Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Luận án quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh hòa bình (Trang 129)

5. Kết cấu của luận án

3.3. Đánh giá chung

3.3.1. Những hành công và nguyên nhân

3.3.1.1. Những thành công

Trong thời gian qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực và đã đạt được một số thành công như:

Việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách PTDL của quốc gia được triển khai với phương pháp phù hợp, nhanh chóng và kịp thời.

Tỉnh quan tâm xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các VBPL về du lịch phù hợp với đặc thù của tỉnh trên cơ sở hệ thống VBPL của các bộ, ban, ngành cấp trên; các VBPL có giá trị áp dụng ổn định, lâu dài và gắn kết được với các chính sách phát triển KT-XH của tỉnh.

Tỉnh đã xác định được thị trường khách mục tiêu hợp lý, qua đó có biện pháp để thu hút hiệu quả.

Quản lý công nhận khu, điểm du lịch và cấp phép HĐDL được thực hiện tốt. Công tác quản lý bảo tồn, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường được quan tâm, thể hiện ở các chính sách rất rõ ràng, đầy đủ, khá phù hợp với điều kiện của tỉnh.

Công tác quản lý phát triển nhân lực của tỉnh được thực hiện một cách hiệu quả, từng bước tạo ra đội ngũ lao động có chất lượng, đáp ứng nhu cầu PTDL của tỉnh. Chất lượng nhân lực du lịch của tỉnh ngày càng được nâng cao, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu PTDL.

3.3.1.2. Nguyên nhân

Sở dĩ tỉnh Hòa Bình đạt được những thành công trong QLNN đối với PTDL như trên là do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau:

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, hệ thống VBPL về du lịch nói chung ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLNN đối với PTDL của tỉnh.

Thứ hai, tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng với các sở, ban, ngành có liên quan đã có những nỗ lực, sự chủ động, tích cực ở mức độ nhất định trong tổ chức QLNN đối với PTDL của tỉnh, nhờ đó mà du lịch của tỉnh đã đạt được một số thành tựu đáng kể, đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển KT-XH nói chung của tỉnh.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, vấn đề PTDL trong thời gian gần đây đã được Đảng, Nhà nước quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển. Tỉnh Hòa Bình cũng đã nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cũng như nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong PTDL. Đây chính là những yếu tố căn bản, giúp định hướng, mở đường cho tỉnh để triển khai thực hiện PTDL ở địa phương.

Thứ hai, Hòa Bình có vị trí địa lý thuận lợi, đa dạng về địa hình, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn đặc sắc,… là lợi thế lớn cho tỉnh để có thể phát triển

kinh tế dựa vào PTDL. Nhờ đó, trong QLNN đối với PTDL của tỉnh, CQĐP cũng gặp thuận lợi trong việc xác định lợi thế và có định hướng PTDL đúng đắn.

Thứ ba, xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất của người dân cũng ngày càng được nâng cao, nhu cầu đi du lịch cũng nhờ đó mà phát triển hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh, khó có thể tổ chức những chuyến du lịch dài ngày, người dân ở các khu đô thị lớn, thành phố lớn thường tìm đến những điểm du lịch ở khoảng cách gần, dễ đi lại. Xác định được ưu thế này, CQĐP tỉnh Hòa Bình cũng có được phương hướng PTDL phù hợp.

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh những thành công đã đạt được, QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:

Việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách PTDL quốc gia của tỉnh chưa thực sự hiệu quả do chưa hoàn thành một số chỉ tiêu theo kế hoạch đặt ra và còn vướng phải một số sai phạm trong triển khai thực hiện.

Hệ thống VBPL về du lịch của tỉnh chưa thực sự hoàn chỉnh, còn thiếu hệ thống VBPL liên quan đến các vấn đề như quản lý loại hình cơ sở lưu trú homestay, farmstay; các quy định về quản lý khai thác hang động trong kinh doanh du lịch; quy tắc ứng xử trong HĐDL: quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành có liên quan trong công tác hỗ trợ khách du lịch; các quy định liên quan đến khai thác và đảm bảo an toàn cho du khách khi tham gia vào các hoạt động du lịch mạo hiểm cũng như các quy định đảm bảo vệ sinh, an toàn cho du khách và cộng đồng địa phương trong bối cảnh dịch Covid-19.

Mặc dù bộ máy QLNN về du lịch của tỉnh đã có những thay đổi về cơ cấu theo hướng tích cực, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý dần được chuẩn hóa về chuyên môn so với trước đây nhưng để đáp ứng nhu cầu PTDL của tỉnh ở mức cao hơn thì vẫn cần có sự hoàn thiện hơn nữa về tổ chức bộ máy, đồng thời cần bổ sung thêm lực lượng cán bộ có kinh nghiệm chuyên môn để đảm bảo định hướng PTDL của tỉnh. Công tác phối hợp giữa các ngành trong quản lý PTDL trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm nhưng vẫn còn nhiều điểm bất cập khiến nhiều quyết định quản lý chậm triển khai hay không phù hợp với thực tiễn. Nhiều chính sách và quyết định QLNN khi ban hành được triển khai từ tỉnh xuống các địa phương và doanh nghiệp còn chậm.

Công tác quản lý thu hút đầu tư PTDL của tỉnh chưa hiệu quả, cụ thể là chính sách thu hút đầu tư PTDL chưa đảm bảo tính hấp dẫn, công khai, minh bạch; một số dự án đầu tư có chất lượng và hiệu quả chưa tốt.

Hoạt động quảng bá, xúc tiến PTDL còn chưa được quan tâm đúng mức; các kênh quảng bá, xúc tiến còn hạn chế; nội dung thông tin trên các kênh truyền thông còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.

Chưa có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề xác định sức chứa và các giải pháp nhằm quản lý sức chứa của điểm đến, giải pháp về bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý PTDL của tỉnh dù có được quan tâm đầu tư nhưng hiệu quả chưa cao.

Trên địa bàn tỉnh còn để xảy ra nhiều hiện tượng vi phạm trong PTDL như các dự án chậm tiến độ, dừng tiến độ, xây dựng và hoạt động trái phép.

3.3.2.2. Nguyên nhân

Những hạn chế nêu trên hình thành do những nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau:

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, cũng giống như nhiều địa phương trong phạm vi cả nước, sự phát triển quá nóng trong lĩnh vực du lịch đã đặt tỉnh Hòa Bình vào tình trạng “buộc phải phát triển” trong khi nhiều điều kiện còn thiếu. Do vậy, dù đã có nhiều nỗ lực trong QLNN đối với PTDL của tỉnh nhưng nhiều nội dung chưa đạt được mục tiêu mong muốn.

Thứ hai, do du lịch Hòa Bình mới bước vào thời kỳ phát triển nên đội ngũ cán bộ quản lý trong các cơ quan QLNN về du lịch còn khá mỏng về lực lượng, non trẻ và thiếu kinh nghiệm quản lý dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao.

Thứ ba, mức độ đáp ứng PTDL của hệ thống cơ sở hạ tầng, CSVCKT của tỉnh chưa cao nên gây ra những khó khăn nhất định trong QLNN đối với PTDL của tỉnh do phải dàn trải nguồn lực.

Thứ tư, ý thức, nhận thức của một bộ phận cá nhân, tổ chức còn kém dẫn đến những sai phạm trong quá trình thực hiện PTDL.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 đã và đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển KT-XH và PTDL của tỉnh, dẫn đến sự đình trệ trong nhiều hoạt động kinh tế và quản lý, do vậy, ảnh hưởng đến QLNN đối với PTDL của tỉnh.

Thứ hai, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra sự thay đổi lớn trong ngành sản xuất và dịch vụ toàn cầu; du lịch là một ngành dịch vụ nằm trong tầm ảnh hưởng của làn sóng này. Cách thức du khách tham khảo, lựa chọn, đặt mua, trải nghiệm chuyến đi có nhiều thay đổi và ngày càng theo định hướng giao tiếp điện tử. Điều này

đòi hỏi các doanh nghiệp, cơ quan QLNN về du lịch cũng phải thay đổi theo. Tuy nhiên, với một tỉnh mới đang triên đà phát triển, còn nhiều hạn chế về nhân lực, vật lực như Hòa Bình thì đây là một khó khăn tương đối lớn, cần tích cực cải tiến để phát triển.

Tiểu kết chương 3

Với mục tiêu tìm hiểu thực trạng QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình, trong nội dung chương 3, luận án đã giải quyết được các vấn đề sau:

Một là, khái quát về tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình thông qua các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH, TNDL của tỉnh Hòa Bình.

Hai là, khái quát một số kết quả đạt được của du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015 – 2020 qua kết quả thu hút khách du lịch, sự đóng góp của du lịch đối với phát triển KT-XH của tỉnh, hệ thống cơ sở dịch vụ du lịch, các sản phẩm du lịch và vấn đề liên kết trong PTDL.

Ba là, phân tích được thực trạng QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình dựa trên các dữ liệu thứ cấp thu thập được kết hợp với các dữ liệu khảo sát các đối tượng có liên quan về các nội dung QLNN và chỉ tiêu đánh giá đã xác định ở chương 2. Từ đó, luận án chỉ ra được những thành công, hạn chế trong QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình và nguyên nhân gây ra, làm cơ sở để đề xuất các giải pháp và kiến nghị được nêu trong chương 4 của luận án.

CHƯƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH HÒA BÌNH 4.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch và những vấn đề đặt ra cho quản lý nhà nước của tỉnh Hòa Bình đối với phát triển du lịch

4.1.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình

4.1.1.1. Quan điểm

Để cụ thể hóa nội dung quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ và Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 22/9/2017 của Ban Thường vụ tỉnh ủy Hòa Bình; xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Chính phủ và của tỉnh ủy về PTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, quan điểm về PTDL tỉnh Hòa Bình được nêu rõ Đề án PTDL tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của UBND tỉnh Hòa Bình (ban hành kèm Quyết định số 1795/QĐ-UBND ngày 20/8/2021 của UBND tỉnh Hòa Bình) gồm:

Một là, phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động các nguồn lực tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất để khai thác tiềm năng, lợi thế PTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đảm bảo PTDL đồng bộ, chuyên nghiệp, hiện đại vận hành theo cơ chế thị trường; là động lực góp phần thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực khác, tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.

Hai là, phát triển du lịch theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng và giá trị cao; đẩy mạnh kết nối các ngành, lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cộng đồng hình thành chuỗi giá trị du lịch; đảm bảo chia sẻ lợi ích cộng đồng, doanh nghiệp và du khách được hưởng lợi từ HĐDL.

Ba là, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để PTDL đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường; ứng dụng công nghệ, nhất là công nghệ thông tin trong PTDL thông minh; xây dựng môi trường du lịch an toàn, lành mạnh, văn minh.

4.1.1.2. Mục tiêu

Trên cơ sở quan điểm chung về phát triển du lịch, UBND tỉnh Hòa Bình cũng chỉ rõ mục tiêu PTDL trong Đề án PTDL tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030, bao gồm:

Mục tiêu chung

Trong giai đoạn tới, phát huy tối đa lợi thế để PTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn của khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Chú trọng công tác quy hoạch PTDL; ưu tiên đầu tư hạ tầng du lịch trong Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, khu du lịch Mai Châu và những địa phương có nhiều tiềm năng du lịch như Lạc Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy. PTDL theo hướng bền vững, gắn chặt với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội. Đa dạng các sản phẩm du lịch gắn với phát huy văn hóa, tiềm năng, lợi thế của địa phương và xây dựng nông thôn mới. Phát triển dòng sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng – chữa bệnh - chăm sóc sức khỏe; tập trung PTDL văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch thể thao, du lịch cộng đồng, du lịch hội thảo, kinh tế ban đêm,... Chú trọng khai thác thị trường vùng thủ đô Hà Nội song song với mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

Mục tiêu cụ thể

Giai đoạn 2021-2025: Thu hút đầu tư đạt trên 20 nghìn tỷ đồng; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, CSVCKT du lịch, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao; cơ sở lưu trú đạt trên 6 nghìn phòng. Đến năm 2025, đạt 4,9 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 1 triệu lượt; tổng thu từ HĐDL đạt khoảng 5,4 nghìn tỷ đồng; tạo việc làm cho khoảng 26 nghìn lao động, trong đó gần 9 nghìn lao động trực tiếp có chuyên môn nghiệp vụ về du lịch; tiếp tục duy trì mức tăng trưởng của ngành du lịch, phấn đấu xây dựng khu du lịch hồ Hòa Bình cơ bản đạt các điều kiện của khu du lịch quốc gia vào năm 2025.

Giai đoạn 2026-2030: Thu hút đầu tư đạt trên 30 nghìn tỷ đồng; phát triển nâng cao chất lượng các sản phẩm và thương hiệu du lịch tỉnh Hòa Bình; phát triển nhiều sản phẩm đặc trưng, hấp dẫn, chất lượng cao; cơ sở lưu trú đạt trên 10 nghìn phòng; đạt 7,3 triệu lượt khách, trong đó, khách quốc tế là 2 triệu lượt; tổng thu từ HĐDL đạt khoảng 11 nghìn tỷ đồng; tạo việc làm cho khoảng 47 nghìn lao động, trong đó gần 17.000 lao động trực tiếp có chuyên môn nghiệp vụ về du lịch; khu du lịch hồ Hòa Bình trở thành khu du lịch quốc gia; du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

4.1.2. Những vấn đề đặt ra cho quản lý nhà nước của tỉnh Hòa Bình đối với phát triển du lịch

4.1.2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch Những thuận lợi

Xét ở cấp độ quốc gia, trong những năm gần đây, du lịch rất được Đảng và Nhà nước quan tâm ủng hộ và tạo điều kiện phát triển. Không chỉ có vậy, du lịch còn được định hướng phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác và đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế đất nước nói chung. Đi kèm với đó, Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, quy định, kế hoạch, chiến lược PTDL nhằm giúp cho du lịch Việt Nam có điều kiện phát triển thuận lợi. Đó chính là điểm thuận lợi đầu tiên và là điều kiện quan trọng để

Một phần của tài liệu Luận án quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh hòa bình (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)