5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
2.2.1. Thực trạng tập luyện ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Thương mại
Như chúng ta đã biết hoạt động ngoại khóa là hoạt động do ý thức tự tập luyện của người tập là chính. Ngoại khóa có hai hình thức đó là tự tập luyện và tham gia các câu lạc bộ, dù ở bất cử hình thức nào thì tập luyện ngoại khóa đều nhằm mục đích nâng cao sức khỏe, nâng cao kĩ năng kĩ xảo động tác.
Theo điều tra, tìm hiểu phong trào tập luyện ngoại khóa môn cầu lông cũng như các môn thể thao khác của nhà trường cho ta thấy hiệu quả tập luyện ngoại khóa của sinh viên chưa cao kết quả này thể hiện qua kết quả phỏng vấn sinh viên của trường và nhận định của các chuyên gia về hoạt động ngoại khóa môn cầu lông cũng như các môn thể thao khác của sinh viên nhà trường.
Theo đánh giá của các chuyên gia cho thấy hoạt động ngoại khóa của nhà trường không có sự phát triển, hình thức tập luyện ngoại khóa tự do là chính nếu không chỉ là các câu lạc bộ nhỏ không có giáo viên hướng dẫn và tập luyện theo ý thích là chính nên kết quả tập luyện cũng chưa cao, các ý kiến nhận định của chuyên gia được thể hiện qua bảng số liệu.
Bảng 2.7. Ý kiến đánh giá của các chuyên gia về hoạt động ngoại khóa môn cầu lông của sinh viên trường Đại học Thương mại (n=11)
TT Nội dung SL (%)
1
Hoạt động ngoại khóa cầu lông của sinh viên trường đại học Thương mại Tốt Bình thường Chưa tốt 0 5 6 0 45.45 54.54 2
Hình thức hoạt động ngoại khóa môn cầu lông của sinh viên Theo CLB
Theo CLB có giáo viên hướng dẫn Tự tập luyện. 2 1 8 18.18 9.1 72.72
3 Ý thức tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên.
31 Bình thường Chưa tích cực 6 3 54.54 27.27 4
Nội dung tập sinh viên tham gia tập luyện ngoại khóa môn cầu lông.
Theo nội dung của giờ học chính khóa.
Nội dung được xây dựng riêng với sự hướng dẫn của giáo viên. Nội dung tự do.
3 2 6 27.27 18.18 54.54 5
Nhu cầu của người tập tham gia hoạt động ngoại khóa. Cao
Bình thường Không có nhu cầu
7 3 1 63.63 27.27 9.1 6
Môn cầu lông là môn thể thao được sinh viên yêu thích và phù hợp để phát triển. Đồng ý Không đồng ý Có ý kiến khác 9 0 2 81.81 0 18.18 7
Việc xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thương mại
Rất cần thiết. Cần thiết Không cần thiết. 10 1 0 90.90 9.1 0
Nguồn: Phỏng vấn, điều tra khảo sát của nhóm nghiên cứu
Theo sự đánh giá của các chuyên gia thì hoạt động ngoại khóa môn cầu lông của sinh viên trường đại học Thương mại chưa tốt. Số chuyên gia đánh giá chưa tốt chiếm 54.54% số chuyên gia còn lại đánh giá hoạt động ngoại khóa của sinh viên nhà trường ở mức trung bình không có chuyên gia nào đánh giá tốt hoạt động ngoại khóa của nhà trường.
Có 72.72% số chuyên gia cho rằng hoạt động ngoại khóa của sinh viên là do tự tập luyện là chính, có 2 người cho rằng số lượng sinh viên tập luyện theo hình thức các câu lạc bộ chiếm 18.18% số còn lại thì cho rằng hình thức tập luyện có giáo viên hướng dẫn chiếm 9.1% qua đây ta thấy số các chuyên gia đánh giá sinh viên trường Đại học Thương mại chủ yếu là hình thức tự tập luyện không tham gia vào CLB nào
32
hay là các lớp tập luyện có giáo viên hướng dẫn tập luyện. Chính vấn đề này làm giảm đi chất lượng của hoạt động ngoại khóa.
Trong khi các chuyên gia nhận thấy nhu cầu tập luyện ngoại khóa môn cầu lông của sinh viên trường Đại học Thương mại định là khá cao. Có 06 người cho rằng nhu cầu tập luyện ngoại khóa cầu lông của sinh viên nhà trường chiếm 63.63% và 27.27% số chuyên gia cho rằng nhu cầu của sinh viên nhà trường là bình thường trong việc tập luyện ngoại khóa môn cầu lông, số còn lại thì cho rằng sinh viên nhà trường không có nhu cầu về tập luyện ngoại khóa môn cầu lông chiếm 9.1%.
Có trên 50% các chuyên gia nhận định chủ yếu chất lượng tập luyện không tốt là do ý thức của sinh viên trong việc tham gia tập luyện ngoại khóa, hình thức tự tập luyện là chính và nội dung tập luyện tự do không có nội dung cụ thể và hệ thống thiếu sự hướng dẫn của giáo viên.
Qua thực trạng trên vấn đề đặt ra là cần phải xây dựng một chương trình ngoại khóa hợp lý. Mà trong đó có 81.81 % chuyên gia nhân định môn cầu lông là môn thể thao được sinh viên yêu thích và mong muốn tập luyện và các chuyên gia nhận định giảng viên của nhà trường có thể đáp ứng được việc xây dựng và giảng dạy chương trình ngoại khóa cho sinh viên nhà trường. Vì vậy có 100% số chuyên gia cho rằng rất cần thiết và cần thiết phải xây dựng được chương trình ngoại khóa môn cầu lông khoa học, hình thức và nội dung tập luyện ngoại khóa hợp lý cho sinh viên trường Đại học Thương mại, giúp sinh viên có thể tìm hiểu hơn và đạt kết quả tập luyện như ý về môn thể thao mình yêu thích.
2.2.2. Nhu cầu, động cơ tập luyện ngoại khóa môn Cầu lông cũng như các môn thể thao khác
Nhu cầu tập luyện ngoại khóa môn cầu lông cũng như các môn thể thao khác của sinh viên trong trường là rất lớn. Do số lượng tiết học trong chương trình học chính khóa không nhiều, sinh viên nắm được kĩ thuật mà không thể rèn luyện kĩ thuật thành kĩ năng kĩ xảo. Ngoài ra sinh viên có nhu cầu tập luyên ngoại khóa để nâng cao sức khỏe đáp ứng được điều kiện nghề nghiệp. Tìm hiểu nhu cầu tập luyện ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Thương mại, đề tài tiến hành điều tra thực trạng về việc tập luyện ngoại khóa thông qua hình thức phiếu phỏng vấn. Đối tượng phỏng vấn đề tài là sinh viên lớp học phần tự chọn môn cầu lông của trường (số phiếu phát ra là 250 phiếu số phiếu thu về là 250 phiếu).
33
Bảng 2.8. Nhu cầu tập luyện ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Thương mại
TT Nội dung phỏng vấn SL %
1
Nhu cầu tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa
Rất muốn 227 90,8
Bình thường 14 5,6
Không cần thiết 9 3,6
2
Môn TT được lựa chọn để tập luyện ngoại khóa?
Cầu lông 78 31,2
Bóng bàn 20 8
Bóng rổ 70 28
Bóng ném 56 22,4
Bóng chuyền 26 10,4
3 Nếu nhà trường tổ chức tập luyện ngoại khóa môn cầu lông cho sinh viên, Bạn có sẵn sàng tham gia không?
Rất sẵn sàng 97 38,8
Sẵn sàng 103 41,2
Lưỡng lự 35 14
Không tham gia 15 6
4 Mức độ tham gia tập luyện ngoại khóa
Thường xuyên 97 38,8
Thỉnh thoảng 95 38
Không tập 58 23,2
5 Động cơ tập luyện ngoại khóa môn cầu lông
Yêu thích môn Cầu lông 60 24
Giải trí, vui chơi, giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức khỏe 70 31,2 Để đạt kết quả tốt trong thi, kiểm tra. 95 38
Do lôi kéo của bạn bè 18 7,2
Vì các mục đích khác 7 2,8
6 Hình thức tập luyện ngoại khóa mong muốn?
Hình thức CLB có người hướng dẫn 161 64,4
34
Tự tập luyện 37 14,8
Nguồn: Phỏng vấn, điều tra khảo sát của nhóm nghiên cứu
Nhu cầu tập luyện ngoại khóa môn cầu lông:
Qua bảng 2.8 cho thấy, Số môn thể thao mà sinh viên Trường Đại học Thương mại tham gia là khá nhiều (5 môn, chưa kể các môn thể thao khác), nhưng lại có sự chênh lệch đáng kể. Qua bảng 2.8 dễ dàng nhận thấy về tổng thể các môn thể thao mà sinh viên Trường Đại học Thương mại ưa thích và tập luyện nhiều nhất là: cầu lông chiếm 31,2 %; bóng rổ 28%; Bóng chuyền và Bóng ném, còn các môn khác có thể do điều kiện sân bãi, thời gian hay tính hấp dẫn của môn thể thao đó mà không được sinh viên lựa chọn nhiều trong buổi tập ngoại khóa.
Như vậy có thể thấy, nội dung tập luyện thể thao ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học Thương mại nhìn chung là đa dạng, phong phú rải ra nhiều môn theo tỉ lệ khác nhau tùy theo đặc thù về điều kiện tập luyện hay nhu cầu, sở thích, giới tính. Nhưng có một điều dễ dàng nhận thấy đó là các môn thể thao được lựa chọn nhiều nhất là: cầu lông, bóng ném. Đây cũng là các môn có tính hấp dẫn cao, phổ biến, dễ tập, được giảng dạy trong chương trình học chính khóa và hàng năm nhà trường có tổ chức các giải thi đấu cho các môn thể thao này. Đây cũng là cơ sở để lựa chọn hình thức tập luyện ngoại khoá cho sinh viên Trường Đại học Thương mại hiện nay.
Môn Cầu lông được lựa chọn là môn thể thao được sinh viên tập luyện ngoại khóa chiếm tỉ lệ cao 31,2 %. Tâm thế của sinh viên mong muốn sẵn sàng tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa môn cầu lông nếu nhà trường tiến hành tổ chức thể hiện 80 % sinh viên cho rằng sẵn sàng tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa môn Cầu lông, trong đó có 38,8% là rất sẵn sàng. Số lượng sinh viên tham gia tập luyện ngoại khóa cũng chiếm đa số 76,8%.
Hình thức tập luyện ngoại khóa và thực trạng sv tham gia tập luyện ngoại khóa
Hình thức tập luyện ngoại khóa mà sinh viên mong muốn tham gia là tập luyện theo hình thức CLB có người hướng dẫn chiếm 64,4% điều này cho thấy sinh viên nhà trường đã nhận thức được giá trị của hình thức tổ chức câu lạc bộ.
Hình thức tự tập luyện chiếm khoảng 14,8%. Hình thức này có ưu điểm là sinh viên chủ động về mặt thời gian luyện tập theo sự đam mê, bằng ý thức tự giác tập luyện của cá nhân các môn thể thao: chạy, đi bộ, cầu lông, tập Thể dục thẩm mỹ…Hình thức tập luyện này có nhược điểm không có kế hoạch.
35
Hình thức tập luyện theo theo đội tuyển và theo các hình thức khác của sinh viên chiếm tỉ lệ khoảng 20%. Đây là loại hình hoạt động này diễn ra khi có các ngày lễ lớn, có các giải đấu trong và ngoài trường thì sinh viên mới luyện tập theo hướng đội tuyển, mang tính chất thời vụ.
Như vậy nhu cầu tập luyện theo hình thức câu lạc bộ vẫn là lựa chọn hàng đầu của sinh viên và đây là hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa TDTT thu hút được đông đảo sinh viên tham gia cũng như việc thúc đẩy tính tự giác tập luyện của sinh viên. Đây là tín hiệu quan trọng để lựa chọn hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa hợp lý cho sinh viên. Qua đó sẽ có tác dụng phát triển thể lực cho tất cả sinh viên nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo con người mới trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Từ những thực trạng nêu trên, cần có một phương pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa hợp lý đáp ứng được nhu cầu của người học để đem lại cho họ những kiến thức bổ ích, từ đó họ sẽ say mê, tích cực học tập. Con số trên cũng nói lên nhu cầu cao của sinh viên Trường Đại học Thương mại sẵn sàng tham gia tập luyện ngoại khóa môn cầu lông. Số sinh viên sẵn sàng tham gia so với số sinh viên lưỡng lự hoàn toàn chiếm ưu thế.
Động cơ tập luyện ngoại khóa môn cầu lông của sinh viên (theo bảng 2.8)
Kết quả ở bảng 2.8 cho thấy, đa số sinh viên có động cơ tập luyện ngoại khóa môn cầu lông thể hiện động cơ nhằm giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức khỏe; giải trí, vui chơi; để đạt kết quả tốt trong thi, kiểm tra đều chiếm tỉ lệ cao. Điều này chứng tỏ công tác tuyên truyền về giá trị hoạt động thể dục thể thao được cán bộ Bộ môn GDTC trường Đại học Thương mại triển khai rất hiệu quả. Một mặt sinh viên đã nhận thức và có được động cơ đúng đắn khi tham gia hoạt động thể dục thể thao. Khi sinh viên xây dựng động cơ tốt sẽ giúp quá trình luyện tập diễn ra thường xuyên và liên tục. Khi đó sẽ nâng cao được chất lượng GDTC nội khóa trong nhà trường và kết quả học tập được nâng lên do có sự chuẩn bị trước kì thi trong trường. Vì vậy khi tiến hành tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá môn cầu lông cần chú ý làm cho SV nhận thức đúng và đầy đủ được giá trị của hoạt động này.
Động cơ Do lôi kéo của bạn bè chiếm tỉ lệ khoảng 7,2%, điều này cho thấy tính tự giác chủ động về luyện tập hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học Thương mại là chưa tốt.
Động cơ tập luyện ngoại khóa TDTT để đạt kết quả tốt trong thi và kiểm tra chiếm tỉ lệ cao nhất 38%. Điều này chứng tỏ sinh viên tham gia tập luyện ngoại khóa môn cầu
36
lông vẫn chủ yếu để đối phó với thi và kiểm tra, chưa thực sự tự giác và hứng thú với tập luyện ngoại khóa môn cầu lông.
Chính vì vậy để đảm bảo duy trì được thực trạng trên, câu hỏi đặt ra cho nhà quản lý, Bộ môn GDTC là làm thế nào sinh viên có biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa môn cầu lông phù hợp với đặc điểm của Trường Đại học Thương mại để thu hút sinh viên tự giác tích cực tham gia tập luyện ngoại khóa trong nhà trường hiện nay.
2.2.3. Thực trạng tổ chức tập luyện ngoại khóa môn Cầu lông của sinh viên trường Đại học Thương mại.
2.2.3.1. Thực trạng thời gian, thời điểm và địa điểm tổ chức tập luyện ngoại khóa môn Cầu lông của sinh viên trường Đại học Thương mại
Để tìm hiểu tiếp thực trạng tập luyện ngoại khoá môn cầu lông của sinh viên Trường Đại học Thương mại, đề tài tiến hành điều tra thực trạng về thời gian, địa điểm, thời điểm tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học Thương mại qua hình thức phiếu phỏng vấn. Đối tượng phỏng vấn 250 sinh viên. Nội dung phỏng vấn của sinh viên bao gồm:
Thực trạng về thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa môn cầu lông. Thực trạng địa điểm tham gia hoạt động ngoại khóa môn cầu lông. Thực trạng về thời điểm tham gia hoạt động ngoại khóa môn cầu lông.
Những nguyên nhân nào làm cho sinh viên thích hoạt động ngoại khóa môn cầu lông.
Những yếu tố làm hạn chế sinh viên không tham gia hoạt động ngoại khóa môn cầu lông.
37
Bảng 2.9. Kết quả phỏng vấn về các yếu tố liên quan để tổ chức tập luyện ngoại khóa cho sinh viên (n=250)
TT Nội dung phỏng vấn Kết quả
Đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến
SL % SL % SL %
1.
Thời điểm tham gia hoạt động ngoại khóa môn cầu lông
- Tập trước giờ học (buổi sáng sớm) 49 19,6 173 69,2 28 11,2
- Tập vào buổi trưa (sau giờ học sáng). 31 12,4 189 75,6 30 12
- Tập sau giờ học chiều. 209 83,6 41 16,4 10 4
- Tập vào buổi tối. 189 75,6 51 20,4 10 4
2.
Địa điểm tham gia hoạt động ngoại khóa môn cầu lông
- Trong trường. 180 72 58 23,2 12 4,8
- Ngoài trường 68 27,2 170 68 12 4,8
3.
Thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa môn cầu lông - 01 buổi/1 tuần 185 74 51 20,4 14 5,6 - 02 buổi/1 tuần 145 58 95 38 10 4 - 03 buổi/1 tuần 60 24 186 74,4 4 1,6 - 04 buổi/1 tuần 0 0 0 0 0 0 Trên 04 buổi 0 0 0 0 0 0 4.
Những nguyên nhân tác động tích cực tập luyện ngoại khóa môn cầu lông
- Muốn vận động vui chơi. 166 66,4 73 29,2 11 4,4
- Muốn có sức khỏe tốt để học tập, lao động. 156 62,4 82 32,8 12 4,8
- Muốn nâng cao thành tích thi đấu môn cầu lông 58 23,2 178 71,2 14 5,6
- Muốn đạt kết quả tốt trong thi và kiểm tra 235 94 15 6 0 0