Giới thiệu về Trường Đại học Y tế công cộng, Bộ Y tế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) pháp luật về quản lý viên chức từ thực tiễn trường đại học y tế công cộng, bộ y tế (Trang 57)

5. 2.1.1. Sự hình thành và phát triển

Trường Đại học Y tế công cộng được thành lập theo Quyết định số 65/2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Trường Cán bộ quản lý ngành y tế trực thuộc Bộ Y tế. Trường Đại học Y tế công cộng là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trước đây, Trường đóng tại số 138, đường Giảng Võ, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, từ ngày 01/11/2016, Trường chuyển về địa điểm mới tại số 1A, đường Đức Thắng, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Trường đã được Bộ Y tế thẩm định và phê duyệt các văn bản quan trọng về tổ chức bộ máy, nhân sự. Ngay từ khi thành lập Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2175/QĐ-BYT ngày 11/06/2001 về việc ban hành Quy chế tạm thời về Tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Y tế công cộng, tiếp theo đó là Quyết định số 3756/QĐ-BYT ngày 03/10/2012 về việc Ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Y tế công thay thế Quy chế tạm thời. Để phù hợp với tình hình mới và sự phát triển, lớn mạnh không ngừng của Nhà trường, ngày 18/10/2016, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 6221/QĐ-BYT về việc Ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Y tế công cộng năm 2016.

Thực hiện Luật số 34/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi bổ, sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Hội đồng trường Trường

Đạo học Y tế công cộng đã được thành lập và được Bộ Y tế công nhận theo Quyết định số 3535/QĐ-BYT ngày 12/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Ngay sau khi thành lập, Hội đồng trường đã tiến hành họp, thảo luận và ban hành các văn bản theo chức năng và nhiệm vụ được giao. Trong đó văn bản quan trọng nhất là Quy chế Tổ chức và hoạt động mới của Trường Đại học Y tế công cộng được ban hành tại Nghị quyết số 11/NQ-HĐT ngày 21/10/2020, đây là bản Quy chế đầy đủ, chặt chẽ, phù hợp với tình hình chung của sự phát triển, lớn mạnh của Nhà trường.

Ngày 16/05/2015, Trường Đại học Y tế công cộng ban hành Quyết định số 665/QĐ-YTCC của Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế công cộng về việc ban hành kế hoạch chiến lược giai đoạn 2013 - 2020, bản kế hoạch là định hướng cho các hoạt động của Phòng, khoa, đơn vị và Trung tâm trực thuộc Trường; Nhằm xác định rõ vị trí, vai trò của các công việc tại các đơn vị thuộc Trường, Trường đã xây dựng, hoàn thiện và xin phê duyệt 03 bản Đề án vị trí việc làm, trong đó bản Đề án vị trí việc làm giai đoạn 2016 - 2018 được ban hành kèm theo Tờ trình số 899/TTr-ĐHYTCC ngày 19/06/2016 về phê duyệt đề án xác định vị trí việc làm của Trường Đại học Y tế công cộng đang được áp dụng và thực hiện.

2.1.2. Những đặc điểm chính của Trường

2.1.2.1. Trách nhiệm quản lý nhà nước

Trường dưới sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của Bộ Y tế; chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và chịu sự quản lý của các cơ quan chức năng khác theo quy định của pháp luật.

2.1.2.2. Tổ chức Đảng, Đoàn thể

- Hệ thống chính trị của Trường gồm: Đảng bộ, Hội đồng Trường, chính quyền Nhà trường và các Tổ chức chính trị - xã hội.

- Tổ chức Đảng cộng sản trong Trường: Lãnh đạo Trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiếp pháp và phát luật; theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đảng, Điều lệ Đảng, Nghị quyết và Chỉ thị của Đảng.

- Hội đồng Trường thực hiện các chức năng và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật quy định tại Luật Giáo dục, Điều lệ Trường Đại học và các quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.

- Các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể trong Trường gồm: Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoạt động theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục theo quy định của pháp luật, phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể đã được xác định.

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học Y tế công cộng

2.1.3.1. Chức năng

Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế có trình độ đại học, sau đại học; đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành y tế về quản lý và theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; tổ chức hoạt động khoa học, công nghệ và chuyển giao công nghệ; phát triển hợp tác trong và ngoài nước; tổ chức cung cấp dịch vụ xét nghiệm và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

2.1.3.2. Nhiệm vụ của Trường Đại học Y tế công cộng

Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế trình độ đại học và sau đại học có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc, có ý thức phục vụ

nhân dân nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực y tế phục vụ công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

Đào tạo và bồi dưỡng về quản lý cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành y tế và đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho cán bộ ngành y tế.

Nghiên cứu khoa học, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực y tế công cộng, quản lý y tế và lĩnh vực có liên quan theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục Đại học và các quy định khác của pháp luật.

Hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu và cung cấp dịch vụ y tế với các tổ chức trong và ngoài nước.

Tổ chức cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội khi có đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền cho phép, bao gồm: đào tạo, khoa học công nghệ, khám, sàng lọc, xét nghiệm, tư vấn sức khỏe, điều trị dự phòng, phục hồi chức năng.

Xây dựng tổ chức bộ máy, tuyển dụng, quản lý bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động. Chăm lo đời sống tinh thần, vật chất, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động.

Phát triển các chương trình đào tạo theo mục tiêu xác định, bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.

Tuyển sinh và quản lý người học theo quy định hiện hành.

Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá.

Thành lập và phát triển cơ sở thực hành, các trung tâm, cơ sở dịch vụ, khoa học kỹ thuật phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và cung ứng dịch vụ y tế và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật.

2.1.4. Tổ chức bộ máy và đội ngũ viên chức

Trường Đại học Y tế công cộng là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên. Trường thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính từ năm 2007. Trường thực hiện theo Nghị định 43/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự ngiệp công lập và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Trường được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính năm 2015 tại QĐ số 1424/QĐ-BYT ngày 17/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Hiện tại, Trường được Bộ Y tế phê duyệt đề án điều chỉnh, bổ sung vị trí việc làm và số lượng người làm việc gồm 111 vị trí; 140 người làm việc và 05 hợp đồng lao động (theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập) theo Quyết định số 5279/QĐ-BYT ngày 06/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt đề án sửa đổi, bổ sung vị trí việc làm của Trường Đại học Y tế công cộng. Hiện nay cơ cấu tổ chức của Trường như sau:

2.1.4.1. Mô hình tổ chức: Trường Đại học Y tế công cộng được tổ chức theo ba cấp:

- Ban Giám hiệu;

- Khoa, Trung tâm, Phòng chức năng và các đơn vị trực thuộc;

- Bộ môn.

2.1.4.2. Cơ cấu tổ chức của Trường

- Hội đồng Trường;

- Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng;

- Hội đồng Khoa học và Đào tạo và các hội đồng tư vấn. - Các Phòng chức năng:

+ Phòng Quản lý Đào tạo;

+ Phòng Công tác học viên, sinh viên;

+ Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác phát triển; + Phòng Quản trị - Công nghệ;

+ Phòng Tài chính kế toán; + Phòng Tổ chức - Hành chính;

+ Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Khảo thí; - Các Khoa/Bộ môn:

+ Viện Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành y tế; + Khoa Y học cơ sở;

+ Khoa các Khoa học cơ bản; + Khoa Khoa học xã hội và Hành; + Khoa Quản lý và Chính sách Y tế;

+ Khoa Sức khỏe môi trường và Nghề nghiệp; + Khoa Y học lâm sàng;

+ Bộ môn Ngoại ngữ.

+ Trung tâm Thông tin và Thư viện; + Trung tâm Xét nghiệm;

+ Phòng khám đa khoa;

+ Trung tâm Nghiên cứu chính sách và Phòng chống chấn thương; + Trung tâm Nghiên cứu Y tế công cộng và Hệ sinh thái;

+ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học sức khỏe; + Trung tâm Đào tạo theo nhu cầu xã hội;

+ Tạp chí Khoa học Nghiên cứu sức khỏe và Phát triển.

Bảng 2.1. Số lượng biên chế viên chức của

Trường Đại học Y tế công cộng được Bộ Y tế giao năm 2020

TT Tên trường Biên chế được giao Biên chế đã thực hiện Biên chế còn lại

1 Trường Đại học Y tế công cộng 140 108 32

(Nguồn: Trường Đại học Y tế công cộng)

Bảng 2.2: Cơ cấu viên chức của Trường Đại học Y tế công cộng TT Tên trường Vị trí lãnh đạo quản lý Vị trí làm việc hoạt động nghề nghiệp Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ 1 Trường Đại học Y tế công cộng 43 69 33

(Nguồn: Đề án vị trí việc làm năm 2019 - Trường Đại học Y tế công cộng)

2.1.5. Các hoạt động của Trường

2.1.5.1. Về công tác đào tạo

Trường thực hiện đào tạo theo các chương trình đã được Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Phòng Quản lý Đào tạo của Trường xây dựng kế hoạch giảng dạy toàn năm học theo chương trình đào tạo. Kế hoạch giảng dạy được thông qua toàn trường trước khi bắt đầu năm học mới.

Quy mô học viên, sinh viên của Trường tăng đều trong những năm gần đây về số lượng học viên và sinh viên. Năm học 2017 - 2018 Nhà trường hoàn thành hồ sơ đăng ký đào tạo Cử nhân Xét nghiệm Y học dự phòng hình thức Vừa làm vừa học và đã được phê duyệt đào tạo ba mã ngành mới: Cử nhân Công tác xã hội; Cử nhân Dinh dưỡng và Cử nhân Xét nghiệm y học. Năm 2019, trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo thêm 02 chương trình cử nhân gồm: Cử nhân Kỹ thuật Phục hồi chức năng và Cử nhân Kỹ thuật Công nghệ môi trường trình độ đại học. Về đào tạo sau đại học Nhà trường duy trì các lớp tại địa phương cũ và mở rộng quy mô đào tạo đến các địa phương của khu vực 3 Tây (Tây Nguyên, Tây Bắc và Tây Nam Bộ) theo chủ trương của chính phủ. Đồng thời còn phối hợp với các đơn vị liên quan để mở các lớp đào tạo theo nhu cầu.

Hiện nay, Trường Đại học Y tế công cộng đang đào tạo các chương trình trình độ Đại học bao gồm: Cử nhân Y tế công cộng hình thức chính quy; Cử nhân Y tế công cộng hình thức vừa làm vừa học; Cử nhân Xét nghiệm Y học Dự phòng hình thức chính quy; Cử nhân Xét nghiệm Y học hình thức chính quy; Cử nhân Dinh dưỡng hình thức chính quy; Cử nhân Công tác xã hội hình thức chính quy; Cử nhân Kỹ thuật Phục hồi chức năng và Cử nhân Kỹ thuật Công nghệ môi trường. Chương trình đào tạo sau Đại học bao gồm: Tiến sĩ Y tế công cộng; Thạc sĩ Y tế công cộng; Tiến sĩ quản lý bệnh viện; Thạc sĩ Quản lý bệnh viện; Chuyên khoa cấp I Y tế công cộng; Chuyên khoa cấp II Tổ chức và Quản lý y tế.

Ngoài ra hàng năm, Trường Đại học Y tế công cộng tổ chức nhiều lớp ngắn hạn theo chỉ tiêu của Bộ Y tế và theo nhu cầu xã hội để bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân lực y tế, gồm: Quản lý Hành chính nhà nước; Truyền thông chính sách; Quản lý Chất lượng bệnh viện; Quản lý Bệnh viện; Phương pháp lập kế hoạch; Kỹ năng quản lý cơ bản; Kỹ năng lãnh đạo

quản lý; Kinh tế y tế; Giám sát hỗ trợ; Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra; An toàn vệ sinh lao động trong ngành y tế; Các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe; Đánh giá chương trình nâng cao sức khỏe; Nâng cao năng lực truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân viên Y tế; Phân tích số liệu và biết báo cáo nghiên cứu định tính; Phương pháp dạy học tích cực trong Y tế công cộng; Phương pháp định tính trong y học; Phương pháp nghiên cứu kết hợp trong y học; Quản lý trang thiết bị- cơ sở hạ tầng trong Y tế;Thiết kế sản phầm truyền thông; Tiếp thị xã hội; Truyền thông thay đổi hành vi; Truyền thông và vận động chính sách .

Mỗi ngành đào tạo đều có đủ giảng viên theo quy chuẩn mở ngành. Tính đến 31/8/2020, Trường có 104 giảng viên cơ hữu, chiếm 60% trên toàn bộ cán bộ cơ hữu. Trong đó có 3 Giáo sư (2,9%), 19 Phó giáo sư (18,3%), 21 Tiến sĩ (20,2%), 57 Thạc sĩ (54,8%), 4 trình độ Cử nhân (3,8%). Do đặc thù của ngành y tế trong công tác phối hợp Viện - Trường và do cơ cấu giảng viên Trường còn một số giảng viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy các lĩnh vực quản lý y tế nên Trường đã mời giảng viên thỉnh giảng từ các trường Đại học, các viện nghiên cứu, các bệnh viện,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) pháp luật về quản lý viên chức từ thực tiễn trường đại học y tế công cộng, bộ y tế (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)