b) Nhược điểm của đồ án (thuyết minh, bản vẽ,…):
5.1. Bể lọc áp lực và cột lọc than hoạt tính
Điều kiện cho bồn lọc làm việc tốt là nước đưa vào bồn lọc phải có hàm lượng cặn lơ lửng nhỏ hơn 12mg/l (nếu không đảm bảo điều kiện này thì hiệu quả hoạt động của bồn lọc giảm, chu kỳ ngắn lại)
Nước sau khi qua bồn lọc phải đảm bảo các chỉ tiêu: - Sắt < 0.3mg/l
Quá trình Lọc Rửa lọc Xả nước đầu V1 × × V2 × V3 × V4 × V5 ×
Bảng 5. 1: Thứ tự van mở khi vận hành trong các giai đoạn Chu kỳ hoạt động:
- Trước khi bơm nước vào bồn lọc thì cần khóa các van: van xả nước rửa lọc (V3), van dẫn nước rửa lọc(V2), van thu nước lọc (V5); đồng thời mở van: van dẫn nước vào (V1), van xả nước lọc đầu (V4).
- Sau khi xả lọc đầu thấy nước xả đã trong thì đóng van xả (V4) mở van thu nước lọc (V5).
- Trong quá trình lọc, thường xuyên theo dõi mực nước trong bồn và điều chỉnh van khí để có chế độ lọc hợp lý.
Quá trình rửa lọc:
- Trong quá trình hoạt động của bồn lọc, cặn bẩn lắng đọng trong lớp vật liệu lọc làm khả năng lọc giảm dần, tổn thất áp lực tăng lên. Khi tổn thất áp lực đạt tới giá trị giới hạn (6 bar), lưu lượng lọc bắt đầu giảm thì tiến hành rửa lọc.
- Đóng thu nước lọc ; mở van xả nước rửa lọc và cho chảy bơm rửa lọc với cường độ 16 l/s.m2, rửa trong thời gian 6 phút..
- Mở van đưa nước từ bể chứa vào bồn lọc và bắt đầu lại quy trình lọc ban đầu. - Sau 20 – 30 phút lọc, đóng van nước sạch, mở van xả nước lọc đầu cho xả 10 –
15 phút thấy nước trong thì đóng lại.
- Đóng van xả nước lọc đầu và mở van đưa nước về bể chứa.
- Khoảng thời gian của từng pha rửa lọc có thể điều chỉnh theo thực tế quan sát chất lượng bể được rửa lọc.
Lưu ý:
- Tốc độ lọc phải được giữ không đổi trong suốt chu kỳ lọc. Trong trường hợp cần thiết muốn thay đổi tốc độ lọc cần phải làm từ từ, không được phép thay đổi đột ngột.
- Khi bắt đầu 1 chu kỳ lọc phải giữ tốc độ ở gia trị 2 – 3m/h, sau đó trong khoảng 10 – 15 phút tăng dần lên tốc độ bình thường.
- Vật liệu lọc sau 1 thời gian hoạt động có thể bị hao hụt, phải bổ sung cho đủ chiều dày làm việc theo thiết kế ban đầu.
Quy trình bảo dưỡng bồn lọc:
- Bảo dưởng cột lọc khi:
- Bảo dưỡng định kì ( 1 tháng 1 lần ) - Thay lớp vật liệu mới sau 1 năm sử dụng
Các bước bảo dưỡng:
- Bước 1: Đóng hoàn toàn van trên đường ống dẫn nước vào bồn lọc.
- Bước 2: Cho nước tiếp tục sang bể chứa đến khi nước không tự chảy được thì đóng van trên đường ống dẫn nước sang bể chứa,
- Bước 3: Xả kiệt bồn lọc.
- Bước 4: Lấy hết vật liệu lọc và sỏi đỡ ra khỏi bồn lọc sau khi bảo dưỡng và phơi khô bồn lọc.
- Bước 5: Kiểm tra lại các thiết bị của bồn lọc sau khi bảo dưỡng và phơi khô bồn lọc.
- Bước 6: Đóng van xả kiệt, đổ sỏi đỡ và vật liệu lọc vào theo đúng chiều cao thiết kế.
- Bước 7: Mở van cho nước vào bồn lọc, đóng van qua bể chứa, mở van xả nước lọc đầu khoảng 15 phút sau đó mở van cho nước chảy qua bể chứa.
Các lưu ý trong quá trình vận hành:
- Các dụng cụ đo lường đều phải được kiểm tra định kì tối thiểu kì tối thiểu 6 tháng một lần.
- Lập kế hoạch kiểm tra định kì các bộ phận của bể lọc như sau:
o Kiểm tra chiều dày lớp vật liệu và quan sát bề mặt lớp lọc 3 tháng 1 lần.
o Trước khi rửa lọc, quan sát sự nhiễm bền lớp cát lọc, độ phân bố đều của cạn bẩn trên bề mặt bể lọc. Xem xét sự có mặt của cặn tích lũy thành các hốc, hố dang hình phễu, các vết nứt trên mặt vật liệu lọc. Sau khi rửa lọc, quan sát
trạng lớp cát, tìm chỗ rửa chưa đạt yêu cầu, độ nhiễm bẩn còn lại trên lớp học... ( Có thể 1 tháng 1 lần)
o Lấy mẫu cát để phân tích độ nhiễm bẩn (1 năm 1 lần).
o Kiểm tra lượng cát bị hao hụt. Nếu cần phải đổ thêm cát lọc thì phải cắt bỏ lớp cát bị nhiễm bẩn ở trên mặt dày 3 ÷ 5 cm (6 tháng 1 lần).
o Kiểm tra mặt phẳng của mép máng thu nước rửa, nếu không phẳng ngang thì phải mùi mép máng (1 năm 1 lần).
o Sau mỗi lần sản xuất bể phải được khử trùng bằng clo với nồng độ 20 ÷50mg/l, ngầm trong 24 giờ. Sau đó rửa bằng nước sạch, cho đến khi nước rửa chỉ còn lại 0,3mg/l clo dư được.