Kết quả nghiên cứu cho thấy, kiến thức chung đúng về ATTP đạt yêu cầu theo quy định đạt 93,4% (bảng 3.8). Kết quả này cao rất nhiều nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà (2021) 10,4% [20];hơn kết quả nghiên cứu của Lưu Thị Minh Lý (2018) 90,4% [29], của Đào Thị Thanh Thùy (2015) 72,7% [35], cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Phúc (2016) 73,1% [24] và cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thạc Cường (2015)73,5% [14]. Kết quả này hơi thấp so với chỉ tiêu trong Chiến lược quốc gia ATTP giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 do Thủ tướng chính phủ phê duyệt (đến năm 2015 là 70% và đến năm 2020 là 95% người sản xuất, chế biến, kinh doanh TP có kiến thức và thực hành về ATTP) [4]. Sau khi áp dụng Nghị định 155/2018/NĐ-NĐ về việc “Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ y tế” [7] cho phép cơ sở tự tập huấn và xác nhận kiến thức cho nhân viên tạo nên kết quả tốt trong việc củng cố kiến thức cho NCB. Nâng cao trách nhiệm của cơ sở trong việc nâng cao kiến thức ATTP cho chính nhân viên của mình khá
hiệu quả. Tuy nhiên chưa đạt tới 95% là do số lượng NCB tham gia tập huấn khơng đạt tối đa chi đạt có 91,9% một số khác tự cập nhập kiến thức
Qua đó cho thấy vẫn cần có sự giám sát, đơn đốc, nhắc nhở của chủ cơ sở/người quản lý nấu ăn và cán bộ y tế công ty về tuyên truyền kiến thức đảm bảo ATTP đối với NCB để góp phần đảm bảo vệ sinh ATTP cho bản thân và người tiêu dùng. Từ đó góp phần hạn chế xảy ra các nguy cơ NĐTP cũng như các bệnh truyền qua TP.