Hiện trạng phát triển đất của xã Hòa Khương – huyện Hòa Vang

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG XÃ HÒA KHƯƠNG - HUYỆN HÒA VANG 10600789 (Trang 48 - 53)

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

3.1.2. Hiện trạng phát triển đất của xã Hòa Khương – huyện Hòa Vang

3.1.2.1. Quy mô sản xuất

Giá trị sản xuất của ngành tăng liên tục từ năm 2010 là 53,3 tỷ đồng;đến năm 2012 từ 54,9 tỉ đồng, tăng 1,06 lần. Tuy nhiên, quy mô giá trị sản xuất năm 2012 của ngành

41

nông nghiệp vẫn còn rất lớn, cao gấp 10,7 lần lâm nghiệp và gần 12 lần so với ngành thủy sản.

3.1.2.2. Cơ cấu sản xuất

Trong cơ cấu sản xuất thì ngành nông nghiệp có xu hướng giảm, từ 74,32% năm 2005 xuống còn 72,45% năm 2011, trong khi đó cơ cấu giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp và thủy sản tăng, nhất là lâm nghiệp, tăng từ 7,23% năm 2005 lên 9,41% năm 2011.

3.1.2.3. Hiệu quả sản xuất một số cây trồng chính

- Giảm diện tích của một số loại cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp, không có điều kiện phát triển, thay vào đó tăng diện tích sản xuất một số loại cây trồng phù hợp với điều kiện thỗ nhưỡng và khí hậu của địa phương.

- Về năng suất cây trồng: nhìn chung do việc ứng dụng khoa học và công nghệ mới trong phát triển sản xuất nông nghiệp nên những năm qua, năng suất của các loại cây trồng có xu hướng tăng và đạt được những kết quả khá khả quan.

- Phát triển mạnh mẽ các loại cây thực phẩm, hoa và cây cảnh, phục vụ nhu cầu ngày càng lớn của địa phương và thành phố, phù hợp với xu hướng sản xuất nông nghiệp đô thị.

Bảng 3.4: Biến động diện tích một số loại cây trồng ở xã Hòa Khương giai đoạn 2005 - 2012

2005 2012 Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Cây lương thực 758.5 71.9 704.4 71.4 Cây chất bột lấy củ 57.6 5.4 68.2 6.5 Cây CN ngắn ngày 132.8 12.5 116 11.1 Cây thực phẩm 83.6 7.9 93.6 9 Cây hằng năm khác 26.5 2.5 21.5 2 Tổng 1059 100.00 1037 100.00

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang năm 2005, 2012)

- Cùng với việc giảm diện tích cây lương thực nhưng không ngừng nâng cao năng suất cây trồng.

42

Bảng 3.5: Diện tích, năng xuất, sản lượng của một số cây trồng chính của xã

Diện tích Năng suất Sản lượng

Loại cây (ha) (tạ/ha) (tấn)

Ngô 62 57,00 353,4 Lúa 760 118,3 4.495,4 Khoai lang 35,1 6,81 215,3 Lạc 55,3 2,27 113,4 Mía 34,1 42,13 1.293,3 Mè 24,6 0,56 12,57 Rau các loại 67,11 14,08 184,3 Sắn 13,8 6,97 87,1 Thuốc lá 1,8 2,17 3,68 Cây hàng năm khác 21,5 35,23 289,0

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang năm 2012)

Năng suất cây lúa luôn tăng lên qua các năm, do có sự tiến bộ trong việc lai tạo các giống mới có năng suất và chất lượng cao; năng suất cây ngô được duy trì và ổn định, dao động trong khoảng 57 tạ/ha.

Các loại cây công nghiệp giảm về cả mặt diện tích lẫn năng suất, do có sự hạn chế về điều kiện tự nhiên và đầu ra của sản phẩm.

Năng suất các loại cây rau thực phẩm ngày càng tăng cao, các mô hình sản xuất rau quả sạch ngày càng được nhân rộng và cho hiệu quả kinh tế cao.

- Về sản lượng: Do sự giảm mạnh về diện tích nhất là các loại cây chủ lực như lúa, ngô, hoa màu nên sản lượng có phần giảm đi đáng kể, thay vào đó việc ưu tiên phát triển nhanh nhóm cây thực phẩm đã mang lại những hiệu quả nhất định.

Nhìn chung, trong ngành trồng trọt có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu cây trồng và bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực:

a. Lúa

Lúalà cây lương thực chính của xã, trong những năm qua, do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, một phần chuyển diện tích đất canh tác nên diện tích đất sản xuất lúa của huyện có xu hướng giảm dần: năm 2005 tổng diện tích lên đến 812,3ha chiếm đến

43

88,65% diện tích cây lương thực có hạt trên địa bàn, đến năm 2012 diện tích của cây lúa giảm nhẹ 52,3ha còn 760 ha chiếm 88,02% diện tích.

Tuy diện tích giảm mạnh nhưng sản lượng vẫn khá ổn định, trung bình giai đoạn 2005 – 2012, sản lượng lúa đạt 37,2tấn/năm, đạt được kết quả này là do người nông dân đã áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong sản xuất, lai tạo các giống mới có năng suất cao.

- Về phân bố: lúa được trồng hầu hết ở tất cả các xã trên địa bàn, tuy nhiên do điều kiện địa hình và thổ nhưỡng nên chỉ có ở một số nơi trồng được nhiều lúa như Hòa Khương.

Trên địa bàn xã Hòa Khươngđã hình thành các vùng chuyên sản xuất lúa ở nhiều thôn trên địa bàn Xã Hòa Khương. Hằng năm cung ứng cho thị trường nhiều tấn lúa giống chất lượng.

b. Cây hàng năm khác

Cây công nghiệp ngắn ngày có diện tích khá lớn. Do đầu ra của sản phẩm và lợi ích kinh tế đem lại của các loại cây này còn hạn chế nên diện tích từng bước cũng giảm dần, xu hướng chung là chuyển sang trồng các loại cây thực phẩm khác có giá trị hơn.

Ngô

Ngô cùng với lúa là một trong hai cây lương thực chính của xã Hòa Khương, việc trồng cây lương thực này chủ yếu phục vụ cho ngành chăn nuôi, cây ngô có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chăn nuôi của xã. Năm 2009 diện tích ngô đạt 66,7ha chiếm 11,25% diện tích cây lương thực có hạt và 8,05% diện tích ngành trồng trọt trên địa bàn; đến năm 2012 diện tích có giảm nhẹ xuống còn 42,2ha, tuy có sự giảm về diện tích nhưng trong cơ cấu diện tích lương thực lại tăng.

Năng suất của cây ngô rất cao và khá ổn định, nhất là trong những năm trở lại đây, nếu như năm 2005năng suất mới chỉ đạt 6,1 tạ/ha thì đến năm 2009 năng suất đã đạt 6,35 tạ/ha và tiếp tục duy trì cao qua các năm tiếp theo: năm 2010 là 6,2 tạ/ha, năm 2011 năng suất là 6,33 tạ/ha và năm 2012 năng suất là 6,38 tạ/ha.

Về phân bố: Ngô được trồng hầu hết ở tất cả các thôn trong xã.

Sản phẩm của cây ngô được người dân tận dụng triệt để như cung cấp lương thực cho con người, thức ăn cho chăn nuôi và đun nấu.

44

Sản xuất ngô chủ yếu tập trung trên đất màu mỡ, đất phù sa, có đủ lượng nước tưới vào mùa nắng hạn. Nhưng do nhu cầu ngô phục vụ ngành chăn nuôi của xã ngày càng cao, nên việc sản xuất ngô phải mở rộng diện tích đất khác, nghèo dinh dưỡng, thường thiếu nước vào mùa nắng thậm chí là sản xuất trên cả những chân đất sản xuất lúa kém hiệu quả.

Cây chất bột lấy củ

Cây chất bột lấy củ trên địa bàn bao gồm 2 loại chính là khoai lang và sắn. Các loại cây trồng này có khả năng thích nghi sinh thái rộng nên có khả năng trồng luân canh với cây công nghiệp ngắn ngày hay trên đất lúa, vườn tược. Tuy nhiên, loại cây này có đặc điểm hạn chế là có giá trị kinh tế thấp, sản phẩm khó bảo quản trong thời gian dài.

Hiện nay, công nghệ sinh học phát triển tạo ra các giống cây trồng vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao, khối lượng lương thực, thực phẩm ngày càng tăng lên, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nên mục đích trồng các loại cây có bột phục vụ chủ yếu cho ngành chăn nuôi và một phần nhỏ dùng làm thực phẩm.

Tổng diện tích cây lương thực có bột năm 2012 là 68,2 ha, trong đó khoai lang chiếm 35,1 ha và sắn 13,8 ha. Sản lượng của khoai lang năm 2012 là 215 tấn và sắn là 87,1 tấn. Năng suất cây bột lấy củ là khá cao: năng suất cây sắn là 6,9 tạ/ha, năng suất của cây khoai lang là 6,8 tạ/ha.

Theo định hướng của huyện và xã, diện tích trồng cây khoai lang và sắn sẽ tiếp tục giảm mạnh trong những năm tới, thay vào đó sẽ đẩy mạnh sản xuất cây rau thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.

 Mía

Cây mía là loại cây công nghiệp lấy đường được trồng hầu hết ở nước ta do đặc điểm điều kiện nhiệt và ẩm cao. Do điều kiện sinh thái khá rộng mà cây mía có thể phát triển cả vùng núi, trung du lẫn đồng bằng. Ở xã Hòa Khương, những năm qua, diện tích có tăng nhưng sản lượng lại giảm mạnh, năm 2012 diện tích cây mía là 34,1 ha tăng 7,5 ha so với năm 2005; sản lượng năm 2005 là 1.806,6 tấn đến năm 2012 sản lượng năm 2012 là 1.293,3 tấn. Nguyên nhân là do diện tích trồng cây mía ở địa bàn nhỏ lẻ, chưa có các nhà máy chế biến mía đường có quy mô lớn và tập trung nên diện tích trồng câykhông được mở rộng, tăng năng suất cây trồng.

45

So với cây mía thì cây mè (hay còn gọi là vừng) có sự phát triển nhanh về diện tích, nếu như năm 2005 diện tích chỉ đạt 7,7 ha thì đến năm 2012 đã tăng lên thêm 22,4 ha đạt diện tích 30,2ha, cùng với sự tăng nhanh về diện tích, sản lượng cũng liên tục tăng nhanh, năm 2012 đạt 12,5 tấn, gấp hơn 5 lần so với năm 2005.

Tuy nhiên, nằm trên dải đất ven biển miền Trung, sản xuất cây thực phẩm của xã Hòa Khương cũng bị chi phối nhiều bởi yếu tố khí hậu, thời tiết; khi thời tiết thuận lợi rau xanh tràn ngập thị trường, ngược lại khi thời tiết không thuận lợi thì thị trường lại thiếu rau. Điều này đã làm hạn chế một phần khả năng sản xuất, mở rộng diện tích canh tác của người dân.

c. Cây ăn quả

Cây ăn quả trên địa bàn có diện tích không đáng kể, phân bố lẻ tẻ, chủ yếu xen kẽ trong hộ gia đình. Hiện tại chưa có số liệu thống kê cụ thể về loại cây này, ước tính năm 2010 diện tích là 16.6 ha và có xu hướng giảm dần vì một số nguyên nhân khách quan và chủ quan như:

- Thiên tai: cây ăn quả thường có thời gian kiến thiết cơ bản và chu kỳ kinh doanh dài. Vì vậy, không tránh khỏi những tác động của thiên tai, bão lũ làm gãy đổ hư hại, thậm chí người sản xuất chưa đầu tư xong giai đoạn kiến thiết cơ bản đã phải hứng chịu thiệt hại nặng, không thu hồi được vốn đầu tư dẫn đến tâm lý lo ngại không dám đầu tư phát triển.

- Tác động của tiến trình đô thị hoá: Hầu hết cây ăn quả được trồng trên đất vườn thừa là chủ yếu. Vì vậy, quá trình đô thị hoá vừa làm mất đất vừa tác động đến tâm lý của người dân khiến họ chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

- Hiệu quả kinh tế: Trong những năm qua trên địa bàn xã đã du nhập nhiều loại cây ăn quả có giá trị kinh tế ở các vùng khác về trồng như: Xoài cát Hoà Lộc, Sầu riêng hạt lép, Chôm chôm Java, Nhãn xuồng cơm vàng và nhiều loại khác. Song do đặc điểm của khí hậu thời tiết vùng thường không thích hợp dẫn đến năng suất và chất lượng không cao. Vì vậy, dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao, người sản xuất có xu hướng thay thế các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG XÃ HÒA KHƯƠNG - HUYỆN HÒA VANG 10600789 (Trang 48 - 53)