0
Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Nhân vật bà cụ Tứ.

Một phần của tài liệu TỔNG LƯỢC THEO TRỌNG TÂM 12 - BỘ 1 (Trang 31 -33 )

II. NÔỊ DUNG PHÂN TÍCH

3. Nhân vật bà cụ Tứ.

a . Trước hết ta có thể thấy được, bà cụ Tứ là người mẹ nghèo khổ và rất đỗi thương con: bà cụ Tứ là người mẹ nghèo khổ, từng trải, có cuộc đời trải qua nhiều gian truân: chồng và con đều đã mất, gia tài chỉ còn lại túp lều tranh rách nát và thằng con trai xấu xí ngẩn ngơ. Bà đã già, sức khỏe đã yếu, đi đứng “lọng khọng”, vừa đi vừa “húng hắng ho” trong bóng chiều hơm chạng vạng, tê tái. Sự kiện có người đàn bà lạ trong căn nhà vốn chỉ có bà với thằng con đã làm nảy sinh bao sắc thái, bao cung bậc tình cảm khó diễn tả trong cõi lòng bà.

Tình thương ấy đã được Kim Lân miêu tả qua diễn biến tâm trạng đầy phức tạp của bà:

+ Thoạt đầu, bà cụ rất đỗi ngạc nhiên: ngạc nhiên vì thái độ của anh Tràng hôm nay quá “đon đả”. Nhưng trạng thái ngạc nhiên ấy càng tăng lên khi bà nhìn thấy trong căn lều lâu nay chỉ có bà và thằng con trai nay lại có thêm một “người đàn bà”. Sự ngạc nhiên đó đã làm bà phải “phấp phỏng” (phân vân, đắn đo, hồi hộp) rồi “đứng sững lại”. Trong đầu óc của người mẹ già tội nghiệp ấy hàng loạt câu hỏi cứ xoắn lấy bà: “Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? … Ai thế nhỉ?”. Sự ngạc nhiên ấy làm bà phải “hấp háy” cặp mắt cho đỡ nhoèn. Sự ngạc nhiên ấy đã nói lên bao điều: cái đói đã cướp mất ở người mẹ sự nhạy cảm vốn có. Cái đói cũng khiến cho con người ta không dám tin vào sự thật dù đó là sự thật.

+ Khi vào nhà, bà băn khoăn ngồi xuống giường. Tràng mở lời: “Nhà tơi nó mới về làm bạn với tơi đấy u ạ !”. Đến lúc này bà cụ mới hiểu ra cơ sự, để rồi nỗi tủi thân đã hóa thành nước mắt “trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt”. Lòng bà ngổn ngang trăm mối, chồng chất bao nỗi niềm suy tư.

Tiếp đến bà hờn tủi cho mình, xót thương cho các con. Bà là người phụ nữ nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha, sẵn lòng cưu mang người khác: Bà cụ tủi thân vì cho rằng mình chưa làm trịn bổn phận người mẹ:“chao ơi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Cịn mình thì…”. Đằng sau dấu chấm lửng mà Kim Lân cố tình để lại ấy là nỗi lịng, là nước mắt của người mẹ già tội nghiệp. Bà xót thương cho các con: Thứ nhất là xót thương cho “số kiếp con mình” vì bà hiểu rằng “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có được vợ…”. Thứ hai là xót thương cho người đàn bà, bà cảm thương cho tình cảnh khốn cùng của người con dâu : “bà lão nhìn người đàn bà, lịng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi”.

– Chuyển từ hờn tủi, xót thương bà cụ Tứ thấy mừng lịng: Câu nói nhẹ nhàng sau bao nhiêu nỗi niềm được nén lại của người mẹ “Ừ! thơi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”. Mẹ chỉ “mừng lịng” chứ khơng phải là “vui lịng”. Vì một lẽ giản đơn, đặt trong hồn cảnh đói kém như thế nỗi mừng chưa đủ để gọi là vui. Nhưng chính câu nói ấy đã xua tan nỗi phấp phỏng lo âu cho Tràng, xóa đi nỗi bẽ bàng, lo sợ cho người con dâu, thổi vào tâm hồn đơi trẻ một luồng gió mới và mở ra một hạnh phúc trong tầm tay.

Bà cụ khuyên nhủ, động viên con những điều chí tình, đơn hậu, tràn đầy niềm lạc quan. Nhưng bà cụ Tứ cũng rất lo lắng, băn khoăn về tương lai cho đôi vợ chồng: là người từng trải, kinh qua bao nỗi nhọc nhằn nên người mẹ ấy hiểu lắm, cảm thơng lắm. Khổ đau, đói rét khơng quật ngã được người mẹ ấy vì mẹ tin rằng “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời” . Đó cũng là triết lý sống dân gian đã dưỡng nuôi bao tâm hồn con

người Việt. Mẹ động viên “Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông giời cho khá…”. Lời động viên ấy là lời chí tình là cả niềm tin mãnh liệt của bà. Bà dặn dò, bảo ban hai con “Cốt làm sao chúng mày hòa

thuận là u mừng rồi”. Lời khuyên ấy của người mẹ là món q vơ giá, gói trọn bao tình u thương vơ bờ của bà dành cho các con. Tấm lòng người mẹ ấy cao đẹp biết

nhường nào ! Thương con, bà lại không tránh khỏi lo lắng: “Biết rằng chúng nó có ni nổi nhau sống qua được cơn đói khát này khơng ?”. Nghĩ về cuộc đời mình bà lại càng lo cho con “Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không ?”. Lần thứ hai, người mẹ nghèo khổ ấy phải quay đi, lén giấu những giọt nước mắt lo lắng, tủi buồn của mình “Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương q. Bà cụ nghẹn lời khơng nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống rịng rịng”. Đó chính là lịng u thương con vơ bờ bến của người mẹ Việt Nam. Thật đáng tự hào và quý trọng biết bao.

Sau đêm tân hôn của Tràng, tâm trạng của bà cụ Tứ đổi thay tích cực. Bà là người ln có lịng lạc quan, có niềm tin vào tương lai phía trước. Bà là điểm tựa cho hạnh phúc của đôi vợ chồng son: Bà dậy sớm cùng con dâu thu dọn nhà cửa như để đón chào một cuộc sống mới tươi vui hơn “làm ăn có cơ khấm khá hơn” đang mở ra ở phía trước. Khn mặt bà cụ Tứ có sự thay đổi từ “bủng beo u ám” nay đã “rạng rỡ hẳn lên”. Kim Lân đã làm thay đổi mạch cảm xúc của tồn bộ câu truyện. Cái khn mặt ấy ngày hôm qua “bủng beo u ám” bao nhiêu thì hơm nay “rạng rỡ” bấy nhiêu đã làm cho sức sống của câu truyện bỗng bừng sáng ở những dòng cuối.

Hòa chung trong tâm trạng “lửng lơ êm ái” của Tràng, trong cái dáng điệu “hiền hậu đúng mực” của người vợ nhặt. Bà cụ Tứ quả thật đã như được hồi sinh lần thứ hai. Bà đã nhóm lên bếp lửa niềm tin cho các con bằng chính ngọn lửa lạc quan đang thắp sáng cõi lịng bà. Bữa ăn đầu đón nàng dâu thật thảm hại nhưng tất cả đều ăn rất ngon, vui vẻ. Dù ăn cả “chè khoán” bằng cám nhưng bà cụ vẫn tươi cười, chuyện trị rơm rả, thân mật với hai con. Bà lão nói “tồn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này”. Bà còn mở ra một viễn cảnh tươi sáng qua câu chuyện đàn gà: “Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đơi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem…”. Hình ảnh đàn gà trong câu chuyện của bà cụ Tứ như một liều thuốc tinh thần mở ra bao điều tốt đẹp. Chính câu chuyện ấy đã thổi hồn vào bữa ăn, vào khát vọng hạnh phúc của Tràng và người đàn bà. Về điều này, Kim Lân khẳng định “Khi đói người ta khơng nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống”. Đó cũng là tinh thần của nhân dân ta từ bao đời nay “Cịn da lơng mọc cịn chồi nảy cây”.

b. Nghệ thuật

Thành cơng của việc xây dựng hình tượng bà cụ Tứ đó là tác giả đã dựng nên tình huống truyện độc đáo; nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, đối thoại sinh động, hấp dẫn; ngôn ngữ mộc mạc giản dị, gắn với khẩu ngữ nhưng được chắt lọc kĩ lưỡng, tạo sức gợi đáng kể; miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo…; trần thuật hấp dẫn.

Một phần của tài liệu TỔNG LƯỢC THEO TRỌNG TÂM 12 - BỘ 1 (Trang 31 -33 )

×