Cột lọc tinh

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho lò hơi từ nước thủy cục công suất 500m3 ngày đêm (Trang 129 - 138)

b) Nhược điểm của đồ án (thuyết minh, bản vẽ,…):

5.3. Cột lọc tinh

Sau một thời gian sử dụng, cặn thẩm thấu vào lõi lọc tinh làm cho chất lượng nước đầu ra kém đi. Vì vậy, cần phải tháo lõi ra vệ sinh.

Các bước vệ sinh lõi lọc tinh:

- Bước 1: Cho 50l HCl 0.2% vào thùng 1, ngâm lõi khoảng 10 phút rồi lấy ra rửa lại bằng nước sạch.

- Bước 2: Tiếp tục cho lõi vào thùng 2 chứa 50l NaOH 0.2% và ngâm khoảng 10 phút rồi lấy ra rửa lại bằng nước sạch.

- Bước 3: Cho tiếp các lõi lọc tinh vào dung dịch H2O2 0.2% trong thùng 3 rồi ngâm khoảng 10 phút lấy ra.

- Bước 4:Cuối cùng rửa lại với nước sạch và lắp lại như cũ. Sau khoảng 3 lần rửa bằng hóa chất để sử dụng lại, đến lần thứ 4 nên thay lõi mới.

Hiện tượng Nguyên nhân Giải pháp Bơm chạy nhưng không đủ

công suất định mức

1. Ngược chiều quay 2. Lõi lọc bị nghẹt 3. Không khí trong bơm 4. Van xả mở

1. Kết nối lại dây

2. Làm sạch hoặc thay lõi 3. Đẩy không khí

4. Điều chỉnh áp sau khi xả Bơm gây ồn khi tăng áp

suất

1. Cuộn dây điều khiển hoặc mạch

2. Cuộn dây cơ học lỗi

1. Kiểm tra và thay cuộn dây hoặc

mạch điện

2. Thay hoặc sửa cuộn dây

Ngừng do thiếu áp

1. Thiếu nước nguồn 2. Lõi bị nghẹt

3. Lỗi điều chỉnh áp khi đang xả

1. Kiểm tra bơm nước nguồn hoạt

động hay không

2. Làm sạch hoặc thay lõi 3. Điều chỉnh van áp, giữ áp dưới

1.4 kgf/cm2

5.4. Hệ thống RO .

Khởi động hệ thống

- Mở công tắc nguồn, công tắc khẩn.

- Mở van nước (V1), dòng vào (V2) và dòng thấm (V3), van hồi dòng đậm đặc (V4). Đóng van hóa chất (V5)

- Xoay công tắc sang phải ở vị trí ‘OPERATION’ - Bật công tắc mở bơm

- Xoay van chỉnh áp cùng chiều kim đồng hồ để điều chỉnh áp lực yêu cầu ( khoảng 10 bar ).

Tắt hệ thống

- Tắt bơm

- Xoay van chỉnh áp ngược chiều kim đồng hồ ( giảm áp) - Tắt công tắc điện nguồn

- Lưu lượng dòng thấm giảm 10% so với ban đầu

- Tổn thất áp lực tăng vượt quá 15% so với thiết kế trong suốt 48h hoạt động - Nồng độ muối trong dòng thấm tăng 5%

Các hóa chất rửa màng

- Bước 1: Rửa bằng dung dịch NaOH 0.1% - Bươc 2: Rửa bằng dung dịch Na-EDTA 0.1% - Bước 3: Rửa bằng dung dịch acid citric 2%

Chuẩn bị dung dịch rửa màng

Dung dịch NaOH 0.1%

- Chuẩn bị 1m3 dd NaOH 0.1% cho mỗi lần rửa (cần khoảng 1kg NaOH rắn) - Cách pha hóa chất:

• Cho 1m3 nước vào bồn hóa chất

• Cho tiếp 1kg NaOH rắn vào và khuấy cho NaOH tan đều

Lưu ý: Đổ nước vào bồn trước khi cho hóa chất vào

Dung dịch Na-EDTA 0.1%

- Chuẩn bị 1m3 Na-EDTA 0.1% cho mỗi lần rửa ( cần khoảng 1kg Na-EDTA rắn) - Cách pha hóa chất:

• Cho 1m3 nước vào bồn hoá chất

• Cho 1m3 nước vào bồn hóa chất

• Cho tiếp 20 kg bột acid citrid nguyên chất vào và khuấy đều

Lưu ý : Đổ nước vào bồn trước khi cho hóa chất vào Trình tự các bước rửa màng

Rửa nước sạch

- Bước 1:

• Mở van V1, V2, V4 đóng van V5, V3

- Bước 2: Rửa nhanh qua 1 lần bằng nước từ bể chứa nước sạch

• Bật công tắc nguồn • Bật công tắc mở bơm PR2 Rửa bằng hóa chất - Bước 1: • Mở van V5, V2, V6, V4 • Đóng tất cả các van còn lại

- Bước 2: Rửa tốc độ chậm ( khoảng 2 – 3 phút )

• Bật công tắc nguồn

• Bật chế độ ‘ CLEANING’

• Bật công tắc mở bơm PR2

• Dùng van V5 điều chỉnh tốc độ dòng thấp(khoảng 1.4 – 1.6m3/h)

• Dùng van V3 ( van điều chỉnh áp lực ) điều chỉnh áp lực màng thấp( khoảng 1 – 3 bar sao cho nước không thẩm thấu qua màng)

- Bước 3: Ngâm màng ( khoảng 1h )

• Tắt bơm PR2

• Nếu màng quá bẩn nên ngâm qua đêm ( 10 – 16h) - Bước 4: Rửa tốc độ nhanh

• Mở van V5, V6

• Xả bỏ dd rửa

• Bật công tắc mở bơm PR2

• Đóng van V5 điều chỉnh tốc độ dòng chảy cao (khoảng 2.7 – 3.2m3/h)

• Dùng van V6 điều chỉnh áp lực màng thấp (khoảng 1 -1 3 bar) trong khoảng 1 -2 phút để loại bỏ nước bẩn.

- Bước 5: Đẩy hóa chất ( khoảng 10 – 15 phút)

• Mở van V1, V6

• Đóng van V5

• Vận hành ở áp lực hoạt động Lưu ý: Van V3 luôn luôn đóng

Sự cố trong quá trình vận hành:

- Không đủ áp: Kiểm tra ống, đẩy hơi, thay đồng hồ áp

- Nước đầu ra kém: Do màng bẩn hoặc nghẹt. Rửa màng bằng chất hóa học

- Năng suất ra kém: Do màng bẩn hoặc nhiệt độ nước cấp thay đổi. Rửa màng bằng chất hóa học làm cho nhiệt độ thích hợp.

5.5. Bể chứa nước sạch

- Lắp đặt các hệ thống thiết bị trên bể chứa như đường ống và các van, các thiết bị van điện điều khiển tự động và các thiết bị khác ( nếu có )

- Dùng nước sạch để rửa toàn bộ bên trong bể và bơm sạch ra ngoài bằng bơm thoát nước.

- Đóng hoàn toàn van trên đường ống hút của công nghệ sau và mở van trên đường ống dẫn nước vào bể chứa.

- Kiểm tra hoạt động của các thiết bị lắp đặt trên bể khi nước trong bể dâng lên dầng.

- Đưa vào vận hành bình thường.

Quy trình bảo dưỡng bể chứa nước sạch:

- Bước 1: Đống hoàn toàn van trên hệ thống dẫn nước vào bể.

- Bước 2: Cho xả nước hoạt động đến mực nước chết ( mực nước min)

- Bước 3: Dùng bơm nước thải hút hết nước còn lại trong bể, hố thu cặn. Hút cặn và nạo vét đáy hồ chứa.

- Bước 4: Bảo dưỡng các thiết bị trên bể chứa. Lau chùi các thiết bị, tra đầu các chi tiết bảo dưỡng, xiết chặt các bu – lông, đai ốc.

- Bước 5: Kiểm tra lại các thiết bị của bể chứa.

CHƯƠNG 6: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. Nhận xét về mặt công nghệ

Công nghệ được đề xuất cho trạm xử lí nước tương đối đáp ứng yêu cầu của việc xử lý nước thủy cục có thành phần, tính chất như thông số đã có với công suất 500m3/ngày.đêm. Đồng thời nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn nước lò hơi TCVN 7704 - 2007.

Đây là công nghệ hiện đại xử lí tốt nhất, hiệu quả nhất bỏ qua công nghệ xử lí cổ điển với tích hợp nhiều hệ thống xử lí cho năng suất cũng như hiệu quả cao.

Xử lý nước nhằm bảo vệ tuổi thọ của nồi hơi, chủ yếu là ống lò và giảm nhiên liệu đốt. Bảo vệ tuổi thọ của lò: Theo TCVN 7704 – 2007, tuổi thọ của nồi hơi (chế tạo và vận hành đúng tiêu chuẩn, làm việc liên tục 24/24) là 15 – 20 năm. Muốn được như vậy, cần phải xử lý nước sao cho:

- Không đóng cáu cặn: Dĩ nhiên phải thường xuyên xả đáy (2 – 3 lần/ngày). Lớp cáu cặn bám trên vách lò không quá 1 mm.

- Nước xả đáy không có màu nâu đỏ (ống lò không bị mòn)

- Bộ phận khử khí được thiết kế đúng và sử dụng hiệu quả (đối với nồi hơi có công suất 5 tấn hơi/giờ trở lên).

 Vì vậy sử dụng sơ đồ công nghệ được đề xuất trên là hợp lí cả về chất lượng nước đầu ra lẫn việc bảo vệ lò hơi.

6.2. Nhận xét về mặt kinh tế

6.3. Kết luận và kiến nghị

Do sự phát triển nhanh về kinh tế - xã hội nên nhu cầu của người dân cũng tăng cao. Đặc biệt nhu cầu sử dụng nước sạch cho các công trình xử lý cũng tăng cao và cần một lượng lớn nước sạch. Vì vậy việc phát triển đầu tư vào các công trình xử lý nước tạo ra nguồn nước sạch, nước tinh khiết đang rất cấp bách trên toàn thế giới. Bên cạnh đó cũng cần phải có các công trình biện pháp để xử lý nguồn nước thải tuè các hệ thống xử lý nước sạch đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Tiêu chuẩn nước cấp lò hơi TCVN 7704 -2007 của Việt Nam 2.Tiêu chuẩn nước cấp lò hơi ASME của Mỹ

3.Tiêu chuẩn nước cấp lò hơi JIS B 8223-2006 hay EN 12 952-12

4. Tiêu chuẩn nước đầu ra đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT

5. Sách Xử Lý Nước Cấp - Nguyễn Ngọc Dung(2005) 6. TCXD33:2006

7. Sách Xử Lý Nước Cấp - Trịnh Xuân Lai(2002)

8. Sổ tay Quá Trình Và Thiết Bị Công Nghệ Hóa Chất tập 2 9. TCVN 9068:2012

10. Wastewater engineering treatment and reuseMetcalf & Eddy

11. Tài liệu chuyên khảo công nghệ hấp phụ - PGS.TS Nguyễn Văn Sức

12. Các bảng tính toán thủy lực - Nguyễn Thị Hồng, NXB XD 2001 13. www.appliedmembranes.com

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho lò hơi từ nước thủy cục công suất 500m3 ngày đêm (Trang 129 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)