá tải trong kinh doanh du lịch không phải là hiện tượng phổ biến. Có lẽ cũng một phần vì điều này mà việc xác định sức chứa cũng như đề ra các biện pháp quản lý sức chứa của các điểm đến du lịch chưa được cơ quan QLNN về du lịch của tỉnh quan tâm nhiều.

Việc xác định sức chứa của điểm đến có thể thấy trong các bản Quy hoạch điểm du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, cũng giống nhiều địa phương khác, Hòa Bình chưa đề xuất được các giải pháp dự phòng cho việc quá tải tại các điểm du lịch của địa phương. Trong khi đó, hiện tượng quá tải về lượng khách tại các điểm du lịch của Hòa Bình không phải không có. Hiện tượng này có thể bắt gặp vào thời điểm 3 tháng đầu năm âm lịch tại các điểm du lịch tâm linh của tỉnh Hòa Bình, đặc biệt là khu vực Đền Thác Bờ trên Hồ Hòa Bình. Đây là thời điểm chính vụ của loại hình du lịch tâm linh, Đền Thác Bờ vốn được coi là nơi linh thiêng nên được rất nhiều khách du lịch quan tâm đến du lịch và hành lễ. Vào thời điểm này, rất dễ thấy cảnh tượng mọi ngả đường dẫn về các bến cảng đông nghịt, từng đoàn xe du lịch nối đuôi nhau, bến cảng ken đặc thuyền ra vào, khách thập phương phải đu bám, nhích từng bước chân, nhiều người vẫn không vào được đến nơi hành lễ, phải vái vọng từ xa,… Theo đó, những hiện tượng như trộm cắp, móc túi,… cũng diễn ra phổ biến. Ban quản lý khu du lịch, ban quản lý đền cũng chỉ có thể đưa ra cảnh báo và tăng cường người để phối hợp tổ chức các hoạt động mà không có biện pháp gì thêm. Đây cũng là vấn đề mà người dân địa phương bày tỏ sự lo ngại khi du lịch phát triển (xem Phụ lục 8) và đồng thời cũng đem lại những cảm nhận không tốt cho du khách khi đi du lịch tại Hòa Bình (xem Phụ lục 9).

Mặc dù mang tính chất mùa vụ rõ rệt, các khu du lịch tâm linh chỉ đông khách vào dịp đầu năm âm lịch, dưới góc độ quản lý, các cơ quan quản lý cần phải có biện pháp tích cực để điều tiết lượng khách, đảm bảo sức tải của các điểm du lịch này, tránh những hậu quả do quá tải khách du lịch gây ra. Hơn nữa, không phải chỉ các

điểm du lịch tâm linh ở một vài thời điểm nhất định mà ở cả các điểm du lịch khác trong phạm vi tỉnh, đến một mức độ phát triển nhất định, nếu không kiểm soát tốt, hiện tượng quá tải hoàn toàn có thể xảy ra và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, văn hóa, xã hội và rất khó để khắc phục.

Hình 3.10 dưới đây mô phỏng kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh về thực trạng quản lý bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường của tỉnh Hòa Bình trong PTDL (xem Phụ lục 6 và Hình 3.10).

Hình 3.10. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh)

Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh cũng cho thấy, việc quản lý bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường chưa tốt, trùng khớp hoàn toàn với những nhận định và biểu hiện nêu trên. Các chỉ tiêu đặt ra để khảo sát đều chỉ được đánh giá ở mức trung bình, GTTB giao động trong khoảng từ 3,17 đến 3,34. Trong đó, chỉ tiêu về sức chứa điểm đến là chỉ tiêu bị đánh giá ở mức thấp nhất.

3.2.8. Việc quản lý phát triển nhân lực du lịch, ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình

Công tác đào tạo, phát triển nhân lực du lịch được tỉnh Hòa Bình ngày càng quan tâm, chú trọng. Chương trình hành động số 15-Ctr/TU ngày 22/9/2017 của tỉnh ủy Hòa Bình thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về PTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã xác định: Đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch từ tỉnh đến cơ sở; bồi dưỡng nâng cao trình độ quản trị cho các đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và tập huấn kỹ năng nghề cho lực lượng lao động trong các đơn vị, khu, điểm du lịch, khách

sạn, nhà hàng đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế; ưu tiên hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn chuyên môn cho người dân là đồng bào dân tộc thiểu số tham gia làm du lịch. Đối với các cán bộ QLNN về du lịch, tỉnh đã chủ động kết hợp nhiều hình thức đào tạo, gồm cả đào tạo tại chỗ và gửi đi tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn, các hội nghị, hội thảo chuyên ngành du lịch. Hiện tỉnh đã mở được một số lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác QLNN về du lịch và các đơn vị kinh doanh HĐDL, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. Hàng năm, Ban Chỉ đạo du lịch tỉnh tổ chức đoàn công tác để các thành viên Ban chỉ đạo đi học tập trao đổi kinh nghiệm quản lý PTDL tại một số tỉnh có du lịch đang phát triển như Quảng Bình, Quảng Nam, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Huế và Đà Nẵng,…

Trong giai đoạn 2015 – 2020, Sở VH,TT&DL Hòa Bình phối hợp với các trường chuyên nghiệp đã tổ chức được 29 lớp bồi dưỡng chuyên môn về: Hướng dẫn viên du lịch, nấu ăn, lễ tân, quản lý khách sạn, nhà hàng, các hộ kinh doanh du lịch homestay trên địa bàn một số huyện như Đà Bắc, Mai Châu, Kim Bôi, Cao Phong, Tân Lạc và thành phố Hòa Bình với trên 1.700 lượt người tham gia. Cán bộ giảng dạy là các giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng trong vùng và tại Hà Nội. Ngoài việc chủ động tổ chức các lớp tập huấn, tỉnh Hòa Bình cũng được Tổng Cục Du lịch, Dự án Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do Liên minh Châu Âu tài trợ (Dự án EU) hỗ trợ tổ chức nhiều lớp tập huấn với các nội dung về kỹ năng nghề. Hoạt động đào tạo chủ yếu được thực hiện dưới dạng đào tạo tại chỗ, ưu tiên hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho người dân là đồng bào dân tộc thiểu số tham gia làm du lịch tại một số bản du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

Công tác xã hội hóa trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực được đẩy mạnh. Một số dự án đầu tư du lịch có quy mô lớn chủ động tuyển dụng lao động có bằng cấp chuyên ngành du lịch vào làm việc. Nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch đã cử nhân sự tham gia một số lớp bồi dưỡng tập huấn quản lý cơ sở lưu trú, nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch tại điểm và người điều khiển xe ô tô, nhân viên phục vụ của các đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch theo hình thức xã hội hóa để nâng cao chất lượng phục vụ.

Theo thống kê của Sở VH,TT&DL Hòa Bình, năm 2019, toàn tỉnh có 3.600 lao động đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch; trong đó gần 300 người có trình độ đại học, trên đại học; trên 400 người có trình độ trung cấp, cao đẳng; hơn 1.000 người có trình độ sơ cấp và gần 1.500 lao động phổ thông. Đến năm 2020, lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch đã đạt 14.000 người, trong đó có hơn 4.000 lao động

trực tiếp. Có thời điểm số lượng lao động du lịch có sự biến động giảm về số lượng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng đây chỉ là sự biến động mang tính nhất thời, sẽ có khả năng khôi phục trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát và nền kinh tế đi vào giai đoạn thích ứng trong trạng thái bình thường mới. Hiện nay, số lượng thạc sỹ, cử nhân chuyên ngành du lịch công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị kinh doanh du lịch ngày càng tăng, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển.

Về đào tạo dài hạn, hiện ở Hòa Bình có một số trường cao đẳng có đào tạo về du lịch như Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hòa Bình, Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hòa Bình, Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình,…

Với những số liệu kể trên, có thể thấy rằng trong thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch cũng đã được quan tâm nhằm dần từng bước đáp ứng nhu cầu PTDL. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một thực tế là nhân lực du lịch được đào tạo bài bản sau khi học xong thường ở lại các thành phố lớn, nơi có cơ hội việc làm, mức thu nhập và các điều kiện sống tốt hơn. Đối với lao động du lịch của tỉnh có thể nói về số lượng không thiếu nhưng thiếu lao động chất lượng cao. Tại các doanh nghiệp, khách sạn, resort chỉ có một số vị trí quản lý là lao động có trình độ cao, còn lại đa số lao động qua đào tạo cấp chứng chỉ đủ để đảm bảo điều kiện hoạt động. Đặc biệt, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ như hiện nay thì yêu cầu đặt ra đối với việc phát triển nhân lực cho du lịch Hòa Bình không chỉ là đào tạo nhân lực đảm bảo có kiến thức, kỹ năng chuyên môn mà còn là nhân lực am hiểu về công nghệ thông tin để ứng dụng công nghệ cao vào kinh doanh du lịch, PTDL thông minh đáp ứng nhu cầu du khách trong thời đại mới.

Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh về thực trạng quản lý phát triển nhân lực, ứng dụng khoa học và công nghệ trong PTDL của tỉnh Hòa Bình được trình bày trong Hình 3.11 dưới đây (xem Phụ lục 6 và Hình 3.11):

Hình 3.11. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý phát triển nhân lực, ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình

Kết quả khảo sát cho thấy, việc đưa ra các giải pháp đào tạo, phát triển nhân lực du lịch của tỉnh Hòa Bình được đánh giá cao, đạt GTTB là 3.42 tương ứng với mức tốt. Điều này cũng được lý giải rất rõ ràng thông qua các nỗ lực quản lý hoạt động đào tạo phát triển nhân lực du lịch các cấp của tỉnh trong thời gian vừa qua. Tuy vậy, hiệu quả đạt được chưa thực sự cao như mong đợi. Số lượng và chất lượng nhân lực du lịch trong thời gian qua có tăng lên nhưng chưa đạt mức mong đợi nhằm góp phần PTDL của tỉnh (GTTB đạt mức 3.39). Điều này đòi hỏi tỉnh cần nỗ lực hơn nữa bằng nhiều biện pháp khác nhau, tiếp tục thực hiện đào tạo phát triển nhân lực du lịch phục vụ quá trình PTDL của tỉnh. Để nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo và phát triển nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh trong thời gian tiếp theo, tỉnh cần xem xét tiếp tục triển khai các chương trình đào tạo dưới nhiều hình thức phù hợp với các đối tượng. Riêng với đối tượng dân cư, tỉnh cần xem xét lựa chọn đối tượng tham gia giảng dạy, chia sẻ vai trò PTDL cũng như cách thức làm du lịch. Thay vì mời các giảng viên về giảng dạy cho đối tượng này, tỉnh có thể mời chính những người dân trong và ngoài tỉnh đã làm du lịch thành công về chia sẻ cách thức thực hiện.

Về vấn đề ứng dụng khoa học và công nghệ trong PTDL, tỉnh Hòa Bình có định hướng ứng dụng khoa học và công nghệ trong PTDL, tuy nhiên định hướng chưa thực sự rõ ràng và hiệu quả đạt được chưa cao (GTTB của cả 2 chỉ tiêu đều chỉ đạt mức khá là 3,36 và 3,31 theo khảo sát các cán bộ quản lý – xem Phụ lục 6). Kết quả khảo sát đối tượng là đại diện các doanh nghiệp du lịch cũng cho thấy việc ứng dụng công nghệ trong PTDL và QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình chưa đạt hiệu quả với mức đánh giá chỉ đạt 3.19 (xem Phụ lục 7).

Trong các văn bản quản lý về PTDL, tỉnh cũng đề cao vai trò quan trọng của ứng dụng khoa học và công nghệ, điều này cũng phù hợp với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thực tế, tỉnh cũng đã bước đầu có sự chuẩn bị cho việc triển khai ứng dụng du lịch thông minh. Cụ thể, theo quan điểm của tỉnh, hệ thống du lịch thông minh là một thành phần trong giải pháp đô thị thông minh, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để hình thành hệ sinh thái du lịch và tạo lợi ích tương hỗ giữa 3 đối tượng là du khách, chính quyền, doanh nghiệp; xây dựng ngành du lịch chất lượng cao, đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững. Hệ thống du lịch thông minh gồm 04 phần: Hệ thống Cổng thông tin du lịch Hòa Bình; ứng dụng mobile du lịch thông minh; hạ tầng tích hợp dữ liệu – hệ thống báo cáo ngành du lịch; lắp đặt 08 hệ thống wifi công cộng tại 3 khu vực du lịch trọng điểm trong tỉnh (khu du lịch quốc gia lòng hồ Hòa Bình, điểm du lịch quốc gia Mai Châu, khu du lịch Chùa Tiên,

Lạc Thủy). Theo kỳ vọng của tỉnh, thông qua hệ thống du lịch thông minh, các du khách khi đến Hòa Bình có thể tìm hiểu về những nét đẹp độc đáo, đặc trưng về cảnh sắc cũng như con người Hòa Bình. Đây là cầu nối giúp các doanh nghiệp du lịch tăng

Một phần của tài liệu Luận án quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh hòa bình (Trang 121 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)