Hậu quả hiện tượng cáu cặn

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho lò hơi từ nước thủy cục công suất 500m3 ngày đêm (Trang 27 - 28)

b) Nhược điểm của đồ án (thuyết minh, bản vẽ,…):

1.2.2. Hậu quả hiện tượng cáu cặn

Hậu quả lớn nhất của hiện tượng cáu cặn là sự quá nhiệt có thể dẫn đến ống lửa bị nứt gãy. Độ dẫn nhiệt của lớp cáu xốp chỉ tương tự như độ dẫn nhiệt của gạch cách nhiệt. Vì thế lớp cáu đóng vai trò như một lớp cách nhiệt và ngăn cản sự truyền nhiệt hiệu quả qua các ống lửa đến khối nước sôi sục chứa trong lò. Sự giảm sút của độ dẫn nhiệt cũng đồng nghĩa với hiệu quả thấp của lò, gây nên hiện tượng quá nhiệt và có thể làm cho các ống lửa mềm đi, phồng lên và nứt gãy vì vật liệu chế tạo ống lửa phải làm việc ở một nhiệt độ quá ngưỡng cho phép.

Đối với lò hơi ống nước, cáu cặn trong lò còn có thể gây nghẹt hoặc là vật cản trên đường bay hơi hạn chế sự bay hơi của nước trong ống, cũng gây nên sự quá nhiệt của ống.

Các chất lắng đọng đi vào lò từ nước cấp lò (là hỗn hợp của nước nguồn và nước ngưng tụ) và bị “cô đặc” lên nhiều lần trong lò hơi. Kết quả là sự lắng đọng các chất đó

đọng là các chất cách nhiệt, nên sẽ gây ra hiện tượng quá nhiệt cục bộ gây ra nứt gãy. Các chất này cũng hạn chế tốc độ bay hơi của nước. Và khi nước bị hạn chế bay hơi lại góp phần vào hiện tượng quá nhiệt, làm sôi lớp màng mỏng sát bề mặt lò và thúc đẩy quá trình lắng đọng.

Một khía cạnh quan trọng khác là hiện tượng ăn mòn có thể xảy ra bên dưới lớp cáu cặn. Nói chung, lớp cáu cặn và sự lắng đọng sẽ gây nên: Tiêu thụ nhiên liệu tăng do hiệu quả truyền nhiệt kém, nứt gãy đường ống do quá nhiệt,tăng thời gian chết máy do sửa chữa lò, tăng chi phí sửa lò, bảo trì lò, giảm tuổi thọ lò hơi, nguy hiểm đến tính mạng con người do hiện tượng nổ lò.

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho lò hơi từ nước thủy cục công suất 500m3 ngày đêm (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)