Thực hiện quy định về sử dụng, luân chuyển, biệt phái viên chức

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) pháp luật về quản lý viên chức từ thực tiễn trường đại học y tế công cộng, bộ y tế (Trang 72)

Tại Trường Đại học Y tế công cộng, các quy định về luân chuyển, biệt phái viên chức được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Nhằm tăng quyền tự chủ, tự quyết định và chịu trách nhiệm trước quyết định của Hiệu trưởng các Trường Đại học theo chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định số 7180/QĐ- BYT ngày 30/11/2018 về việc phân cấp thẩm quyền quyết định nâng lương, biệt phái, kéo dài thời gian công tác, nghỉ hưu, thôi việc đối với viên chức hạng 1 tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế. Theo đó, các nội dung về luân chuyên, biệt phái viên chức hoàn toàn do Hiệu trưởng Trường quyết định. Trong những năm qua, Trường Đại học Y tế công cộng tiến hành luân chuyển các nội dung công việc đối với các vị trí tại Phòng Tài chính kế toàn, Tổ chức cán bộ theo quy định. Công tác điều động, biệt phái do các yếu tố khách quan và chủ quan Trường chưa tiến hành thực hiện.

2.2.3. Thực hiện quy định về đào tạo, bồi dưỡng viên chức

Đào tạo, bồi dưỡng viên chức là một trong những hoạt động cơ bản của quản lý viên chức. Nó bao gồm các hoạt động đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng.

Chất lượng viên chức, đặc biệt là chất lượng của giảng viên là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo của Trường. Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Trường luôn chú trọng công tác ĐTBD, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước và các tiêu chuẩn khác. Đảng uỷ, Ban Giám hiệu luôn xác định việc ĐTBD đội ngũ giảng viên mang tính chiến lược, coi đây là công việc phải làm thường xuyên, liên tục và lâu dài để xây dựng một đội ngũ giảng viên đủ về số

lượng, phù hợp về cơ cấu và chất lượng cao, phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài, đặc biệt là trước yêu cầu tự chủ các Trường Đại học và sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các Trường và yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay. Tính đến 31/8/2020, Trường có 104 giảng viên cơ hữu (bao gồm cả viên chức và hợp đồng lao động), chiếm 54% trên toàn bộ cán bộ cơ hữu. Trong đó có 3 Giáo sư (2,9%), 19 Phó giáo sư (18,3%), 21 Tiến sĩ (20,2%), 57 Thạc sĩ

(54,8%), 4 trình độ Cử nhân (3,8%).

Đội ngũ viên chức của Trường không chỉ có yêu cầu về nâng cao trình độ chuyên môn mà trình độ về lý luận chính trị là yêu cầu bắt buộc.

Về trình độ tin học, ngoại ngữ: 100% viên chức đã qua ĐTBD về tin học, ngoại ngữ. Trong đó, có 14 người có trình độ tin học từ đại học trở lên, 23 người có trình độ Tiếng anh từ đại học trở lên.

Ngoài ra, Trường đã và đang tạo điều kiện cho các viên chức được học tập nâng cao trình độ, hiện nay có rất nhiều viên chức đang theo học các lớp đào tạo sau đại học, nghiên cứu sinh trong và ngoài nước (Bảng 2.6). Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ: kỹ năng sử dụng tin học, ứng dụng các phần mềm, nghiệp vụ giảng dạy và nghiên cứu… cho viên chức và tạo điều kiện cho viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng liên quan đến nhiệm vụ được giao.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng được Trường quy định tại Quyết định số 705/QĐ-ĐHYTCC ngày 31/8/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế công cộng về việc ban hành “Quy chế đào tạo, bồi dưỡng viên chức, hợp đồng lao động của Trường Đại học Y tế công cộng và “Quy trình xét duyệt đào tạo, bồi dưỡng”. Quy định của Trường thực hiện đúng theo các quy định tại Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số Điều của Nghị định số

101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017. Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Trường tiến hành họp, xét điều kiện, tiêu chuẩn của viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, ... đảm bảo công khai, dân chủ, đúng đối tượng.

Bảng 2.3. Viên chức đang học tập nâng cao trình độ

Stt Tên trường Thạc sĩ Nghiên cứu sinh

1 Đào tạo trong nước 6 15

2 Đào tạo nước ngoài 1 6

Tổng cộng: 7 21

(Nguồn: Trường Đại học Y tế công cộng)

Viên chức, người lao động được cử đi đào tạo, bồi dưỡng cũng được Trường quy định chi tiết về chế độ thu nhập và các chế độ hỗ trợ cụ thể tại Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường. Cụ thể như:

Đối với viên chức, người lao động đi đào tạo trong nước khối chuyên viên học trong giờ hành chính: được hưởng lương chính (100%) và phụ cấp (nếu có). Lương tăng thêm được hưởng theo thời gian viên chức làm việc tại Trường (căn cứ bảng chấm công của đơn vị). Học ngoài giờ hành chính sẽ được hưởng lương chính (100%), lương tăng thêm và phụ cấp (nếu có); Đối với khối giảng viên học tập trung: được hưởng 100% lương ngạch bậc, nếu tham gia giảng dạy thì được thanh toán thù lao theo chế độ vượt định mức giờ chuẩn giảng dạy. Học không tập trung: được hưởng 100% lương 1 (ngạch, bậc); lương tăng thêm được trả theo mức độ hoàn thành mức giờ chuẩn giảng dạy.

Đối với VC-NLĐ đi đào tạo sau đại học và các khóa học ngắn hạn ở nước ngoài: VC-NLĐ được nhận học bổng liên tục trong suốt quá trình học nhưng vẫn có thời gian tham gia công tác giảng dạy của Trường thì được

hưởng 40% lương 1 theo quy định của Nhà nước, 100% lương tăng thêm và ăn trưa trong thời gian tham gia tại Trường; VC-NLĐ được nhận học bổng theo tháng tham gia khóa học trong năm, được hưởng 40% lương 1 theo quy định của Nhà nước trong những tháng đi học, thời gian còn lại tham gia giảng dạy tại Trường thì được hưởng 100% lương 1, 100% lương tăng thêm và ăn trưa;

Đối với VC-NLĐ đi đào tạo các khóa học ngắn hạn trong nước có Quyết định của Nhà trường cử đi đào tạo trong giờ hành chính được hưởng 100% tiền lương theo ngạch bậc và các phụ cấp (nếu có), được hưởng thu nhập tăng thêm theo chấm công. Trường hợp đặc biệt, trong thời gian được cử đi học, VC-NLĐ vẫn đảm bảo hoàn thành các công việc chuyên môn đặc thù thì VC- NLĐ được hưởng thu nhập tăng thêm theo quy định. Ngoài ra, cán bộ công tác trong lĩnh vực xét nghiệm, phục hồi chức năng thuộc Trung tâm xét nghiệm và Khoa Y học lâm sàng được cử đi đào tạo được hưởng thu nhập tăng thêm theo quy định.

Đối với VC-NLĐ đi đào tạo sau đại học được hỗ trợ học phí của giảng viên, viên chức đạt được văn bằng do các cơ sở đào tạo trong nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận (đối với các trường hợp có quyết định cử đi học và không có học bổng).

Hỗ trợ đào tạo liên tục phù hợp với vị trí việc làm: ít nhất 2 triệu/người/2 năm tuỳ theo từng khoá học. Cá nhân được hỗ trợ phải có quyết định cử đi học; có hợp đồng đào tạo hoặc thông báo học phí khóa học và hóa đơn tiền học phí; có chứng chỉ/chứng nhận sau khi kết thúc khóa học.

Ngoài ra, đối với khối Giảng viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng còn được miễn giảm giờ giảng theo quy định về chế độ làm việc của Giảng viên cơ sở giáo dục Đại học Quy định tại Thông tư số 20/2020/TT-BGDĐT ngày 27/7/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với Giảng viên được cử đi đào

tạo nếu quá hạn (căn cứ theo quyết định của Trường) không có văn bản chấp nhận gia hạn thì không được miễn trừ số tiết chuẩn định mức nghĩa vụ giảng dạy trong thời gian quá hạn. Trường hợp Giảng viên xin gia hạn thời gian đào tạo và được sự đồng ý của Trường thì định mức giờ giảng điều chỉnh lên 75% định mức trong thời gian gia hạn.

2.2.4. Thực hiện quy định về đánh giá, khen thưởng, kỷ luật viên chức

Kiểm tra, đánh giá đội ngũ viên chức là một hoạt động quan trọng để đánh giá phẩm chất và năng lực của viên chức. Qua việc kiểm tra, đánh giá sẽ biết được những điểm mạnh, điểm yếu và mặt còn tồn tại cần phải khắc phục và có những định hướng cho sự phát triển của đội ngũ viên chức trong tương lai. Nhờ có kiểm tra, đánh giá viên chức mà Trường có kế hoạch, phương án sắp xếp, bố trí công việc phù hợp, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của viên chức.

Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ viên chức của Trường được tiến hành thường xuyên, dưới nhiều hình thức khác nhau, như đối với đội ngũ giảng viên kiểm tra bài giảng, tổ chức lấy ý kiến người học, tổ chức thao giảng, ... Việc đổi mới phương pháp giảng dạy luôn được Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà Trường và đội ngũ giảng viên quan tâm. Bên cạnh phương pháp dạy và học truyền thống, đội ngũ giảng viên luôn luôn tìm cách đa dạng hóa các hình thức tổ chức lớp học, sử dụng các phương tiện hỗ trợ giảng dạy, giáo cụ trực quan và thực hành, thực tiễn. Phương pháp giảng dạy tích cực đang ngày càng chiếm ưu thế trong công tác giảng dạy các loại hình đào tạo của Trường.

Hàng năm, căn cứ Nghị định của Chính phủ và văn bản hướng dẫn công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức của Bộ Y tế, Trường đã triển khai việc đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức đúng quy định làm căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen

thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với viên chức. Đối với viên chức trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, phải thực hiện đánh giá viên chức theo đúng quy định.

Dựa trên kết quả đánh giá phân loại viên chức hàng năm đều cho thấy đại đa số viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có viên chức không hoàn thành nhiệm vụ.

Ngày 13 tháng 8 năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, Nghị định mới này có nhiều điểm mới quy định đối với đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức có thể kể đến như: Không đánh giá, xếp loại chất lượng đối với viên chức chưa công tác đủ 6 tháng; viên chức nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó; Đối với viên chức là đảng viên, kết quả đánh giá, xếp loại viên chức được sử dụng để làm cơ sở liên thông đánh giá xếp loại chất lượng đảng viên; về công khai kết được đổi mới, ưu tiên công khai kết quả trên môi trường điện tử (không bắt buộc niêm yết tại bảng tin cơ quan như trước đây); không còn đề cập đến tiêu chí có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án hoặc đề tài sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận.

Ngay sau khi Nghị định mới được ban hành, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Y tế công cộng đã tiến hành họp với các lãnh đạo các đơn vị thuộc Trường để thống nhất phương án, triển khai xây dựng Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng của Trường đảm bảo đúng quy định, khách quan, công bằng và áp dụng vào công tác đánh giá, xếp loại chất lượng và bình xét thi đua khen thưởng của Trường theo nguyên tắc đảm bảo công khai, minh bạch và dân chủ.

2.2.5. Thực hiện quy định về đãi ngộ viên chức

Chế độ chính sách đối với đội ngũ viên chức là một bộ phân của chế độ chính sách cán bộ nói chung, tại Trường Đại học Y tế công cộng cũng không ngoại lệ. Đây luôn luôn là vấn đề mang tính chất chiến lược của sự phát triển nhân lực của Trường, nó quy định và chi phối khả năng thành công hay thất bại của các chủ trường, chiến lược và kế hoạch phát triển của Trường. Bởi vì xem xét đến cùng thì mọi chủ trương, chính sách, chiến lược của Trường đề phải có đội ngũ nhân lực là viên chức tận tâm, trung thành và dốc hết sức, hết lòng cho công việc.

Thực hiện theo các quy định về đãi ngộ viên chức, tại Trường Đại học Y tế công cộng, các chế độ, chính sách và đãi ngộ luôn được thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ. Với chủ trường đáp ứng, tạo điều kiện tốt nhất có thể cho viên chức được cống hiến, yên tâm công tác, các chính sách đãi ngồi cũng được Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường chú trọng trên tất cả các mặt. Trong đó thể hiện nổi bật ở các nội dung như sau:

Về phương tiện đi lại, làm việc được Trường quy định cụ thể tại hợp đồng làm việc với nội dung viên chức tự túc đi lại nhưng được hỗ trợ chi phí di chuyển với mức 270.000 đồng/tháng. Các chuyến công tác nội thành, địa phương gần Trường có tổ lái xe phục vụ đảm bảo điều kiện làm việc, công tác tốt nhất. Các tiêu chuẩn, định mức bề trang thiết bị và phương tiện làm việc của Trường và viên chức được quy định cụ thể, rõ ràng tại Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường. Theo đó, nội dung này được cập nhật hàng năm theo chu kỳ cập nhật của Quy chế và luôn luôn được nâng cao chết lượng phương tiện làm việc, ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ trong thực hiện nhiệm vụ.

Các chế độ của viên chức, người lao động, trợ cấp, chế độ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề, tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được Trường triển khai thực

hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Trường thực hiện áp dụng hệ thống đánh giá năng lực thực hiện công việc BSC-KPI trong đánh giá chết lượng của các đơn vị trong Trường và viên chức, người lao động. Kết quả đánh giá là căn cứ để tính thu nhập tăng thêm, thưởng và các chế độ phúc lợi khác. Với việc áp dụng BSC-KPI đảm bảo yếu tố công bằng, “làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít”, không còn chủ nghĩa “sống lâu lên lão làng” và “chủ nghĩa kinh nghiệm”. Qua đó thúc đầy được sự năng động và nhiệt tình, nỗ lực, tậm tâm phấn đấu trong công việc của viên chức.

2.2.6. Thực hiện quy định về quyền và nghĩa vụ của viên chức

2.2.6.1. Thực hiện quy định về quyền của viên chức

Thực hiện Luật Viên chức quy định trong hoạt động nghề nghiệp, tại Trường Đại học Y tế công cộng viên chức được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc; được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật; được pháp luật bảo vệ và hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Viên chức tại Trường được trả lương, thu nhập tăng thêm tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi đối với từng vị trí theo quy định về làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác, được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

Viên chức được quyền nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Được nghỉ không hưởng lương trong trường

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) pháp luật về quản lý viên chức từ thực tiễn trường đại học y tế công cộng, bộ y tế (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)