5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
2.1.5. Thực trạng kết quả học tập môn Cầu lông của sinh viên trường Đại học Thương
Qua điều tra đề tài đã thu thập được các kết quả học tập môn cầu lông của SV lớp tự chọn môn cầu lông học kì 2 năm học 2019-2020 của Trường Đại học Thương mại. Kết quả được trình bày ở bảng 2.4
27
Bảng 2.4. Thực trạng kết quả học tập môn Cầu lông của sinh viên trường Đại học Thương mại (n = 250)
TT Kết quả học tập Nam (n=50) Nữ (n=200) Tổng số SL % SL % SL % 1 Xuất sắc 0 0 0 0 0 0 2 Giỏi 5 10 15 7,5 20 8 3 Khá 7 14 26 13 33 13,2 4 Trung bình 30 60 115 53 145 58 5 Yếu 6 12 29 57,5 35 14 6 Kém 2 4 15 7,5 17 6,8
Nguồn: Điều tra khảo sát của nhóm nghiên cứu
Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả học tập môn Cầu lông của sinh viên trường Đại học Thương mại vẫn chưa cao, không có sinh viên nào có kết quả xuất sắc, tỷ lệ sinh viên đạt loại giỏi chỉ chiếm 8%, khá 13,2% còn lại là trung bình và yếu, kém, tỷ lệ trung bình chiếm đa số chiếm tới 58% Trong đó tỷ lệ yếu, kém đã chiếm từ 6,8-14%. Đây là vấn đề cần quan tâm để cải thiện tình hình học tập môn Cầu lông và tình hình học tâp môn giáo dục thể chất của sinh viên. Để làm sáng rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên đề tài đã tiến hành điều tra, phỏng vấn sinh viên nhà trường, kết quả phỏng vấn thu được thể hiện qua bảng 2.5.
Bảng 2.5. Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập môn cầu lông của sinh viên trường Đại học Thương mại (n =250)
TT Nội dung Mức độ Đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến SL % SL % SL %
1 SV chưa có tinh thần tự giác tích
cực tập luyện nội, ngoại khóa. 195 78 45 18 10 4
2
Do tập luyện ngoại khóa không có người hướng dẫn, cách thức tập luyện nhàm chán…
204 81,6 26 10,4 20 8
3 Do ảnh hưởng của điều kiện sân bãi
28
4
Sinh viên không có điều kiện tập
luyện ngoại khóa 225 90 20 8 5 2
5 Do đây là môn không tính vào
điểm trung bình toàn khóa học 227 90,8 18 7,2 5 2
Nguồn: Phỏng vấn, điều tra khảo sát của nhóm nghiên cứu
Qua khảo sát ý kiến của sinh viên ta thấy tới 78% là sinh viên chưa có tinh thần tích cực tự giác học tập cũng như tập luyện nội khóa, ngoại khóa. Đây thể hiện hạn chế của sinh viên trong việc ý thức, hiểu biết của mình về việc tập luyện.
81,6% cho rằng, việc tập luyện ngoại khóa không có người hướng dẫn, tập luyện chỉ mang tính tự phát, không có kế hoạch đã không đem lại hiệu quả tập luyện, dẫn tới kết quả học tập chưa cao.
90,4% cho rằng hạn chế về điều kiện sân bãi cũng làm ảnh hưởng không tốt tới kết quả học tập và tập luyện môn cầu lông (trời gió, nắng, mưa ảnh hưởng tới thành tích của người tập).
90 % sinh viên không có điều kiện tập luyện ngoại khóa do rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là dành rất ít thời gian cho việc tập luyện ngoại khóa vì sinh viên chưa hiểu hết tác dụng của thể thao mang lại và nó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục toàn diện đối với sinh viên đặc biệt trong giai đoạn đào tạo hiện nay.
Nhưng nguyên nhân chủ yếu là sinh viên không có ý thức do đây là môn học không quan trọng vì nó không tính điểm vào trung bình trung học tập toàn khóa và số lượng sinh viên không ý thức và nhận thức được tầm quan trọng của rèn luyện sức khỏe chiếm tới 90,8%.
Để có cách nhìn nhận khái quát về thực trạng học tập và tập luyện môn GDTC nói chung cũng như tập luyện ngoại khóa môn cầu lông nói riêng của sinh viên trường Đại học Thương mại, đề tài còn tiến hành đánh giá thể lực chung của sinh viên, xếp loại thể lực của sinh viên theo quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT.
2.1.6. Xếp loại thể lực của sinh viên theo quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT
Để đánh giá thực trạng thể lực của sinh viên, đề tài sử dụng các test đánh giá về thể lực theo tiêu chuẩn đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên của Bộ GDĐT (Quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 19/08/2008) với các test kiểm tra: Nằm ngửa gập bụng (lần); Bật xa tại chỗ (cm); Chạy 30m xpc (s); Chạy 5 phút tùy sức (m); Chạy
29
con thoi 4x10m (s).
Sau khi lựa chọn các test đặc trưng để đánh giá thể lực của sinh viên trường Đại học Thương mại đề tài đã tiến hành kiểm tra sơ bộ đối với đối tượng nghiên cứu là 250 sinh viên của trường. Kết quả kiểm tra được thể hiện tại bảng 2.6. Đây là đánh giá bước đầu năng lực thể chất của sinh viên trường Đại học Thương mại.
Bảng 2.6. Kết quả kiểm tra thể lực của sinh viên trường Đại học Thương mại (n=250)
T T
Nội dung kiểm tra.
Nam (n= 50) Nữ (n=200) Mức đạt x Đạt % Mức đạt x Đạt % 1 Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 18 19.892.16 39 78 17 15.23±4.21 112 56 2 Bật xa tại chỗ(cm) 209 21822.3 38 76 155 160.2±12.6 123 61.5 3 Chạy 30mXPC(s) 5.56 5.090.72 27 54 6.6 5.96±0.82 142 71 4 Chạy con thoi 4 x 10m (s) 12.3 11.65±2.02 28 56 12.9 12.23±1.43 130 65 5 Chạy tùy sức 5p'(m) 960 1045±75.64 37 74 890 882±37.2 139 69.5
Nguồn: Điều tra khảo sát của nhóm nghiên cứu
Qua kết quả kiểm tra 5 test đánh giá được lựa chọn ở trên cho thấy với kết quả của 50 sinh viên nam và 200 sinh viên nữ tham gia kiểm tra trong đó với test nằm ngửa gập bụng có 39 sinh nam đạt chiếm 78% số lượng sinh viên nam tham gia kiểm tra và nữ là 112 trên 200 người đạt 56%. Bật xa tại chỗ nam có 38 người đạt chiếm 76%và nữ là 123 chiếm 61.5%. Khi tiến hành kiểm tra test chạy 30mXPC nam đạt 54% số người tham gia kiểm tra và nữ chiếm 71%. Với test chạy con thoi 4 x 10m thì số sinh viên nam đạt 28/ 50 SV chiếm 56%, nữ đạt chiếm 65%. Với test kiểm tra cuối cùng thi số sinh viên nam đạt yêu cầu là 37 đạt 74% và nữ là 139 chiếm 69.5% số người tham gia phỏng vấn Bên cạnh đó ở bảng số liệu trên cho thấy thể chất của sinh viên của trường Đại học Thương mại vẫn ở mức chưa cao ở một số test thể lực, số lượng sinh viên chưa đạt vẫn còn ở mức trung bình chiếm khoảng 30% - 40%. Đây là con số không hề nhỏ cho chúng ta thấy về thực trạng thể chất của sinh viên trường Đại học Thương mại. Đây là vấn đề mà cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên trong nhà trường quan tâm và tìm ra nguyên nhân và phương án khắc phục để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên
30
của trường.