Rồi người đàn bà kể lại câu chuyện cuộc đời mình:

Một phần của tài liệu Tổng lược theo trọng tâm 12 - bộ 1 (Trang 38 - 39)

II. NÔỊ DUNG PHÂN TÍCH

b. Rồi người đàn bà kể lại câu chuyện cuộc đời mình:

+ “Hồi nhỏ tôi đã là một đứa con gái xấu xí, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa”. Nhà chị cũng rất là khá giả nhưng vì “xấu nên khơng ai lấy”. Sau đó trót có mang với anh hàng chài vẫn đến nhà chị mua bả về đan lưới. Chị cũng rất tự hào về lão chồng: “Lão chồng tôi khi ấy là một anh thanh niên, hiền lành nhưng cộc tính. Chẳng bao giờ đánh đập tơi”. Nghĩa là chị khơng hề ốn trách người chồng ấy, trong mắt chị hắn ta là một nạn nhân của đói nghèo và thất học. Rồi như nhìn thấu nguyên nhân của nỗi khổ, chị tự nhận lỗi về mình, khổ là vì mình đẻ nhiều, thuyền chật, con đông, nhiều lần biển động, cả nhà phải ăn cả “xương rồng luộc chấm muối”.

+ Chị kể tiếp câu chuyện cuộc đời mình: mỗi lần “thấy khổ quá là lão lại xách tôi ra đánh”. Tội nghiệp thay cho chị là nếu đàn ông ở thuyền biết uống rượu thì lão chồng của chị lại khơng biết uống rượu. Vì vậy, đánh vợ là phương thức duy nhất để giải tỏa những căng thẳng của lão. Sau này con chị lớn, vì khơng muốn để con thấy cảnh bạo hành. Chị xin lão chồng “có đánh thì đưa tơi lên bờ mà đánh”. Cũng vì thương con mà chị đã gửi thằng Phác lên rừng ở với ơng ngoại nó. Vì ai dám chắc rằng, thằng Phác lớn lên sẽ khơng giống bố nó.

+ Kể đến đây cả Phùng và Đẩu đều thốt lên: “Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được”. Thấy thế, người đàn bà giải thích : “Là bởi vì các chú khơng phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền khơng có đàn ơng”. Rồi để cho Phùng và Đẩu hiểu hơn chị tiếp tục giải thích : “Đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ơng để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhỏ nhà nào cũng trên dưới chục đứa”. Chị cũng mạnh dạn nói

về thiên chức của người đàn bà tuy có phần lạc hậu nhưng lại thấm đẫm đức hi sinh: “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ khơng thể sống cho mình như ở trên đất được”. Rồi lần thứ hai chị tha thiết van xin “Các chú đừng bắt tơi bỏ nó”.

+ Như vậy, câu chuyện của người đàn bà làng chài ở tòa án huyện đã mang đến cho người đọc, cho cả Phùng và Đẩu vỡ lẽ ra nhiều điều. Ẩn sau dáng vẻ thất học, lam lũ kia lại là người đàn bà thấu hiểu lẽ đời và giàu lòng vị tha, bao dung, đức hi sinh cao thượng. Chị là hiện thân của người phụ nữ Việt Nam tươi đẹp vô ngần.

Một phần của tài liệu Tổng lược theo trọng tâm 12 - bộ 1 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w