Giá trị tác phẩm: giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo

Một phần của tài liệu Tổng lược theo trọng tâm 12 - bộ 1 (Trang 34 - 36)

II. NÔỊ DUNG PHÂN TÍCH

5.Giá trị tác phẩm: giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo

a. Giá trị hiện thực

Truyêṇ đã phản ánh đươc ̣ hiêṇ thưc ̣ xã hôị Viêṭ Nam những ngày trước Cách maṇg tháng Tám năm 1945: Đó là nạn đói kinh hồng năm Ất Dậu. Mở đầu tác phẩm “Vợ nhặt” là bức tranh ngày đói. Chỉ vài nét phác thảo, nhà văn đã vẽ nên bức tranh ngày đói thật hãi hùng. Xóm ngụ cư chìm trong bóng đêm chết chóc, tăm tối, ảm đạm. Ở đây thiếu vắng sự sống hoặc sự sống le lói như ngọn đèn trước gió. Hai lần nhà văn so sánh người với ma. Người sống thì “lũ lượt dắt díu, bồng bế nhau lên xanh xám như những bóng ma” hoặc “ dưới những gốc đa gốc gạo xù xì bóng những người đói đi lại dật dờ lặng lẽ như những bóng ma”. Người chết thì “như ngả rạ, khơng một sáng nào đi làm đồng hoặc đi chợ người ta lại khơng thấy ba bốn cái thây người nằm cịng queo ở bên vệ đường”. Mùi tử khí nồng nặc. Tác giả cịn tơ đậm bức tranh hơn nữa bởi âm thanh tiếng quạ “gào lên từng hồi thê thiết”. Cõi âm và cõi dương nhạt nhòa. Tất cả đang đứng bên bờ vực của cái chết.

Trong tình cảnh đói kém giá trị con người thật rẻ rúng: Người đàn bà “vợ nhặt” của Tràng rách rưới thảm hại: ngực gầy lép, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt, quần áo rách như tổ đỉa. Thị sắp chết đói. Thị bất chấp tất cả ngồi sà xuống ăn một chập hết bốn bát bánh đúc rồi theo về làm vợ một người đàn ông xa lạ chỉ mong qua được cái đói trước mắt, mọi cái khác khơng cần biết.

Giá trị hiện thực còn được thể hiện qua một chi tiết bữa cơm ngày đói : bữa cơm đầu đón nàng dâu và cuộc chuyện trị giữa ba mẹ con trong bữa ăn đầu đón nàng dâu: “Bữa ăn ngày đói trơng thật thảm hại, giữa cái mẹt rách độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo”. Bữa cháo lõng bõng, chủ đủ lưng hai bát cho mỗi

người. Cuối cùng phải ăn cháo cám để cầm hơi. Bức tranh nơng thơn miền Bắc ngày đói được mở dần ra qua lời bà cụ Tứ “đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế, giời đất này không chắc đã sống qua nổi đâu các con ạ”.

b. Giá trị nhân đạo

Biểu hiện thứ nhất của giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Vợ nhặt” thể hiện ở việc tác giả bơc ̣ lơ ̣niềm đau xót, thương cảm đối vớ i cc ̣ sống bi thảm của người dân nghèo trong naṇ đói:

Cuộc sống ấy, dưới ngòi bút Kim Lân là một chốn địa ngục trần gian. Từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ có trên hai triệu người chết. Ở cái xóm ngụ cư đói nghèo nơi anh Tràng sống, cõi âm và cõi dương khơng cịn ranh giới, người sống thì “xanh xám” rồi “lặng lẽ dật dờ như những bóng ma”, người chết thì “nằm ngổn ngang khắp lều chợ”. Thảm cảnh ấy, nói như Nam Cao “chắc phải đến năm 2000 con cháu chúng ta vẫn còn nhớ”.

Cái đói, khiến cho con người ta sẵn sàng bán rẻ cả nhân cách, phẩm giá của mình để có miếng ăn. Cái giá của người đàn bà đáng lẽ ra cũng phải đến “ba trăm một mụ đàn bà” đằng này chỉ có giá bằng bốn bát bánh đúc, hai hào dầu. Thế đấy, giá trị con người thật chỉ bằng cọng rơm, cọng rác ngoài đường.

Niềm xót thương, đồng cảm ấy một lần nữa khiến người đọc khơng khỏi ngậm ngùi đó là cảnh bữa ăn ngày đói. Dù có cố quên đi thì ta cũng chẳng thể nào quên cái cảnh bà cụ Tứ “đon đả” múc cho mỗi người một bát “chè khoán” và cái cảnh “miếng cám chát xít, nghẹn bứ trong cổ” của từng người. Hịa trong cái thê thảm ấy là tiếng trống thúc thuế ngồi đình đã làm cho khơng gian đã u ám càng ảm đạm hơn.

Biểu hiện thứ hai của giá trị nhân đạo thể hiện ở việc nhà văn tố cáo tôị ác tày trời của boṇ thưc ̣ dân, phát xít đối vớ i nhân dân ta: Đúng như nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã từng viết “Vì chưng hay ghét cũng vì hay thương”. Vì thương nên mới ghét những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con người. Vì thế , từ lịng xót thương, đồng cảm, ngòi bút của Kim Lân đã lên án, tố cáo tội ác của bọn thực dân, phong kiến, phát xít đã dồn đẩy cả dân tộc ta vào cảnh khốn cùng. Ngòi bút ấy chỉ gợi lên những cảnh, những người năm đói mà đã làm cho người đọc phải căm hận đến tột cùng tội ác tày trời của chúng.

Biểu hiện thứ ba của giá trị nhân đạo trong tác phẩm này thể hiêṇ ở việc nhà văn khám phá, phát hiện, trân trọng và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người nơng dân:

Tràng tuy xấu xí, nghèo khổ nhưng có tấm lịng nhân hậu. Anh rất tốt bụng, cởi mở. Khi gặp một người đàn bà đói khát hơn mình, Tràng động lòng thương. Anh cho người đàn bà kia ăn những “bốn bát bánh đúc”. Đó chính là lịng thương và sự hào hiệp dễ mến ở người nông dân ấy. Ẩn sâu trong lớp vỏ xù xì và tưởng chừng như ngờ nghệch ấy, ai ngờ được rằng niềm khát khao hạnh phúc, khát khao mái ấm luôn tràn ngập

trong Tràng. Tràng sẵn lòng cưu mang người đàn bà tội nghiệp ấy trước hết vì tình thương sau đó là một tình u. Hạnh phúc, tình u đã làm một anh phu xe cục mịch trở nên “người” hơn.

Người vợ nhặt – chính là nạn nhân của cái đói. Cái đói đã bóp méo nhân hình của thị nhưng khủng khiếp hơn cả là nó đã bóp méo cả nhân cách của thị. Vì đói mà thị hạ mình xuống, chấp nhận cái tiếng vợ nhặt, vợ theo. Nhưng ngay trong hành động tưởng liều lĩnh ấy nghĩ kĩ đó cũng là biểu hiện của niềm khát khao sống, khát khao hạnh phúc. Việc theo Tràng về làm vợ, vừa để chạy trốn cái đói nhưng đồng thời cũng là hành động đi tìm sự sống, đi tìm hạnh phúc cho mình. Đó là điều đáng q, đáng trân trọng.

Bà cụ Tứ, sau phút giây ngạc nhiên, tủi thân tủi phận mình đã dang rộng vịng tay để chào đón thành viên mới của gia đình bà. Bà bằng lịng cho đơi trẻ “Thơi thì các con cũng đã phải duyên phải kiếp với nhau, U cũng mừng lịng”. Bà là người có tấm lịng nhân hậu, sẵn lịng cưu mang, cảm thơng với nỗi khổ đau của người khác. Bà là ngọn lửa ấm giữa mùa đông lạnh giá, là niềm tin thắp sáng lên cho hạnh phúc của Tràng và người vợ nhặt.

Thế giới nhân vật của Kim Lân là vậy đó, họ đều nhất quán hướng về sự sống. Đây chính là dụng ý nghệ thuật của nhà văn khi viết tác phẩm này : “Trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm để mà vui, mà hi vọng”. Đó là vẻ đẹp của tinh thần lạc quan.

Biểu hiện cuối cùng của giá trị nhân đạo là nhà văn đã hé mở con đường đổi đời tươi sáng, tích cực cho người dân khốn cùng : Hình ảnh “đồn người ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp, phía trước có lá cờ đỏ to lắm” là hình ảnh Việt Minh đi phá kho thóc của Nhật để chia cho dân nghèo. Nhà văn tin tưởng rằng: những người dân nghèo khổ như Tràng sẽ đấu tranh dưới ngọn cờ của Đảng. Đó chính là con đường giúp họ đổi đời đúng đắn, tươi sáng nhất.

Đánh giá chung về giá trị nhân đạo: tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân là truyện ngắn giàu giá trị hiện thực và nhân đạo. Điểm đáng nói nhất về giá trị nhân đạo của tác phẩm này là niềm tin sâu sắc của nhà văn vào bản năng sống, khát vọng sống mạnh mẽ của con người Việt Nam, dù trong bất cứ hồn cảnh nào họ cũng ln hướng về sự sống. Tình cảm nhân đạo ở đây có nét mới mẻ so với tình cảm nhân đạo được thể hiện trong nhiều tác phẩm của văn học hiện thực trước Cách mạng.

Một phần của tài liệu Tổng lược theo trọng tâm 12 - bộ 1 (Trang 34 - 36)