Phát hiện thứ hai đầy nghịch lí của người nghệ sĩ nhiếp ảnh sau bức tranh cảnh

Một phần của tài liệu Tổng lược theo trọng tâm 12 - bộ 1 (Trang 37 - 38)

II. NÔỊ DUNG PHÂN TÍCH

b.Phát hiện thứ hai đầy nghịch lí của người nghệ sĩ nhiếp ảnh sau bức tranh cảnh

biển là:

+ Người nghệ sĩ đã tận mắt chứng kiến, từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu; một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ như một phương cách để giải toả những bất hạnh, khổ đau… “Chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két…”. Nhưng kỳ lạ thay, dù bị đánh đập tàn nhẫn, người đàn bà vẫn cam chịu “không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng khơng tìm cách chạy trốn”. Đây là hình ảnh đằng sau cái đẹp “tồn bích, tồn thiện” mà anh vừa bắt gặp trên biển. Nó hiện ra bất ngờ, trớ trêu như trị đùa quái ác của cuộc sống.

+ Mới đầu chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ và người vợ nhẫn nhục chịu đựng, Phùng hết sức “kinh ngạc”, anh “há mồm ra mà nhìn”. Rồi như một phản xạ tự nhiên Phùng “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”. Nhưng đúng lúc đó thì thằng Phác, đứa con người đàn bà đã chạy nhào tới. Phùng lại tiếp tục chứng kiến cảnh tượng đau lòng hơn. Thằng Phác vì thương mẹ mà đã giật cái thắt lưng trên tay của bố nó rồi “vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực” của người cha độc ác. Nhưng hành động của nó đã bị người đàn ông “dang thẳng cánh tay tát cho thằng bé hai cái tát như trời giáng”. Người đàn ông bỏ đi về phía thuyền. Người mẹ ơm lấy đứa con, thằng Phác đưa bàn tay lau nước mắt cho mẹ đọng

lại trong những nốt rỗ chằng chịt. Rồi người đàn bà cũng vội vã trở lại thuyền. Bãi cát lại trở về hoang vắng. Chiếc thuyền ngoài xa biến mất như một câu chuyện cổ quái đản.

Một phần của tài liệu Tổng lược theo trọng tâm 12 - bộ 1 (Trang 37 - 38)