CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Hiện trạng rác thải sinh hoạt ở thành phố Hội An

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp trong công tác thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hội An - Quảng Nam. (Trang 30 - 35)

3.1. Hiện trạng rác thải sinh hoạt ở thành phố Hội An

3.1.1. Tình hình phát sinh rác thải sinh hoạt ở Hội An

3.1.1.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An

CTRSH tại thành phố Hội An phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:

- Rác thải từ các khu dân cư, hộ gia đình: CTR phát sinh trong sinh hoạt gia đình, cá nhân là CTRSH bao gồm: rác do chế biến thức ăn, quét dọn nhà cửa, tro bếp, rác dọn vườn, các đồ dùng cũ hay bị hư hỏng, bao gói, giấy vệ sinh, phân... Bên cạnh đó, rác tại các khu dân cư này có thể chứa một phần các chất nguy hại như ăcquy, bóng đèn huỳnh quang, rác thải điện tử, chai lọ đựng thuốc BVTV, thuốc trừ sâu,…từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: thu hoạch, sơ chế nông sản, các chất thải từ chăn nuôi và giết mổ động.

- Rác thải từ chợ: Chủ yếu là rác thực phẩm như các loại rau quả hư hỏng và một số loại khác.

- Rác thải đường phố và nơi công cộng: Rác phát sinh từ những nguồn này chủ yếu là lá cây rụng, rác sinh hoạt của các hộ dân vứt ra đường, rác do du khách thải ra và một phần bị rơi vãi trong quá trình thu gom, vận chuyển.

- Rác thải từ các cơ quan, trường học, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, các công trình công cộng khác.

- Rác thải từ các làng nghề: Các làng nghề khác nhau thải ra các thành phần rác thải khác nhau. Ngoài những thành phần được thải bỏ từ các hoạt động hàng ngày thì mỗi làng nghề còn thải ra các loại rác thải đặc trưng cho nghề nghiệp của mình. Ví dụ như làng rau Trà Quế thải ra các loại bao bì đựng phân bón, các loại vỏ, hộp đựng thuốc bảo vệ thực vật; làng gốm Thanh Hà thải ra các mảnh gốm vỡ hỏng, bao bì đựng bột màu, cọ vẽ cũ hỏng; làng mộc thải ra các giấy mài, bào gỗ, bình sơn xịt...

- Rác thải trôi nổi trên sông, ven bờ và bãi biển.

Theo báo cáo về việc quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hội An năm 2012, thu được bảng sau:

Bảng 3.1. Thành phần rác thải thu gom tại thành phố Hội An

STT Các thành phần cơ bản Tỷ lệ (%)

1 Chất hữu cơ: rau quả, lá cây, xác

động vật, thức ăn thừa 40,0 2 Giấy và carton 3,1 3 Túi nilon 10,0 4 Nhựa 7,5 5 Vải sợi 4,0 6 Gỗ 8,0 7 Thủy tinh 2,0

8 Kim loại (vỏ, lon, hộp) 7,1

9 Sành sứ 1,8

10 Các loại khác (cát, sạn...) 16,5

Tổng cộng 100

Từ bảng phân tích trên, nhận thấy rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An đa dạng về thành phần trong đó, hàm lượng chất hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất. Túi nilon và thành phần rác có khả năng tái chế được chiếm tỷ lệ cũng khá lớn.

3.1.1.3. Khối lượng rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An

Theo số liệu thu thập được từ báo cáo về việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hội An năm 2012, bình quân mỗi người dân sống ở khu vực thành thị thải ra 0,9 kg/ngày và tại khu vực nông thôn là 0,5 kg/ngày. Với dân số tương ứng ở bảng 3.2 dưới đây thì lượng chất thải phát sinh toàn thành phố đạt trên 73 tấn/ngày.

Bảng 3.2. Lượng rác thải phát sinh tại khu vực thành thị và nông thôn ở Hội An

Năm 2011 Dân số (người) Suất phát sinh (kg/người.ngày) Lượng rác (kg/ngày) Lượng rác (tấn/năm) Thành thị 69694,0 0,9 62724,6 22894,5 Nông thôn 20606,0 0,5 10303,0 3760,6 Tổng 90300,0 73027,6 26654,1

Ngoài ra, một lượng lớn rác thải sinh hoạt phát sinh từ các khu chợ, cơ quan, trường học, các hoạt động thương mại, dịch vụ....và từ khách du lịch.

3.1.1.4. Dự báo lượng chất thải sinh hoạt phát sinh đến năm 2030

Trên cơ sở dự báo dân số, tốc độ gia tăng dân số và tỷ lệ thu gom rác thải của thành phố Hội An, có thể dự báo lượng rác thải phát sinh trên địa bàn Tp Hội An như trong bảng 3.3 dưới đây:

Bảng 3.3. Dự báo tổng lượng rác phát sinh và thu gom được cho toàn thành phố Hội An đến năm 2030 Năm Dân số Tiêu chẩn rác thải (kg/ ng.ngày) Tổng lượng rác thải (tấn/ngày) Tỷ lệ thu gom (%)* Tổng lượng rác thu gom (tấn/năm) Tổng lượng rác TG toàn tp (tấn/ năm) TT NT TT NT TT NT TT NT TT NT 2010 69265 20479 0,9 0,5 62,3 10,2 80 55 18192 2048 20239 2015 71439 21122 0,9 0,5 64,3 10,6 80 55 18776 2128 20904 2020 76131 21742 0,9 0,5 68,5 10,9 90 65 22502 2586 25088 2025 78365 22379 0,9 0,5 70,5 11,2 95 70 24446 2862 27307 2030 80664 23036 0,9 0,5 72,6 11,5 100 80 26499 3358 29857

Bảng 3.4. Dự báo tổng lượng rác sinh hoạt phát sinh trên toàn thành phố Hội An kể cả khách du lịch đến năm 2030

ĐVT: tấn/năm Qua bảng dự báo trên, ta thấy lượng rác sinh hoạt phát sinh trên toàn địa bàn thành phố đến năm 2015 là 24359,8 tấn/năm; đến năm 2020 là 31308,5 tấn/năm; năm 2025 là 37808,3 tấn/năm và đến năm 2030 đạt gần 48000 tấn/năm. Với tình hình dân số ngày càng tăng, nếu không có biện pháp quản lý hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ con người. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều, nếu hệ thống thu gom và xử lý hiện nay của thành phố không được cải thiện thì rất khó đảm bảo thực hiện các tiêu chí của một đô thị sinh thái trong thời gian đến.

3.1.2. Hiện trạng hoạt động phân loại rác thải ở Hội An

Việc PLRTN đã được tiến hành nhưng còn rất hạn chế. Chủ yếu là người dân tự nhận thấy lợi ích của những thành phần chất thải nên tiến hành phân loại nhằm sử dụng lại cho mục đích khác hoặc bán phế liệu để thu lợi nhuận. Cụ thể, tại một số hộ gia đình, người dân tách riêng các loại chất thải có khả năng bán phế liệu được như: sắt thép, giấy báo, vỏ lon...bán cho những người mua phế liệu. Một số ít các hộ gia đình ở nông thôn có vườn rộng đã tách riêng lượng rác hữu cơ ra khỏi rác sinh hoạt để chôn lấp tại vườn nhằm giảm thiểu lượng rác. Còn lại, hầu hết người dân đều đổ chung rác hữu cơ và vô cơ vào một thùng để đưa ra xe rác đi đổ tại bãi. Năm 2011, thành phố Hội An có 4 phường là Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô và Tân An đã tiến hành chương trình phân loại rác thải tại nguồn. Chương trình này đã thu hút

Năm Tổng rác thu gom từ toàn thành phố Tổng lượng rác thu gom từ du khách (*) Tổng cộng 2010 20239 2160,2 22399,2 2015 20904 3455,8 24359,8 2020 25088 6220,5 31308,5 2025 27307 10501,3 37808,3 2030 29857 17696,3 47553,3

đông đảo bà con hưởng ứng nhiệt tình, góp phần giảm thiểu lượng rác phải đổ thải tại bãi rác.

Công tác phân loại tại Hội An được thực hiện bởi:

- Người dân từ các hộ gia đình phân loại các thành phần có thể tái chế, tái sử dụng trước khi vứt bỏ vào thùng rác.

- Người nhân công làm công tác thu gom trực tiếp phân loại trước khi đưa rác về điểm tập kết rác.

- Người mua ve chai, người nhặt rác tại bãi rác phân loại các thành phần vô cơ có thể tái chế.

- Nhân công trực tiếp phân loại tại nhà máy chế biến rác thải thành phân compost.

3.1.3. Hiện trạng hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt ở Hội An

- Rác thải sinh hoạt trong dân, các cơ quan đơn vị: Mỗi hộ gia đình và các cơ quan đơn vị tự thu gom rác thải của mình cho vào bao hoặc thùng đựng rác để đúng nơi quy đi ̣nh. Hằng ngày vào các giờ nhất định, xe thu gom cơ giới chạy trên tuyến đường đó, công nhân Công ty đổ rác vào xe thu gom.

- Rác từ các nhà hàng, khách sạn: Công ty tổ chức thu gom cho 74 khách sạn và hơn 120 nhà hàng hiện có, đảm bảo các yêu cầu phục vụ, thực hiện tốt các cam kết trong hợp đồng đối với các doanh nghiệp.

- Trong các đường kiệt hẻm, công tác thu gom rác được thực hiện thủ công bằng các xe thu gom đẩy tay. Sau đó rác sẽ được tập trung đến các điểm quy định trên các trục lộ chính mà xe ép rác đi ngang để đổ rác vào xe.

- Vỉa hè, đường phố: công tác quét dọn được thực hiện bao gồm: Quét, thu gom rác đường phố ban ngày, quét, thu gom rác đường phố, vỉa hè ban đêm, quét đêm các tuyến khu phố cổ.

- Dọc theo sông Hoài, rác trôi nổi trên sông cũng được thu gom bởi đội công nhân thu gom và vớt rác trên sông.

- Tại các khu vực công cộng, ven các trục đường trung tâm, Công ty bố trí các thùng rác dung tích 25 lít để phục vu ̣ khách tham quan du lịch.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp trong công tác thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hội An - Quảng Nam. (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)