5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
3.3.2. Giải pháp cụ thể
+ Về đất đai: Khuyến khích việc “dồn điền đổi thửa”, tích tụ, tập trung ruộng đất trên nguyên tắc tự nguyện để phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng sản xuất tập trung, vùng chuyên canh.
+ Về vốn: Khuyến khích các tổ chức tín dụng khai thông các ách tắc, linh hoạt hơn, gọn nhẹ hơn trong thủ tục cho vay vốn, lãi suất hợp lý, nhằm phục vụ cho đầu tư (mua giống mới, phân đạm, máy móc.v.v..), đầu tư thâm canh mô rộng diện tích cây trồng. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho các hộ, cơ sở sản xuất, trang trại được vay vốn từ các nguồn quĩ của các tổ chức đoàn thể như: Cựu chiến binh, Phụ nữ, Hội Nông dân.
+Về tổ chức sản xuất: Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung, thâm canh, sản xuất hàng hoá lớn gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Trong đó, tập trung, quy hoạch hình thành các vùng chuyên canh rau, hoa.v.v..
+ Về chuyển giao và ứng dụng khoa học và công nghệ mới : Tổ chức tốt công tác khuyến nông để hỗ trợ các các hộ, cơ sở sản xuất, trang trại áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.
54
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, nhất là công nghệ sinh học trong chọn, tạo và nhân giống để tăng năng suất, chất lượng cây trồng, chú trọng áp dụng quy trình sản xuất vừa có hiệu quả vừa đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp, chú trọng kiên cố hoá hệ thống tưới tiêu nội đồng, cải tạo đồng ruồng, ứng dụng cơ giới hoá trong sản xuất, thu hoạch và tăng cường công tác bảo quản sản phẩm nông sản sau thu hoạch.
+ Về thị trường: Khảo sát nhu cầu thị trường về các sản phẩm cây trồng (lúa, ngô, rau, đậu, hoa quả.v.v..) đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (theo qui trình GAP), tập trung vào các thị trường như: Siêu thị, chợ đầu mối của thành phố và các tỉnh lân cận, các khu du lịch sinh thái.v.v.. Mặt khác tìm kiếm thông tin về thị trường xuất khẩu, hướng đến việc xuất khẩu các sản phẩm cây trồng của huyện.
+ Về lao động: Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn người lao động về kỹ thuật sản xuất thực phẩm an toàn, sản phẩm sạch; tuyên truyền người lao động nâng cao ý thức trong việc hạn chế sử dụng các chất hóa học vào sản xuất.
55
PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua nghiên cứu và đánh giá tài nguyên đất đai của xã Hòa Khương, tôi rút ra một số kết luận sau:
1/ Hòa Khương có tổng diện tích tự nhiên là 5.087,2 ha, địa hình đa dạng, với 3 loại như miền núi, trung du và đồng bằng, khí hậu và đất đai tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
2/ Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được 33 đơn vị đất đai phục vụ phân hạng đánh giá.
3/ Bằng cách sử dụng phân tích đa tiêu chuẩn và mô hình hóa không gian làm nền tảng, nghiên cứu đã tiến hành đánh giá thích nghi đất đai cho 3 loại hình lúa 2 vụ, cây trồng cạn và cây lâu năm.
4/ Đề tài đã xây dựng được cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lí, đánh giá và quy hoạch sử dụng đất với 15 bản đồ các loại và dữ liệu thuộc tính về đất đai..
5/ Tính toán hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường đối với các loại hình sử dụng đất giúp địa phương có cơ sở chuyển đổi cơ câu cây trồng.
Tóm lại, ứng dụng GIS trong nghiên cứu góp phần đưa các tiến bộ về khoa học công nghệ vào trong công tác quản lý tài nguyên. Kết quả của nghiêncứu đã góp phần cải thiện về mặt phương pháp, thời gian, chi phí trong công tác quy hoạch, quản lý tài nguyên - điều mà các phương pháp đánh giá thủ công truyền thống không làm được.
2. Kiến nghị
Mặc dù đã đạt được một sốkết quả nhất định nhưng do nhiều nguyên nhân, nghiên cứu vẫn còn tồn tại những hạn chế. Để phát triển và hoàn thiện, nghiên cứu cần tiếp tục triển khai các công việc sau:
- Nghiên cứu sử dụng công nghệ GIS vào việc đánh giá thích nghi một mục tiêu theo các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Tuy vậy, nhiều yếu tố về kinh tế - xã hội chưa được đưa vào đánh giá (quy hoạch sử dụng đất, dân số, giao thông, nhà máy... ). Vì vậy đề hoàn thiện hơn, cần tiếp tục triển khai đánh giá các yếu tố này.
- Nghiên cứu mới dừng lại ở việc đánh giá thích nghi. Để nâng cao tính thực tế của nghiên cứu cần phát triển thêm công tác đánh giá quy hoạch. Phối hợp sử dụng đánh giá sử dụng kĩ thuật viễn thám nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đánh giá thích nghi không gian nói chung và quy hoạch quản lý tài nguyên nói riêng.
56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Huỳnh Văn Chương (2010), Bàn luận về khái niệm đất và quản lý đất đai.
[2]. Nguyễn Thị Diệu (NCKH), ứng dụng gis và phương pháp phân tích đa tiêu chí trong đánh giá thích nghi đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Hòa Vang – thành phố Đà Nẵng.
[3]. Lê Cảnh Định (2011), Tích hợp GIS và phân tích quyết định nhóm đa tiêu chí
trong đánh giá thíchnghi đất đai, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trang 82-89.
[4]. Nguyễn Kim Lợi (2008), Thực hành hệ thống thông tin Địa Lý, NXB nông nghiệp. [5]. Đoàn Công Quỳ (2006), Giáo trình quy hoạch sử dụng đất, NXB Nông nghiệp.
[6]. Trần Xuân Thành ( 2008), “Ứng dụng GIS đánh giá thích nghi cho phát triển cây
dâu tằm, địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng”, Đại học KHXH & NVTP Hồ Chí Minh
[7]. UBND huyện Hòa Vang. Niên giám thống kê 2005, 2012 [8]. Kết quả cuộc tổng kiểm kê đất đai xã Hoà Khương năm 2010 [9]. Phương hướng phát triển kinh tế của xã Hoà Khương năm 2010. [10]. FAO (1976, 1980, 1996), Khung đánh giá đất, Rome, Italy,
Internet
1. Tổng cục Thống kê Việt Nam, www.gso.gov.vn 2. http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn 3. http://www.tapchicongsan.org.vn