0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Trên Thế giới

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC KHÁNG SINH CIPROFLOXACIN (NHÓM FLUOROQUINOLONE) NỒNG ĐỘ THẤP LÊN VI SINH VẬT NƯỚC MẶT (Trang 29 -31 )

1.1 .Tổng quan về thuốc kháng sinh

1.8. Tổng quan tình hình nghiên cứu về vi khuẩn kháng kháng sinh cũng như tác động

1.8.1. Trên Thế giới

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc kháng sinh được tìm thấy trong nước bao gồm: Mỹ, châu Âu [16][34], thậm chí tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, dữ liệu từ các nước châu Á, bao gồm cả Hồng Kông và Trung Quốc đặc biệt khan hiếm. Trước năm 2005, chỉ có một báo cáo cho thấy phát hiện ofloxacin, nonfloxacin, Roxithromycin và erythromycin trong nước ở nồng độ rất thấp ở Hồng Kông ; sulfadiazine, sulfadimidine, sulfamethoxazole và chloramphenicol cũng được phát hiện ở sơng Pearl, phía nam Trung Quốc, ở nồng độ tương đối cao [34]. Nghiên cứu về tác động của thuốc kháng sinh lên vi khuẩn trong nước như nghiên cứu về độc tính của kháng sinh lên sinh vật thủy sinh của Chi, Siu-chung ở Hồng Kông [19]. Trong nghiên cứu này, 5 loại kháng sinh bao gồm ampicillin, tetracycline, trimethoprim, ciprofloxacin và cefalexin đã được kiểm tra độc tính cấp tính đến một loại vi khuẩn biển (Vibrio fischeri) và động vật không xương sống nước ngọt (Daphnia magna) được sử dụng như là vật chỉ thị để thử nghiệm độc tính của thuốc kháng sinh. Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc kháng sinh trên vi khuẩn nước của Iain Andrew Davies 2010, cho thấy tetracyclines và sulfonamid có thể có tác động đáng kể đến chức năng của vi sinh vật trong môi trường tự nhiên, dẫn đến thay đổi trong cấu trúc cộng đồng của các nhóm vi khuẩn có liên quan đến sinh thái (như vi khuẩn tham gia vào vi khuẩn nitơ và chu trình cacbon) [20]. Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc kháng sinh fluoroquinolon lên sinh vật thủy sinh năm 2005 của April A. Robinson, Jason B. Belden, Michael J. Lydy [35]. Thử nghiệm độc tính đã được thực hiện với bảy loại thuốc kháng sinh fluoroquinolon, ciprofloxacin, Lomefloxacin, ofloxacin, levofloxacin, clinafloxacin, enrofloxacin, và flumequine, trên năm sinh vật dưới nước. Giá trị độc tính tổng thể dao động từ 7,9 đến 23.000 mg/L, trong đó vi khuẩn cyanobacteria Microcystis aeruginosa là sinh vật nhạy cảm nhất [34].

Bên cạnh đó, trong q trình điều trị cũng như các cơng trình nghiên cứu về kháng sinh nói chung đã chỉ ra tình trạng kháng ciprofloxacin ngày càng phổ biến. Trong thử nghiệm in vitro, các chủng kháng ciprofloxacin bao gồm: Enterobacteriaceae, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, và Enterococcus faecalis [8]. Nhiều

nghiên cứu công bố tỷ lệ Ps. Aeruginosa kháng ciprofloxacin ngày càng tăng và có những báo cáo cơng bố tỷ lệ kháng đến 90% [36]. Tình trạng A. baumannii kháng ciprofloxacin

cũng được báo cáo với tỷ lệ trên 80% [36]. S. aureus (bao gồm cả chủng kháng oxacilin)

kháng với ciprofloxacin và các fluoroquinolones khác đã được báo cáo với tần số ngày càng tăng và tốc độ tương đối nhanh, nhiều nghiên cứu công bố tỷ lệ kháng ciprofloxacin tại bệnh viện đến 90% [7]. Salmonella kháng fluoroquinolones phổ biến ở Ấn Độ và Đông Nam Á [8]. K. pneumoniae kháng thuốc cũng đã được báo cáo và tỷ lệ E.coli kháng thuốc cũng ngày càng gia tăng [7]. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu trên đối tượng vi khuẩn gây bệnh phân lập từ người và ở nồng độ cao của kháng sinh. Việc nghiên cứu về kháng kháng sinh cũng như ngưỡng gây kháng kháng sinh dưới nồng độ MIC đối với vi khuẩn phân lập từ tự nhiên được khẳng định là quan trọng và cần thiết trên cả 3 phạm vi in vivo, in

vitro và in situ [52].

Ngoài ra, nghiên cứu về các gen kháng thuốc kháng sinh trong môi trường và tương quan với sự lây nhiễm do con người bằng kháng sinh của Björn Berglund, 2015 [37]. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, các môi trường phi lâm sàng đã được nhấn mạnh như một yếu tố quan trọng trong việc phổ biến các gen kháng thuốc kháng sinh (ARGs), các hiện tượng chuyển gen ngang (HGT) thường xảy ra trong môi trường thuỷ sinh. Các nghiên cứu in

vitro đã chỉ ra rằng các thuốc kháng sinh ở nồng độ thấp có thể gây ra các đột biến kháng

thuốc và cũng có thể tạo điều kiện cho HGT. Nói chung, càng ngày càng rõ ràng rằng mơi trường đóng một vai trị quan trọng trong việc phổ biến kháng kháng sinh. Cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa để làm sáng tỏ các khía cạnh chính của q trình này. Điều quan trọng là phải xác định được mức độ ô nhiễm kháng sinh trong mơi trường nước, từ đó có thể xác định về khả năng lựa chọn các vi khuẩn đề kháng và HGT.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC KHÁNG SINH CIPROFLOXACIN (NHÓM FLUOROQUINOLONE) NỒNG ĐỘ THẤP LÊN VI SINH VẬT NƯỚC MẶT (Trang 29 -31 )

×