Phát triển khách hàng mới

Một phần của tài liệu Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh đống đa (Trang 107)

Phát triển khách hàng mới luôn là mục tiêu và định hướng phát triển của mọi Ngân hàng nói chung và của Vietinbank Đống Đa nói riêng. Đẩy mạnh tìm kiếm và

mở rộng công tác tiếp thị khách hàng là một trong những biện pháp để phát triển hoạt động cho vay. Đe triển khai công tác phát triển khách hàng mới, Vietinbank Đống Đa đã xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiều biện pháp như:

s Tận dụng các mối quan hệ lâu năm, gắn bó với các khách hàng truyền thống cũng như các cơ quan nhà nước đế mở rộng thêm các mối quan hệ mới;

J Tiến hành đi thị trường, tiếp xúc trực tiếp với các khách hàng từ các dự án đầu tư mới, từ các khu công nghiệp để khai thác các nhu cầu đầu tư mới cũng như mờ rộng quy mô sản xuất kinh doanh của khách hàng.

V Tiêp cận khách hàng mới qua nhiêu kênh như: Thông qua sở kê hoạch đâu tư để nắm bắt được thông tin các doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh, các dự án đầu tư cũa tỉnh; thông qua Ban quản lý các khu công nghiệp để nắm bắt được thông tin

các doanh nghiệp xin đầu tư dự án, hoặc tiếp cận thông tin từ các đơn vị khác như: cơ quan thuế, bảo hiểm, điện lực (phát triển song song cùng với việc triền khai sản phẩm dịch vụ thu hộ).

s Thiết kế các chương trình ưu đãi về lãi suất cũng như sản phẩm ưu đãi như dịch vụ thẻ, tài khoản thanh toán, đồ lương qua tài khoản, tiền gửi tiết kiệm,., nhằm tăng tỷ trọng các hoạt động dịch vụ, từ đó, hướng dẫn, tư vấn khách hàng chuyền giao dịch qua Vietinbank và hỗ trợ cấp tiền vay khi khách hàng có nhu cầu cần thiết.

4.2.6. Nâng cao công tác cán bộ, trình độ nghiệp vụ của đội ngữ cán bộ cũng như

công tác thẩm định khách hàng và phương án vay vốn

Việc đánh giá và phân loại khách hàng từ khi quan hệ tín dụng hay định kỳ sẽ giúp cho ngân hàng luôn có một cái nhìn đúng và toàn diện về khách hàng sử dụng các danh mục tài sản có của ngân hàng nhằm loại trừ, ngăn chặn được các đối tượng đầu tư kém hiệu quả, mang lại rủi ro cho ngân hàng.

Thẩm định tình hình của khách hàng, phân tích phương án, dự án sản xuất kinh doanh: Đây là bước đầu tiên trong quy trình cấp tín dụng cho khách hàng, cũng là bước quan trọng nhất quyết định đến chất lượng tín dụng. Việc thẩm định khách hàng nhằm xác định được uy tín, tư cách pháp lý, sức mạnh tài chính và khả năng thanh toán của khách hàng trong quá khứ, hiện tại, tương lai và hiệu quả của phương án, dự án sản xuất kinh doanh. Các quy trình thẩm định khách hàng cần đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc tín dụng ngân hàng và cũng phải linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể. Để nâng cao công tác thẩm định, Ngân hàng cần quan tâm bố trí những cán bộ thấm định có năng lực, trình độ và kinh nghiệm về nghiệp vụ, đặc biệt là có đạo đức nghề nghiệp; cung cấp hỗ trợ các phương tiện, trang thiết bị để cán bộ có thể truy cập, tìm kiến các thông tin liên qua đến khách hàng, dự án một cách dễ dàng, áp dụng các công nghệ hiện đại nhằm rút ngắn thời gian tác nghiệp; tố chức những khóa học nâng cao kỹ năng thẩm định cho các cán bộ; thiết lập và hoàn thiện quy trình hướng dẫn

thẩm định rõ ràng, chi tiết. Ngoài ra cần Phân công lao động các phòng ban một cách hợp lý, tạo sự chuyên môn hóa trong công việc để các cán bộ phát huy được năng lực và sở trường của mình, nâng cao hiệu quả trong công việc. Các cán bộ trong cùng phòng ban và giữa các bộ phận đều có sự liên kết chặt chẽ trong công việc, cùng hỗ trợ và hợp tác để hoàn thành công việc chung một cách hiệu quả nhất.

Tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện phương án vay vốn: Đa phần các DNNVV chưa xây dựng được phương án vay vốn hoàn chỉnh; vì vậy, nếu nhận thấy phương án đầu tư có triển vọng, tiềm năng mang lại hiệu quả thì cán bộ Ngân hàng nên tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp hoàn chỉnh phương án đầu tư.

Linh hoạt, hoàn thiện kỹ năng phân tích dự án vay vốn hiệu quả: Khi đánh giá rủi ro cùa các dự• án đầu tư,y cán bộ• thẩm định cần • có sự linh hoạt trong • • việc lựa chọn • các chỉ tiêu tài chính, so sánh đối chiếu với các chỉ tiêu trung bình ngành, dự báo và phân tích các biến động môi trường kinh doanh của doanh nghiệp để đo lường ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến hiệu quả dự án. Đe đánh giá được chính xác hiệu quả của dự án, đòi hỏi quy trình thẩm định cần chặt chẽ, thống nhất và việc thẩm định mang tính khách quan, linh hoạt.

4.2,7. Tăng cưòng công tác kiểm tra, giám sát khoăn vay

Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát tại chi nhánh định kỳ theo kế hoạch và đột xuất theo sự chỉ đạo của Trung ương. Khắc phục kịp thời các sai sót sau thanh tra, kiểm tra.

Phát huy năng lực, vai trò của đội ngũ cán bộ kiểm tra kiểm soát nhằm kịp thời ngăn chặn sai sót, vi phạm trong thực hiện quy trình nghiệp vụ

Nâng cao chất lượng quản lý rủi ro, tăng cường kiểm tra, kiểm soát và giám sát nhằm đánh giá đúng thực trạng dư nợ tín dụng của từng khách hàng, từng món vay. Triển khai tốt hơn chương trinh đánh giá khách hàng của cán bộ quản lý khách hàng nhằm kịp thời nắm bắt tình hình thực tế của từng khoản vay, từng khách hàng, có kế hoạch kịp thời cải thiện, nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời tạo cơ sờ thực hiện chính sách khách hàng phù hợp.

Trong quá trình vay vôn và trả nợ, cán bộ tín dụng cân thường xuyên có các biện pháp kiểm tra đánh giá khách hàng, thực trạng các khoản vay vốn theo các tiêu chí như sau:

s Đánh giá tinh thần trách nhiệm của chủ Doanh nghiệp đối với vốn vay Ngân hàng thông qua việc gặp gỡ trao đổi với Ngân hàng về những vấn đề liên quan đến khoản vay và nghĩa vụ, khả nàng trả nợ.

s Đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán đề đảm bảo việc thực hiện thanh toán của khoản nợ của khách hàng.

J Đánh giá lại dự án vay vốn: so sánh sự khác biệt giữa kế hoạch và thực tế ở các chỉ tiêu như: quy mô, doanh thu, lợi nhuận, hiệu suất sử dụng tài sản, sức cạnh tranh cùa sản phẩm. Qua đó, đánh giá đúng về khả năng phát triển của dự án, về những rúi ro tiềm ẩn có thể phát sinh nếu có.

s Đánh giá lại tài sản đảm bảo về giá trị và tỉnh trạng pháp lý, xem xét giá trị đó có còn đáp ứng đủ các điều kiện pháp lý và các tỷ lệ yêu cầu so với giá trị khoản vay hay không. Ngân hàng có sự điều chỉnh kịp thời trong việc cung ứng vốn vay cho tương ứng với tài sản đảm bảo, hoặc yêu cầu Doanh nghiệp phải bổ sung tài sản đảm bảo.

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị đối với Ngãn hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng

Để tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID- 19. Ngân hàng nhà nước cần ban hành các thông tư hướng dẫn cụ thể nhằm linh hoạt và phù hợp với diến biến thực tế mới có thế đưa các chỉ đạo và định hướng vào thực tế. Với việc diễn biến dịch bênh phức tạp, nhiều địa phương thực hiện giàn cách xã hội đế phòng, chống dịch COVID-19 nên việc tiếp cận hỗ trợ khách hàng của các ngân hàng gặp không ít khó khăn. Có trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ buộc phải cơ cấu nợ, nhưng khách hàng lại đang ở trong khu vực cách ly, phong

tởa... nên không thê đên ngân hàng đê hoàn thành thủ tục cơ câu. Trường hợp khác, khách hàng có tiền trả nợ nhưng lại không chuyển khoản được và cũng không được ra khởi địa bàn do đang bị cách ly, phong tởa dẫn tới chậm trả nợ. Việc chậm thanh toán trong những trường hợp này vẫn bị chuyền sang nhóm nợ cao hơn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín giao dịch của khách hàng khi thể hiện thông tin trên Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia (CIC) và chất lượng nợ của tổ chức tín dụng. Nhằm linh hoạt hỗ trợ tối đa cho khách hàng, càn có chính sách cụ thể đối với những trường hợp khách hàng có hoạt động ở vùng giãn cách xã hội trong giai đoạn đợt dịch thứ 4 bùng phát (khách hàng bị phong tỏa). Đồng thời,

sủa đổi các quy định về thu thập hồ sơ, thẩm định, kiểm tra giám sát các khoản vay, hướng hướng dẫn các ngân hàng thực hiện thu thập hồ sơ cơ Cấu nợ, thông tin cơ cấu nợ bằng các kênh Ngân hàng điện tử.... để thực hiện cơ cấu nợ

Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng - CTC: Thông tin tín dụng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các NHTM, tuy nhiên, hiện nay hoạt động của trung tâm C1C chưa thực sự phát huy được hiệu quả. Vi vậy, NHNN nên hoàn thiện hệ thống trung tâm tín dụng (CIC) theo hướng cung cấp thông tin ngày một đa dạng hơn, đặc biệt là các thông tin phi tài chính như: năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo, chuyên môn, kỹ thuật của đội ngũ nhân viên, công nghệ kỹ thuật của doanh nghiệp được áp dụng trong sản xuất kinh doanh,... đây là những thông tin cần thiết giúp các NHTM thẩm định và đánh giá khách hàng.

Đe có được các thông tin phi tài chính chất lượng, NHNN cần xây dựng, ban hành các quy định, thông tư phối họp chặt chẽ với các cơ quan khác như: Bộ tài chính, sở tài chính, sở kế hoạch đầu tư, chi cục thuế, kiểm toán, cơ quan truyền thông, các DNNVV và NHTM; bên cạnh đó, các thông tin được cung cấp bởi các cơ quan này phải chính xác và kịp thời, có chế tài xử phạt các vi phạm đối với việc cung cấp sai thông tin từ các NHTM.

Ban hành cơ chế, quy trình cho vay riêng với DNNVV: để phát triển hoạt động cho vay đối với các DNNVV, NHNN cần chỉ đạo các TCTD cân đối, ưu tiên nguồn vốn cho vay đối với các KHDNNVV, ban hành cơ chế cho vay , tạo điều kiện cho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các TCTD giảm lãi suât cho vay hợp lý, quy định quy trình cho vay đon giản, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo đủ các bước thực hiện trong quá trình cho vay. Ngoài ra, NHNN sẽ ghi nhận và xử lý kịp thời các vướng mắc, kiến nghị về các cơ chế để tạo

điều kiện tốt nhất cho DNNVV có thể tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng phục vụ hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao.

Tăng cường công tác thanh tra, giám sát: Việc thanh tra giám sát các NHTM để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM và đảm bảo an toàn trong hệ thống ngân hàng. Công tác thanh tra, giám sát cần được thực hiện nghiêm túc nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM. cần có các chế tài xử phạt rõ ràng, và thực thi chính xác, công bằng đối với các vi phạm.

Xây dựng chính sách tín dụng phù họp với DNNVV: Việc xây dựng chính sách tín dụng phù họp với DNNVV giúp thu hút các DNNVV và phát triển hoạt động cho vay đối với các khách hàng này. Ngân hàng cần đổi mới cơ chế cấp tín dụng, theo hướng thông thoáng, phù hợp , các quy định cho vay linh hoạt đối với các DNNVV

sẽ tạo ra sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế về: Tài sản thế chấp, lãi suất cho vay, phưong thức vay vốn, kỳ hạn,... giúp các DN tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn tín dụng. NHNN có các biện pháp cải tổ thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục

cho vay giúp các DN không bở lỡ cơ hội sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp ngân hàng có thể tiết kiệm chi phí trong hoạt động cấp tín dụng.

4,3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Đa dạng hóa sản phấm tín dụng, tìm kiếm các nguồn vốn giá rẻ, tham gia thị trường liên ngân hàng; hồ trợ và điều hòa vốn cho chi nhánh cũng như đáp ứng nhu

cầu vốn của KH: Vietinbank cần khai thác tốt các nguồn vốn tín dụng quốc tế, các nguồn vốn ưu đãi giá rẻ nhằm tạo điều kiện cho các DNNVV có cơ hội cao nhất trong việc tiếp cận nguồn vốn cho vay, giảm chi phí vay vốn, từ đó, các NHTM có thể đẩy mạnh thị phần, phát triển hoạt động cho vay đối với KHDNNVV.

Ban hành quy chế cho vay đối với DNNVV; đơn giản hóa thủ tục, nhưng đảm bảo đúng quy trinh, quy định pháp luật; bên cạnh đó, Vietinbank cần ban hành đồng

bộ hóa các văn bản, chính sách tín dụng vê xử lý nợ áp dụng trong toàn hệ thông, tạo điêu kiện hô trợ tài chính và xử lý nợ xâu của các DNNVV.

9 9 9 r

Đây mạnh công tác kiêm tra, kiêm soát chât lượng tín dụng

Nâng cao chât lượng cán bộ nhân viên trong công tác tuyên chọn và đào tạo: Mở các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho cán bộ chi nhánh nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như các kỹ năng cần thiết khác cho các cán bộ, việc tuyến dụng và đào tạo phù hợp sè giúp các cán bộ phát huy được các phâm chât và năng lực của mình trong công việc, từ đó nâng cao được năng suất, hiệu quả lao động trong hệ thống.

Hoàn thiện chất lượng cán bộ nhân viên trong công tác tuyến chọn và đào tạo: Mở các lóp đào tạo ngăn hạn và dài hạn cho cán bộ chi nhánh nhăm nâng cao trình

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Nội dung Chương 4 nhăm tập trung vào tìm kiêm các giải pháp đê giải quyêt vấn đề chính của nghiên cứu là: ’’Phát triển hoạt động cho vay đối với DNNVV tại Vietinbank Đống Đa”. Các giải pháp đề xuất ra với mong muốn tác động lên các yếu tố nội tại của Vietinbank Đống Đa. Bên cạnh đó, luận văn đưa ra một số đề xuất kiến nghị với các chủ thể còn lại tham gia thị trường là: Ngân hàng nhà nước và Vietinbank với mong muốn môi trường chung cho hoạt động cho vay được cải thiện.

Các giải pháp đưa ra đều hướng tới việc giải quyết một hay một số hạn chế cụ thế đã trình bày trong Chương hai và xuất phát từ trải nghiệm, đánh giá cá nhân của tác giả trong quá trình thực hiện hoạt động cho vay DNNVV. Với những đề xuất trong chương này, tác giả mong muốn có thế được ban lãnh đạo ngân hàng ghi nhận,

lắng nghe, hoàn thiện và triển khai có hiệu quả trên thực tế để phát triển hoạt động cho vay đối với DNNVV.

KÉT LUẬN

Việc phát triên hoạt động cho vay đôi với doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhiệm vụ quan trọng của Vietinbank nói chung và của Vietinbank Đống Đa nói riêng. Bởi lẽ, phát triển hoạt động cho vay DNNVV không những tạo ra phần lớn lợi nhuận cho Ngân hàng mà còn mang lại hiệu quả kinh tế chung cho xã hội cũng như tạo cơ hội phát triên cho các DNNVV theo định hướng của chính phủ. Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm tìm hiểu thực trạng về hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietinbank Đống Đa, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển hơn nữa hoạt động cho vay đối với nhóm khách hàng này tại Vietinbank Đống Đa.

Một phần của tài liệu Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh đống đa (Trang 107)