Nội dung thực hiện pháp luật về viên chức

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) pháp luật về quản lý viên chức từ thực tiễn trường đại học y tế công cộng, bộ y tế (Trang 29 - 47)

1.3.2.1. Thực hiện quy định về quyền và nghĩa vụ của viên chức

chung giống như cán bộ, công chức. Bên cạnh đó, do tính chất, đặc điểm hoạt động lao động của viên chức là hoạt động mang tính chuyên môn nghiệp vụ, nên Luật Viên chức đã quy định các quyền của viên chức theo hướng mở hơn so với cán bộ, công chức, tạo điều kiện để viên chức có thể phát huy được tài năng, sức sáng tạo, khả năng cống hiến trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay. Đó là các quyền về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định (Điều 14 Luật Viên chức). Bên cạnh đó, Luật Viên chức cũng đã hoàn thiện hệ thống các nghĩa vụ của viên chức (bao gồm cả những việc viên chức không được làm) phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của viên chức.

Thực hiện quyền và nghĩa vụ của viên chức là một trong những nội dung rất quan trọng của thực hiện pháp luật về viên chức, đặt nền tảng cho mối quan hệ giữa nhà nước và viên chức trong quá trình cung cấp các dịch vụ công. Những quy định về quyền và nghĩa vụ của viên chức là thước đo điều chỉnh hành vi của viên chức. Viên chức vừa là công dân, vừa là người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Việc thực hiện các quy định về quyền, nghĩa vụ của viên chức bao gồm:

Thứ nhất, thực hiện những quyền, nghĩa vụ như mọi công dân, bởi vì trước khi là viên chức, họ là công dân Việt Nam, nên đương nhiên có những quyền và nghĩa vụ như công dân: được pháp luật bảo vệ, sống trong môi trường trong lành, quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, kết hôn, ly hôn, tự do ngôn luận, tự do đi lại, … Thực hiện các quyền về con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp 2013, gồm 36 điều (từ điều 14 đến điều 49) và thực hiện các văn bản luật khác có liên quan như Luật quốc tịch, Luật hôn nhân và gia đình, Luật bảo hiểm y tế, Luật vệ sinh an toàn thực phẩm, …

tư cách là chủ thể cung cấp các dịch vụ công. Việc áp dụng và thực hiện những quyền cơ bản của viên chức khi tham gia vào hoạt động nghề nghiệp (được hưởng các quyền lợi về vật chất và tinh thần) luôn được pháp luật bảo vệ; được đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ; được đảm bảo các điều kiện để làm việc: máy móc, trang thiết bị, tài liệu, ..; được biết các thông tin liên quan đến công việc, cơ quan, đơn vị nơi viên chức làm việc; được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật: tiền lương, nâng bậc lương, hưởng các phụ cấp, chính sách ưu đãi, nghỉ lễ, nghỉ phép, nghỉ tết, … Ngoài ra, viên chức phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ (bổn phận của viên chức phải thực hiện hoặc không thực hiện) theo quy định của pháp luật, của đơn vị nơi viên chức làm việc; thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của viên chức; …

Thực hiện quyền và nghĩa vụ là hai mặt của một vấn đề tạo nên địa vị pháp lý của viên chức trong mối quan hệ mà pháp luật về viên chức điều chỉnh. Tuy nhiên, trên cơ sở những đặc điểm mang tính đặc thù của đội ngũ viên chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức cần có những quy định về quyền và nghĩa vụ phù hợp, việc thực hiện những quy định về quyền, nghĩa vụ của viên chức hiện nay còn có những hạn chế sau:

- Việc thực hiện các quy định về nghĩa vụ viên chức còn chưa hiệu quả,

có chất lượng do quy định về nội dung này còn mang nặng định tính, khó xác định, đánh giá được trên thực tế; mang tính chính trị hơn là tính pháp lý, nên việc xử lý kỷ luật đối với viên chức vi phạm khó xác định, việc đánh giá tính chất, mức độ vi phạm không được rõ ràng, dẫn đến việc xử lý kỷ luật trong nhiều trường hợp không chính xác.

- Chưa có quy định về quyền của viên chức quản lý, quy định về nghĩa

vụ của nhóm viên chức quản lý không có sự khác biệt so với nghĩa vụ của viên chức. Do đó, chưa thực sự tạp được động lực, trách nhiệm đối với nhóm

viên chức quản lý.

1.3.2.2. Thực hiện quy định về tuyển dụng viên chức

Với ý nghĩa là lựa chọn người để làm việc, đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của một tổ chức nên hoạt động tuyển dụng mang tính cạnh tranh cao, không chỉ có sự cạnh tranh giữa những người tham gia tuyển dụng mà còn có sự cạnh tranh giữa các tổ chức trong việc tuyển dụng người làm việc. Chất lượng nguồn nhân lực có tính chất quyết định đến hiệu quả hoạt động của một tổ chức. Vì vậy, các đơn vị tuyển dụng sẽ đưa ra các yêu cầu để lựa chọn được những người có trình độ chuyên môn, có năng lực làm việc, phẩm chất đạo đức phù hợp với vị trí việc làm.

Tuyển dụng là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý hoạt động có tính quyết định cho sự phát triển của mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị. Các đơn vị sự nghiệp công lập cũng vậy, việc tuyển dụng viên chức có tính quyết định cho sự phát triển của đơn vị. Việc tuyển dụng được những viên chức giỏi thì hoạt động của đơn vị sẽ đạt hiệu quả cao. Theo quy định của Luật Viên chức, việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế, thông qua hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển, theo nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật, đảm bảo tính cạnh tranh. Hình thức thi, nội dung thi phải phù hợp với ngành nghề, đảm bảo lựa chọn được những người có phẩm chất, có trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. Luật cũng quy định hình thức tuyển dụng qua xét tuyển với các trường hợp đặc biệt.

Luật Viên chức 2010, đã đưa ra khái niệm về tuyển dụng viên chức như

sau: “Tuyển dụng là việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực

vào làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập”. Để được làm viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập, người được tuyển dụng phải có phẩm chất đạo đức, có trình độ và năng lực để đảm nhiệm công việc.

Việc tuyển dụng viên chức phải tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện, hình thức, nội dung tuyển dụng nhằm đảm bảo các nguyên tắc trong tuyển dụng, phải thực sự xuất phát từ nhu cầu công việc, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp mà viên chức đảm nhận, quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Công việc mà viên chức đảm nhận phải phù hợp với vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp của đơn vị. Như vậy, giữa việc tuyển dụng viên chức và xây dựng vị trí việc làm có mối liên hệ với nhau, danh mục vị trí việc làm là bản mô tả công việc của mỗi vị trí chức danh với những nhiệm vụ cụ thể, chi tiết, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc, các ứng xử cần thiết cho yêu cầu vị trí việc làm đó. Xây dựng danh mục vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp làm cơ sở để tuyển dụng đúng người, đúng việc, đúng số lượng, đảm bảo cơ cấu hợp lý.

Ngoài các điều kiện theo quy định của pháp luật, người tham gia dự tuyển viên chức phải đáp ứng thêm những điều kiện mà đơn vị sự nghiệp công lập đặt ra. Các điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức được thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Viên chức và Điều 5 Nghị định số 115/2019/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Thứ nhất, người được tuyển dụng phải có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam vì hoạt động nghề nghiệp của viên chức là thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ quản lý nhà nước. Điều kiện trên nhằm đảm bảo cho hoạt động quản lý của nhà nước: hộ khẩu thường trú, tạm trú, chứng minh nhân dân, giấy khai sinh,...

Thứ hai, người được tuyển dụng phải đạt một độ tuổi nhất định (từ 18 tuổi trở lên). Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực hoạt động tuổi dự tuyển có thể thấp hơn: văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, ... nhưng phải từ đủ 15 tuổi trở lên và được sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật. Quy định

này nhằm đảm bảo khả năng thực hiện công việc và chịu trách nhiệm về hành vi của mình (trách nhiệm pháp lý). Quy định về độ tuổi dự tuyển để tạo mặt bằng chung, bảo đảm khả năng làm việc của viên chức.

Thứ ba, có nguyện vọng làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thể

hiện qua đơn đăng ký dự tuyển, mẫu đơn đăng ký dự tuyển theo Nghị định số

115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Thứ tư, phải có lý lịch rõ ràng, giúp đơn vị sự nghiệp công lập có thể biết được những thông tin cơ bản của người đăng ký dự tuyển như: gia đình, quá trình học tập, công tác, ... Làm cơ sở cho việc quản lý viên chức. Lý lịch phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển.

Thứ năm, có trình độ chuyên môn, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập nhằm cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước. Mang tính nghề nghiệp cao nên có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ đối với người đăng ký dự tuyển viên chức. Thể hiện qua các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề được các cơ sở giáo dục, đào tạo cấp hoặc năng khiếu, kỹ năng đặc biệt phù hợp với vị trí việc làm.

Thứ sáu, hoạt động nghề nghiệp của viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm cung cấp dịch vụ công và phục vụ quản lý nhà nước nên yêu cầu đối với người tham gia dự tuyển viên chức phải có đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện công việc, nhiệm vụ. Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, không có sức khỏe thì không thể lao động có hiệu quả, vì vậy thể lực có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nghề nghiệp cũng như hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của viên chức sau này. Người đăng ký dự tuyển viên chức phải có

giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng theo quy định tại Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn khám sức khỏe.

Thứ bảy, ngoài ra, đơn vị sự nghiệp công lập có thể đặt ra các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm nhưng không được trái với quy định của pháp luật như về ngoại hình, giọng nói, ...

Thứ tám, để được hưởng quyền lợi ưu tiên trong tuyển dụng viên chức theo quy định của pháp luật, người tham gia dự tuyển viên chức phải cung cấp giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có) do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực.

Ngoài ra việc tuyển dụng viên chức phải được thực hiện theo một trình tự nhất định, theo quy định của pháp luật. Hiện nay, công tác tuyển dụng viên chức được phải điều chỉnh, thực hiện theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02 tháng12 năm 2020 của Bộ Nội vụ ban hành quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

Hoạt động nghề nghiệp của viên chức liên quan đến sức khỏe, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao, ... Là những lĩnh vực luôn được xã hội quan tâm nên quá trình sàng lọc, lựa chọn người để làm việc là những người phải có phẩm chất, trình độ và năng lực. Vì vậy, điều kiện tiên quyết để lựa chọn người làm việc là người đăng ký dự tuyển viên chức phải có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm, phải có tư cách đạo đức tốt, khả năng giải quyết công việc được giao.

Viên chức năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành, tuân theo trình tự nhất định. Việc tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng viên chức theo quy định của Luật Viên chức đã thể hiện tinh thần đổi mới theo hướng phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trong công tác tuyển dụng; lập kế hoạch, chỉ tiêu, nội dung, hình thức thi tuyển, Nhà nước chỉ quy định tiêu chuẩn, điều kiện chung đối với từng ngành, lĩnh vực sự nghiệp.

Quy trình tuyển dụng viên chức được công khai ở đơn vị tuyển dụng, quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng chủ thể trong quá trình thực hiện tuyển dụng. Quy chế tuyển dụng được công khai, dân chủ, khách quan đánh giá người được tuyển dụng, tạo điều kiện cho người có trình độ, năng lực làm đúng ngành nghề đào tạo, đúng vị trí việc làm.

Trên cơ sở quy định của Luật Viên chức năm 2010 và các quy định của Chính phủ, Bộ Nội vụ về tuyển dụng viên chức, các Bộ, ngành đều có văn bản cụ thể hóa quy định về phân cấp tuyển dụng phù hợp với đặc điểm, tình hình của cơ quan, đơn vị mình. Trong quá trình tổ chức tuyển dụng viên chức, các đơn vị đều xây dựng kế hoạch cụ thể, bảo đảm nguyên tắc, quy trình tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy định. Việc tổ chức thi tuyển, xét tuyển viên chức đã từng bước đi vào nề nếp.

Việc phân cấp thẩm quyền tuyển dụng viên chức đã gắn với thẩm quyền sử dụng, trao quyền nhiều hơn cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức tuyển dụng viên chức gắn với vị trí việc làm và cơ cấu chức danh nghề nghiệp của viên chức ở các cơ quan, đơn vị.

Có thể nhận thấy các quy định về tuyển dụng viên chức ở nước ta đã có những thay đổi rất lớn từ việc quy định hình thức xét tuyển là phổ biến

chuyển sang quy định hình thức thi tuyển là phổ biến, đã có sự phân biệt giữa tuyển dụng công chức với viên chức. Tuy nhiên, các quy định hiện hành về tuyển dụng vẫn chưa tạo được sự thu hút rộng rãi sự tham gia của công dân vào tuyển dụng; tính cạnh tranh, khách quan, công bằng trong tuyển dụng chưa cao. Bên cạnh đó việc tổ chức thực hiện trên thực tế còn chưa nghiêm, còn có hiện tượng tiêu cực trong quá trình thi tuyển, tạo ra một tâm lý cho xã hội thi tuyển viên chức chỉ là hình thức. Vì vậy, để tuyển dụng những người thật sự có tâm, có tài cho đội ngũ viên chức, cần phải thực hiện các quy định hiện hành về thi tuyển viên chức một cách công bằng, nghiêm minh.

Nếu như việc tuyển dụng công chức căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế thì với viên chức có sự khác biệt rõ nét. Đó là căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) pháp luật về quản lý viên chức từ thực tiễn trường đại học y tế công cộng, bộ y tế (Trang 29 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)