Tổng quan về phát triển dịch vụ khách sạn, resort, nhà hàng phục vụ du

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của khách sạn hải yến, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 35)

du lịch trên thế giới

- Du lịch thế giới đang có điều kiện phát triển mạnh mẽ: thế giới có nhiều biến đổi với những bước nhảy vọt về khoa học công nghệ, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh hơn ở các nước đang phát triển, xu thế hợp tác toàn cầu là tất yếu, nền kinh tế thế giới tiếp tục phát triển, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao…Trong bối cảnh đó, nhu cầu đi du lịch của người dân là nhu cầu khách quan và tăng trưởng nhanh. Theo số liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới, năm 2012 trên thế giới có trên 1 tỷ người đi du lịch, ngành du lịch chiếm 9% (cả trực tiếp lẫn gián tiếp) đối với GDP toàn cầu, đóng góp 1/12 toàn bộ lao động của thế giới. Do lợi ích nhiều mặt mà du lịch mang lại nên nhiều nước đã tận dụng tiềm năng và lợi thế của

mình để phát triển du lịch, tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo việc làm, thúc đẩy sản xuất trong nước, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội.

- Năm 2011-2012 tình hình du lịch thế giới mặc dù có những lúc đang trầm lắng nhưng cũng đã có bước lạc quan hơn. Ngành du lịch thế giới bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc và là ngành có tốc độ phục hồi nhanh nhất so với các ngành kinh tế khác. Bởi vì tham quan, thưởng thức phong cảnh, nghỉ ngơi thư giãn, tĩnh dưỡng… Hiện là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống con người, cho dù thu nhập cá nhân có bị giảm sút. Năm 2012, khách du lịch quốc tế toàn cầu đạt trên 1 tỷ lượt, với tốc độ tăng trưởng 3% - 4%. Năm 2011, nguồn thu từ du lịch quốc tế, bao gồm cả vận chuyển hành khách quốc tế, xuất khẩu từ du lịch đạt 1,03 nghìn tỷ USD, bằng gần 6% xuất khẩu của thế giới của hàng hóa và dịch vụ.

Tổng thư ký Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO, Taleb Rifai, trong bài phát biểu khai mạc diễn đàn Diễn đàn Du lịch toàn cầu ở Macao cho biết “Trong bối cảnh bất ổn của kinh tế thế giới như hiện nay, du lịch là một trong số ít ngành đang phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy tiến bộ kinh tế ở các nước đang phát triển, và quan trọng hơn cả là thúc đẩy sự tăng trưởng về việc làm cho người lao động”. Trong thời gian qua, ngành du lịch các nước đã tích cực đẩy mạnh chiến dịch giới thiệu và đưa ra nhiều gói du lịch rất hấp dẫn và cạnh tranh. Nhưng nhìn chung, tình hình du lịch thế giới hiện nay đang trong giai đoạn hồi phục dần nhưng chưa thể trở lại sống động như nhiều năm trước đây. Theo như công bố mới đây của Tổ chức du lịch thế giới, ngành du lịch thế giới đã có sự phục hồi khá hơn trong năm 2010, 2011 và 2012 nhưng chỉ ở hầu hết các nước có nền kinh tế mới nổi, tốc độ phục hồi ở các nước phát triển chậm hơn.

Ngày 17/09/2011, khi tham dự Hội chợ du lịch Thiên Tân ở Trung Quốc, Tổng thư ký Tổ chức Du lịch thế giới, Ngài Taleb Farid đã phát biểu rằng: “mười năm đầu của Thế kỷ 21 là 10 năm phát triển của ngành du lịch,

10 năm tới ngành du lịch sẽ trở thành động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng và chỉ đứng sau các ngành dầu khí, sản phẩm hóa chất, công nghiệp ôtô. Trong tình hình kinh tế phục hồi còn nhiều yếu tố chưa xác định, nhiều nước đã lấy ngành du lịch làm khâu đột phá để tăng trưởng kinh tế”. Những hoạt động này đang ngày càng phát triển. Vì vậy, ngành du lịch 10 năm tới có tương lai phát triển rất sáng sủa. Ngài Taleb Farid còn cho biết thêm, điều đáng mừng nữa trong ngành du lịch là không có “rào cản” như hoạt động thương mại. Trái lại, nhiều nước đang đẩy mạnh hợp tác du lịch, tạo ra những “tour du lịch trọn gói xuyên quốc gia”, mở ra cơ hội cho ngành du lịch toàn cầu phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, các nước có rất nhiều sáng kiến để giới thiệu, tuyên truyền và cho ra đời các sản phẩm du lịch thích hợp với tất cả các loại du khách, bất kể họ giàu hay nghèo, chi tiêu nhiều hay ít.

Mặc dù thế giới đang có nhiều biến đổi bất ổn như: suy thoái về môi trường sinh thái, hiện tượng hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất thay đổi gây bất lợi cho con người, nguồn nước sạch bị ô nhiễm, tệ nạn chặt phá rừng, sự mất cân bằng về đa dạng sinh học và dân số tăng, tình trạng chạy đua vũ trang, khai thác tài nguyên bừa bãi… Nhưng xu thế phát triển của du lịch thế giới vẫn có những tiềm năng sáng sủa và nhiều hy vọng. Đưa ra những cam kết giúp bảo vệ môi trường mà còn là một cơ hội kinh tế, giúp tạo ra công việc cho hàng triệu người trong ngành du lịch và các ngành khác.

Có thể thấy ngày nay du khách thường có ưu tiên hướng đến sự “biệt lập”, “riêng tư”, hay các chương trình du lịch “sang trọng” nhưng vẫn không mất đi vẻ “bụi bặm” vốn có. Tiện nghi cao cấp trong khung cảnh dân dã với thiên nhiên kỳ thú, đảm bảo một kỳ nghỉ vừa sang vừa “bụi”, đang là kiểu du lịch một, là xu hướng của thị trường khách du lịch trên thế giới. Trái ngược với quan điểm phân biệt rạch ròi phân khúc thị trường “sang trọng” đi máy bay hạng nhất, ăn trong khách sạn 4 sao trở lên, nghỉ ở phòng bài trí kiểu cổ hay thị trường khách bình dân khoác ba lô lên vai và đi theo các chương trình

du lịch “bụi”… Khách du lịch ngày nay có xu hướng sử dụng các dịch vụ sang trọng, cao cấp trong lúc vẫn hòa mình với thiên nhiên và nghỉ ngơi trong tiện nghi hiện đại nhất. “Thưởng ngoạn các giá trị của tự nhiên, tìm hiểu văn hóa và lối sống bản địa trong các công trình sang trọng, tiện nghi có lối kiến trúc hòa mình với tự nhiên, nhấn vào sự trong trẻo và các không gian mở, xoá nhoà ranh giới giữa bên trong và bên ngoài” đang là một xu hướng kinh doanh mới của các công ty du lịch lữ hành nổi tiếng trên thế giới.

Thiên nhiên là một người bạn đặc biệt là nơi con người tìm thấy sự thư thái, thanh tĩnh trong tâm hồn sau những áp lực thường ngày của cuộc sống. Có lẽ vì thế mà các khu nghỉ dưỡng đang ngày càng có xu hướng gần với thiên nhiên hơn để chiều lòng người hơn.

(Nguồn: Hà Thái-http://itdr.org.vn)

2.3.3 Tổng quan về phát triển dịch vụ khách sạn, resort, nhà hàng phục vụ du lịch ở Việt Nam lịch ở Việt Nam

Việt Nam đang là thị trường tiềm năng cho ngành kinh doanh khách sạn và resort. Không phải ngẫu nhiên mà lĩnh vực lại được nhiều người săn đón đến vậy. Được mệnh danh là “Rừng vàng biển bạc”, Việt Nam có nhiều tài nguyên để phát triển kinh doanh khách sạn, resort. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn. Hàng loạt khách sạn, các khu nghỉ dưỡng ra đời khiến cho thị trường này trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Từ khách sạn mini cho đến khách sạn cao cấp 5 sao đều cố gắng tối ưu dịch vụ nhằm mang đến cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời nhất. Với những lợi thế trời phú về tài nguyên thiên nhiên, trong tương lai, chắc chắn loại hình kinh doanh này còn phát triển mạnh mẽ hơn thế. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho những nhà đầu tư trong lĩnh vực lưu trú này. Với sự đa dạng về văn hóa và tài nguyên thiên nhiên, mỗi năm, Việt Nam chào đón hơn chục triệu lượt du khách đến tham quan và nghỉ dưỡng. Dạo quanh những địa điểm du lịch điểm nổi tiếng như Hải Phòng, Đà Nẵng, Hội An, Nha

Trang các khách sạn, resort mọc lên như nấm. Văn hóa và tôn giáo cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của dịch vụ lưu trú. Vậy nên, du lịch địa phương đang trở thành một xu hướng và cần phải khai thác triệt để. Tuy nhiên, khi xây dựng khách sạn phải đầu tư cần tìm hiểu thật kỹ những nét đặc trưng vùng miền, văn hóa, lối sống của người dân bản địa,…Điều đó sẽ giúp ích rất nhiều để bạn xây dựng ý tưởng, chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Những chính sách của nhà nước cũng là một điều kiện thuận lợi giúp cho kinh doanh khách sạn phát triển vượt bậc. Các chính sách mở cửa cũng như sự đầu tư từ chính phủ là bàn đạp để du lịch khách sạn Việt Nam vươn tầm châu lục. Thu nhập ngày càng tăng khiến nhu cầu du lịch ngày càng tăng cao. Đây là cơ hội rất lớn khiến các ông chủ chi mạnh tay hơn vào lĩnh vực này.

(Nguồn: Kiến thức lĩnh vực- asiky.com)

2.3.4 Giới thiệu chung sự phát triển dịch vụ khách sạn và du lịch của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong những năm qua, hoạt động du lịch tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều kết quả tích cực. Trong giai đoạn 5 năm trở lại đây, lượng khách du lịch đến Thái Nguyên không ngừng tăng, trong đó tăng trưởng về khách du lịch quốc tế đạt 6%/năm, khách du lịch nội địa tăng 15%/năm. Năm 2019 khách du lịch đến Thái Nguyên đạt 2,9 triệu lượt, trong đó có 2.824.700 lượt khách trong nước (chiếm 97,4%) và 75.300 lượt khách quốc tế (chiếm 2,6%). Thu nhập từ dịch vụ du lịch từng bước được nâng cao, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2013 - 2019 đạt 13,9%/năm. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các chỉ tiêu phát triển du lịch giảm sâu so với năm 2019, cụ thể: khách do cơ sở lưu trú phục vụ đạt 558.000 lượt (bằng 56% so với 2019); khách tham quan tại các khu, điểm du lịch đạt 572.000 (bằng 33% so với năm 2019); khách quốc tế đạt 23.000 lượt (bằng 30% so với 2019)…Từ năm 2015 - 2020, tổng số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh tăng cả về số lượng và chất lượng với tốc độ tăng

trưởng bình quân các năm đạt 10%. Tính đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 450 cơ sở lưu trú du lịch với khoảng 6.213 phòng, trong đó có 50 khách sạn và 400 cơ sở đạt tiêu chuẩn kinh doanh nhà nghỉ, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê. Từ năm 2017 đến nay, tỉnh đã xúc tiến nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch với nhiều nhà đầu tư khác nhau. Nhiều dự án đang được khảo sát lập quy hoạch đầu tư, như: Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Trường An nghiên cứu đầu tư sân golf, với diện tích 134 ha, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC khảo sát lập quy hoạch đầu tư khu đô thị mới phía Đông thành phố Thái Nguyên, dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và đô thị phía Tây thành phố Thái Nguyên, Tập đoàn T&T Group khảo sát quy hoạch Dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí Đông Tam Đảo…

Tỉnh Thái Nguyên xác định mục tiêu phát triển du lịch trong thời gian tới là du lịch văn hóa kết hợp với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Hồ Núi Cốc và ATK Định Hóa. Sản phẩm chủ lực gồm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Hồ Núi Cốc, du lịch nông nghiệp, trải nghiệm vùng chè và văn hóa trà, du lịch lịch sử về nguồn ATK Định Hóa. Sản phẩm kết hợp là du lịch MICE (loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện của các công ty cho nhân viên, đối tác…), du lịch thể thao, du lịch tâm linh và du lịch cộng đồng - nông nghiệp, nông thôn. Tại hội nghị, các thành viên Hiệp hội Du lịch tỉnh đã trao đổi làm rõ những khó khăn, hạn chế trong phát triển du lịch của tỉnh nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng, đề xuất, kiến nghị những giải pháp phát triển du lịch trong thời gian tới. Đồng thời đề nghị tỉnh có các chính sách ưu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp của tỉnh trong đầu tư, quảng bá sản phẩm du lịch, tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch có trọng tâm và chất lượng cao, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm du lịch, các sự kiện văn hóa, thể thao du lịch có chất lượng trong nước và quốc tế… Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Dương Văn Lượng, Phó Chủ tịch ủy Ban Nhân Dân đã đánh giá cao nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch những năm

qua, nhất là năm 2020 dịch bệnh Covid-19 đã tác động rất mạnh đến sự phát triển của du lịch, nhưng các doanh nghiệp đã chủ động ổn định, nhanh chóng đi vào hoạt động ngay sau khi dịch bệnh được khoanh vùng. Đồng chí Phó Chủ tịch ủy Ban Nhân Dân tỉnh cũng ghi nhận các đề xuất, kiến nghị của các doanh nghiệp tại buổi làm việc để ủy Ban Nhân Dân tỉnh có những chỉ đạo cụ thể hơn về phát triển du lịch trong thời gian tới, đồng thời đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu cho ủy Ban Nhân Dân tỉnh xây dựng. Đề án phát triển du lịch trong những năm tới, xem xét, triển khai ứng dụng chuyển đổi số vào các hoạt động du lịch, đánh giá lại, đề xuất với tỉnh về phân khúc thị trường du lịch, phân loại các sản phẩm du lịch theo các đối tượng khách hàng. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Hiệp hội Du lịch tỉnh tăng cường liên kết với các tỉnh trong cả nước để kết nối các sản phẩm du lịch, đẩy mạnh khai thác các sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh.

(Nguồn: Xuân Huy-thainguyen.gov.vn)

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của khách sạn hải yến, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)