Việc tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và

Một phần của tài liệu Luận án quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh hòa bình (Trang 127 - 129)

5. Kết cấu của luận án

3.2.9. Việc tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và

vi phạm trong phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình

Công tác tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong PTDL của tỉnh Hòa Bình trong thời gian qua không được đánh giá cao. Kết quả khảo sát được trình bày trong Hình 3.12 dưới đây:

Hình 3.12. Kết quả khảo sát thực trạng việc tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình

Theo kết quả khảo sát, các chỉ tiêu điều tra đều chỉ đạt mức trung bình, GTTB đạt 3,20. Sở dĩ các chỉ tiêu đều bị đánh giá thấp là do thực tế còn nhiều sai phạm trong công tác PTDL của tỉnh nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết một cách hiệu quả. Các vấn đề vi phạm trong PTDL của tỉnh Hòa Bình phần lớn liên quan đến các dự án chậm tiến độ. Vấn đề này gây ảnh hưởng xáo trộn đến đời sống người dân trong khu vực, nhất là các khu vực còn chưa xử lý xong vấn đề di dân, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH của tỉnh. Ngoài ra, một số dự án hoạt động trái phép, thậm chí vi phạm các quy định về an ninh quốc phòng, có thể để lại hậu quả nghiêm trọng.

Một số dự án liên quan đến PTDL chậm tiến độ tại Hòa Bình như:

- Khách sạn Ánh Dương (phường Tân Thịnh) Hoà Bình tiêu chuẩn 4 sao với 84 phòng với tiện ích sân golf, bể hơi, nhà hàng, dịch vụ,... cam kết đến tháng 12/2019 nhưng đến nay vẫn là bãi đất hoang.

- Khu du lịch sinh thái đa năng Hồ Dè - Núi Đúng thuộc phường Hữu Nghị và hạng mục sân golf, sân tenis, sân tập bóng đá - Khu liên hợp thể thao Tây Bắc được cấp phép đầu tư từ năm 2012 tại phường Thịnh Lang nhưng đến nay cũng vẫn chưa được triển khai.

Bên cạnh đó, hàng loạt các dự án sử dụng đất có nguồn gốc đất từ nông, lâm trường đã vi phạm, chậm tiến độ. Cụ thể:

- Dự án khu du lịch sinh thái Hồ Ngọc tại thành phố Hòa Bình của Công ty Cổ phần Đại Phú Phát, dự án đã giải phóng mặt bằng 16,82ha (16%) nhưng chưa lập quy hoạch chi tiết dự án, chưa đầu tư xây dựng,… Dự án chậm tiến độ 6 năm 5 tháng.

- Đồ án quy hoạch phân khu tại thành phố Hòa Bình chậm triển khai, không phù hợp với quy định của Chính phủ. Sở Xây dựng Hòa Bình không kiểm tra việc lập quy hoạch chi tiết, việc đầu tư xây dựng hạ tầng khi chưa có quy hoạch chi tiết tại dự án từ năm 2007 đến nay.

- Dự án Tổ hợp thể thao - văn hóa vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái kết hợp nuôi trồng thủy sản Đồng Tâm tại huyện Lạc Thủy của Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Tâm có nhiều diện tích đất thuộc dự án của công ty có quy hoạch là đất rừng phòng hộ. Hiện dự án đang lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500, chưa đầu tư xây dựng trên đất, chậm tiến độ 7 năm.

- Dự án khu nghỉ ngơi vui chơi giải trí thung lũng Nữ Hoàng tại huyện Lương Sơn đã giải phóng mặt bằng và nhận bàn giao mốc giới ngoài thực địa 67,8 ha, còn khoảng 30 ha trên 90 thửa của 65 hộ dân nằm xen kẽ chưa giải phóng mặt bằng nên

gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai thi công xây dựng. Chủ đầu tư đã xây dựng một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật, hiện đang tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết. Dự án chậm tiến độ 2 năm 5 tháng.

- Điểm du lịch sinh thái của hợp tác xã Hương Việt tại khu vực hồ Lao Ca, Xóm Bậy, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) ngang nhiên xây dựng và hoạt động trái phép khi không có bất cứ giấy tờ gì về thủ tục đất đai, các văn bản pháp lý về thủ tục cấp phép đầu tư. Trong khi đó, Hồ Lao Ca thuộc khu vực rừng đầu nguồn, cung cấp nước tưới tiêu cho toàn bộ khu vực thuộc thị trấn Mãn Đức. Đến nay cơ sở này vẫn ngang nhiên hoạt động, thậm chí mở rộng các hoạt động hơn gây nhiều bức xúc cho người dân. - Khu du lịch sinh thái tâm linh Lạc Thủy do Công ty TNHH MTV Pacific - Hòa Bình làm chủ đầu tư, đơn vị tư vấn lập quy hoạch là Viện Quy hoạch và Kiến trúc đô thị, cơ quan thẩm định là Sở Xây dựng có mật độ xây dựng, tầng cao công trình trong các ô đất theo đồ án quy hoạch không phù hợp với nội dung quyết định phê duyệt của UBND tỉnh Hòa Bình. Mặt khác, dự án khu du lịch tâm linh Lạc Thuỷ - Hòa Bình chưa đủ điều kiện để Chính phủ xem xét. Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ Xây dựng cũng chỉ ra, năm 2016 UBND tỉnh Hòa Bình ban hành Quyết định chủ trương đầu tư số 73 và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án khu du lịch sinh thái tâm linh Lạc Thủy có nội dung “kinh doanh bất động sản” đối với đất có mục đích bảo vệ an ninh quốc phòng.

Thanh tra Bộ Xây dựng khẳng định, việc ban hành Quyết định chủ trương đầu tư số 73 và Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư năm 2016 của UBND tỉnh Hòa Bình là vi phạm khoản 4, điều 4, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014. Trách nhiệm thuộc cơ quan tham mưu là Sở Kế hoạch và Đầu tư và UBND tỉnh Hòa Bình. Do đó, Thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu UBND tỉnh điều chỉnh Quyết định chủ trương đầu tư và Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư đảm bảo đúng quy định về quốc phòng, an ninh.

Về hướng xử lý các sai phạm, Thanh tra Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Hoà Bình chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm và xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền để xảy ra các sai sót, vi phạm và chỉ đạo khắc phục hậu quả.

Một phần của tài liệu Luận án quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh hòa bình (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)