Giải pháp chung

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG XÃ HÒA KHƯƠNG - HUYỆN HÒA VANG 10600789 (Trang 57 - 61)

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

3.3.1.Giải pháp chung

a. Nâng cao nhận thức về vị trí và vai trò của nông nghiệp và nông thôn

Trong thời gian đến, thông qua hệ thống phát thanh và truyền hình của thành phố và địa phương, các cấp, các ngành và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở cần tổ chức những cuộc họp thôn, xóm,... để tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của vấn đề nông nghiệp nông dân, nông thôn, nhất là người nông dân vừa là chủ thể vừa là người được hưởng lợi trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn.

b. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu các ngành nông, lâm, thủy sản

Phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, chuyên canh để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, thâm canh, sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong đó cần tập trung quy hoạch hình thành các vùng chuyên canh rau, hoa, vùng chăn nuôi tập trung.

Tạo thế cân bằng và vững chắc giữa nông nghiệp và lâm nghiệp; giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, trên cơ sở đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành nông, lâm thủy sản nói chung và trong nội bộ từng phân ngành nói riêng.

50

- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nhằm trực tiếp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động nông nghiệp nông thôn:

- Thông qua các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu trên địa bàn thành phố cùng các địa phương khác trong cả nước để tập huấn, đào tạo, trang bị và nâng cao các kiến thức về khoa học kỹ thuật, kỹ thuật sản xuất và tổ chức quản lý sản xuất cho người nông dân, chủ trang trại để tăng năng suất, chất lượng cây trồng, con vật nuôi, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông lâm thủy sản trên thị trường.

- Kiện toàn đội ngũ làm công tác phát triển nông nghiệp nông thôn từ thôn tới xã; xây dựng và ban hành các chính sách ưu đãi nhằm thu hút các cán bộ có trình độ về công tác tại cơ sở, ưu tiên cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản (đặc biệt là được đào tạo trong lĩnh vực khoa học công nghệ, nông lâm,thủy sản).

- Có chính sách và biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao đời sốn văn hóa, tinh thần của cư dân nông thôn

d. Giải pháp huy động vốn

- Tranh thủ huy động nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia của nhà nước để đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn từ các chương trình, dự án lớn như:

Chương trình 5 triệu ha rừng, chương trình nước sạch và VSMT nông thôn, chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, chương trình giống cây trồng, vật nuôi, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu và chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực nông thôn.

- Ưu tiên dành ngồn vốn từ Quỹ đầu tư phát triển của thành phố để cho vay, hỗ trợ phát triển đối với các dự án đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nguồn vốn của ngân hàng Chính sách xã hội huyện cũng như thành phố, Ngân hàng NN & PT nông thôn để phục vụ cho mục tiêu xóa đoái giảm nghèo, vay vốn phát triển sản xuất, phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện.

- Xây dựng chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nhằm khai thác nguồn lực trong nhân dân đầu tư, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

51

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư hạ tầng, cải tạo đồng ruộng, vay vốn sản xuất, đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, cơ sở bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản, sản xuất giống cây trồng, con vật nuôi, đầu tư trồng rừng,...

- Tạo môi trường thôngthoáng để thu hút các nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài để tăng cường đầu tư, nhất là đầu tư hỗ trợ, phát triển sản xuất cho vùng núi, đồng bào dân tộc,...

e. Thị trường tiêu th

Cần tạo những điều kiện để các sản phẩm sạch, sản phẩm an toàn tiếp cận được dễ dàng đến tay người tiêu dùng. Thực tế là nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố và khách du lịch đối với các sản phẩm sạch, sản phẩm an toàn như rau sạch ngày càng tăng lên, tuy nhiên các điều kiện để đảm bảo gắn kết giữa người sản xuất và người tiêu dùng có nhu cầu với sản phẩm sạch còn hạn chế. Các điều kiện đó có thể bao gồm:

+ Cấp chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm cho các sản phẩm an toàn

+ Các kênh thông tin phân biệt các sản phẩm sạch làm cho người tiêu dùng yên tâm, tin tưởng khi mua hang

+ Các kênh tiêu thụ rau sạch thông suốt, đều đặn đến tận các chợ đầu mối, các siêu thị, cửa hàng trong thành phố

+ Giá cả phải hợp lý và đảm bảo lợi ích cho người sản xuất vừa phù hợp vơi thu nhập thực tế của người tiêu dùng.

f. Chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ mới

Ứng dụng rộng rải những thành tựu của KH - KT và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, nhằm xây dựng nông nghiệp đô thị, sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng xuất, chất lượng và sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn huyện, cư dân thành phố và khách du lịch.

- Tập trung cải tạo cây trồng, vật nuôi, tạo và nhân nhanh các giống, đồng thời đưa giống mới có năng suất, chất lượng, giá trị cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt vào sản xuất.

- Đưa nhanh công nghệ mới vào tất cả các khâu: sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển vào tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng thí điểm một số khu công nghiệp công nghệ cao dựa vào công nghệ sinh học, đây là nơi tập trung những tiến bộ khoa học - công nghệ mới, những sáng tạo

52

mới, với cách thức tổ chức quản lý hiện đại dựa vào tri thức mới. Từ đó tổ chức các lớp tham quan tập huấn cho người dân trên địa bàn huyện.

Để làm được điều đó, trước hết cần đổi mới cơ chế, chính đổi mới cơ chế, chính sách quản lý đối với khoa họ, kỹ thuật và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng:

+ Tổ chức, huy động lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ về công tác tại địa phương, cùng với cán bộ khuyến nông, các HTX, các trang trại và bà con nông dân giải quyết các vấn đề về giống, công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

+ Đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ ở nông thôn được bảo đảm thỏa đáng về lợi ích. Khuyến khích việc ký kết hợp đồng giữa các cơ quan khoa học, kỹ thuật và công nghệ với các chủ thể trong nông nghiệp.

+ Xây dựng mối liên kết, hợp tác, hợp đồng giữa trang trại, HTX, hộ sản xuất với các cơ sở nghiên cứu, các nhà khoa học bằng hình thức các nhà khoa học nghiên cứu chế tạo ra các loại máy móc, các giống cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn kỹ thuật làm tăng năng suất, còn các trang trại, HTX, hộ sản xuất tạo môi trường, cơ sở vật chất cho các nhà khoa học nghiên cứu và thực nghiệm.

+ Hướng dẫn để người dân hiều được rằng, mình cần làm gì, phối hợp với ai, cần đầu tư bao nhiêu vốn và vật tư, trang thiết bị để đổi mới công nghệ, đổi mới cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao hơn, thu nhập cao hơn. Nâng cao nhận thức của người lao động nông nghiệp về ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất.

+ Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ kinh phí, trợ giá, ưu đãi tín dụng, miễn giảm thuế.v.v..cho các hộ nông dân, chủ trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất.

h. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn

- Phát triển mạng lưới giao thông nông thôn đồng bộ, tạo sự liên hoàn thông suốt giữa các vùng, hoàn thành nhựa hóa các tuyến huyện lộ.

- Hoàn thành việc kiên cố hóa hệ thống kênh nội đồng, chú trọng việc kết hợp xây dựng giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng ở những nơi có điều kiện dưới hình thức bê tông hóa; những nơi khó khăn về đất đai, có thể làm kênh nội đồng bằng

53

ống nhựa có van đóng, mở; tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống trạm bơm, các công trình thủy lợi vừa và nhỏ ở các xã ở miền núi.

- Nâng cấp, hiện đại hóa mạng lưới cấp điện nông thôn, đảm bảo an toàn, ồn định chất lượng phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

k. Phát động phong trào “ toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới”

Phát động phong trào toàn dân thi đua xây dựng nông thôn mới trong toàn huyện, khơi dậy tính tự giác, tích cực của cộng đồng dân cư, thường xuyên cập nhât, đưa các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng, để phổ biến và nhân rộng mô hình này.

- Tuyên truyền sâu rộng nội bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể, đặc biệt trong nhân dân về nội dung, cách làm và vai trò, ý nghĩa chương trình xây dựng nông thôn mới với phương châm “dân biết, dân làm, dân giám sát và dân hưởng thụ”. Đồng thời tổ chức phát động, tuyên truyền phổ biến, vận động sâu rộng để cả hệ thống chính trị, mọi tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế hiểu và tham gia thực hiện chương trình.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG XÃ HÒA KHƯƠNG - HUYỆN HÒA VANG 10600789 (Trang 57 - 61)