Đánh giá hiện trạng xử lý rác thải sinh hoạt tạithành phố Hội An

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp trong công tác thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hội An - Quảng Nam. (Trang 43 - 51)

Hội An là một thành phố phát triển chủ yếu với dịch vụ du lịch nên có nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan và lưu trú. Do đó, ngoài lượng rác phải xử lý do người dân nơi đây thải ra, còn phải xử lý thêm một lượng lớn rác thải phát sinh từ các du khách.

Trên địa bàn thành phố Hội An hiện đang sử dụng các phương pháp sau để xử lý lượng rác thải sinh hoạt đang ngày càng gia tăng:

3.3.1. Xử lý rác thải theo các giải pháp 3R ở Hội An.

3.3.1.1. Giảm thiểu lượng rác phát sinh

Tại Hội An, nhiều chương trình đã được phát động nhằm giảm thiểu lượng rác phát sinh cho thành phố như Giảm thiểu túi nilon, Khuyến khích sử dụng túi sinh thái thay cho túi nilon, Thí điểm phân loại rác tại nguồn. Các hoạt động này cũng góp phần thay đổi nhận thức của người dân về vấn đề rác thải. Điển hình là phụ nữ Phường Tân An giảm thiểu lượng rác khó phân hủy phát sinh bằng cách sử dụng giỏ để đi chợ và hạn chế dùng túi nilon. Tại thành phố, công tác tuyên truyền cho người

dân về bảo vệ môi trường nói chung và giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt nói riêng được thực hiện tương đối tốt. 61,33% ý kiến người dân cho rằng công tác tuyên truyền ở địa phương diễn ra một cách thường xuyên.

3.3.1.2. Phân loại tại nguồn phát sinh

Từ khi áp dụng chương trình phân loại rác tại nguồn cho 4 phường thí điểm Minh An, Tân An, Sơn Phong và Cẩm Phô vào ngày 1/11/2012 đã đem lại kết quả khả quan trong quá trình xử lý rác thải tại Nhà máy xử lý rác thải Thành phố Hội An bởi thành phần nguyên liệu đầu vào để xử lý thành phân Compost đảm bảo chất lượng hơn, ít lẫn lộn tạp chất hơn. Thêm vào đó, tỷ lệ rác tái chế thu hồi nhiều hơn, tỷ lệ rác đổ bãi ít hơn trước góp phần giảm thiểu được lượng rác đổ bãi tại bãi rác xã Cẩm Hà, giảm nguy cơ quá tải của bãi rác. Cụ thể:

- Tỷ lệ rác tái chế thu hồi được trong tháng 11 (đạt 2,98%) đã tăng hơn so với lượng rác tái chế thu hồi được trong tháng 10 (đạt 2,68%). Tăng 0,3% tương đương khoảng 0,2 tấn rác/ngày.

- Tỷ lệ rác đổ bãi trong tháng 11 (đạt 32,23%) so với lượng rác nhập vào Nhà máy bước đầu đã giảm đi so với tháng 9 và tháng 10 (đạt 33,66%) do khi rác được phân loại thì thành phần và khối lượng rác xử lý làm phân Compost tốt hơn và cao hơn trước.

- Hiệu quả từ việc triển khai chương trình phân loại tại nguồn thí điểm: Phường Minh An: tỷ lệ phân loại đạt yêu cầu khoảng 75%, Phường Sơn Phong đạt khoảng 70% yêu cầu, Phường Tân An đạt khoảng 75% và Phường Cẩm Phô đạt khoảng 65% yêu cầu.

- 100% các hộ gia đình (thuộc 4 phường thí điểm trên) được phỏng vấn đều cho rằng họ đã phân loại rác tại nguồn với mục đích: Theo chủ trương của địa phương (46,67%); bảo vệ môi trường (30,67%) hoặc để tiết kiệm chi phí cho gia đình (28,00%). Tuy nhiên tỷ lệ phân loại rác tại nguồn đạt khoảng 70% do người dân vẫn còn nhầm lẫn hoặc thực hiện không đúng quy định.

Người dân chủ yếu tận dụng các thành phần rác thải có khả năng tái chế được để bán phế liệu (các loại rác như giấy, chai, nhựa được bán cho người thu mua phế liệu để thu lợi nhuận) hoặc tận dụng làm thức ăn cho chăn nuôi (thức ăn thừa được người dân gom lại và người chăn nuôi sẽ đến tận thu). Kết quả cho thấy có tới 52% người dân thực hiện theo hình thức này.

Theo khảo sát từ thực tế cho thấy, nếu phân loại rác thải có khả năng tái chế và bán cho các điểm thu mua phế liệu thì trung bình người dân sẽ nhận được trung bình 5 - 15 nghìn đồng/tháng. Như vậy, với cách phân loại rác có khả năng tái chế, người dân vừa có thể thu lợi nhuận từ những thành phần được coi là rác. Và từ hoạt động này cũng góp phần giảm thiểu đáng kể lượng rác nhập vào nhà máy.

Tại bãi rác, những người thu nhặt rác tiến hành bới rác và phân loại các thành phần có thể tái chế. Trung bình mỗi người thu được khoảng 70 nghìn đồng/ngày. Đây đã trở thành nguồn thu nhập chính cho một bộ phận không nhỏ người dân của thành phố, đặc biệt là phụ nữ. Đối với những công nhân làm công việc phân loại trực tiếp trong nhà máy xử lý rác thải thì ước tính trung bình mỗi người thu được trên 1 triệu đồng/ tháng từ việc bán phế liệu.

3.3.2. Xử lý rác thải bằng phương pháp chế biến phân compost

3.3.2.1. Sơ lược về nhà máy chế biến rác thải thành phân compost

Nhà máy xử lý rác thải thành phân Compost bằng phương pháp xử lý sinh học lên men hiếu khí tại thôn Bầu Ốc Thượng, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An. Nhà máy rác có diê ̣n tích 5,4 ha, trong đó diê ̣n tích phần xây dựng là 2,2 ha gồm các hạng mục chính như hệ thống thu gom nước rác, nhà xử lý sơ bộ, nhà lên men, khu nhà ủ chín, nhà tinh chế và nhà kho. Nhà máy có công suất xử lý 55 tấn rác thải/ngày.

3.3.2.2. Quy trình chế biến phân compost tại nhà máy

Phễu nạp liệu

Băng chuyền tới máy sàn

Máy sàn tinh

Bàn tuyến tỷ trọng

Băng chuyền tinh chế

Lưu kho Quạt hút Quạt thổi Chất thải Chất thải Xe thu gom rác Trạm cân

Phân loại sơ bộ

Sàng phân loại (mắt lưới sàng 95mm) Dây chuyền phân loại bằng tay Máy nghiền rác Máy sàng cát XỬ LÝ SINH HỌC Luống lên men

Ủ chín Sục khí cưỡng bức

Lưu kho Băng chuyền tinh

Kiểm tra nhiệt độ ( 55 – 67 0C) Đến nhà tinh chế < 95 mm Nước rỉ rác Cát > 95 mm Phế liệu: thủy tinh, sắt, nhựa Gạch, đá, các chất trơ kích thước lớn

b. Thuyết minh quy trình

Quy trình công nghệ sản xuất phân compost từ chất thải rắn sinh hoạt gồm các giai đoạn sau:

i. Cân rác: Toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt được thu gom và vận chuyển về Nhà máy xử lý rác. Các xe rác sẽ dừng tại cầu cân để xác định trọng tải. Hiệu số của trọng tải xe chở rác vào và trọng tải xe ra chính là khối lượng rác được đưa vào Nhà máy để xử lý.

ii. Xử lý sơ bộ: Sau khi qua cầu cân để xác định lượng rác, rác thải được tập kết tại sàn tiếp nhận của khu Nhà xử lý sơ bộ. Toàn bộ lượng rác sẽ được khử mùi hôi và khí độc bằng dung dịch phóng xạ thông qua hệ thống khử mùi phun sương. Lượng nước rỉ rác sẽ theo các mương để thu gom về các hố phía sau khu Nhà lên men.

Tại khu tiếp nhận, bố trí một số công nhân làm nhiệm vụ xé mở tất cả các bọc nilon rác, thu gom riêng các vật liệu vô cơ cồng kềnh, kích thước lớn (chăn đệm, lốp xe, vải vóc…) trước khi xe xúc đưa rác vào phễu. (Các loại rác cồng kềnh, kích thước lớn này sẽ được tập kết ra bãi chôn lấp).

Phễu nạp liệu làm nhiệm vụ điều tiết, phân bố đều dòng chất liệu chảy trên toàn bộ dây chuyền. Rác thải vào phễu theo băng chuyền đi đến trống quay. Trống quay có các lưỡi dao làm nhiệm vụ xé các túi nilon và làm tơi rác. Trống quay có các lỗ nhỏ có đường kính 95mm. Các loại rác có kích thước nhỏ hơn 95mm sẽ lọt qua các lỗ của trống quay xuống băng chuyền hữu cơ. Rác không lọt qua mắt sàng 95mm sẽ được chuyền xuống băng tải đưa ra dây chuyền phân loại thủ công bằng tay. Rác thải kích thước lớn như cành cây được thu gom cho vào máng và được nghiền nát bởi máy nghiền được bố trí dưới trống quay và cũng được rớt xuống băng chuyền thu rác hữu cơ. Băng chuyền phân loại rác thủ công có thể được điều chỉnh với tốc độ phù hợp với yêu cầu phân loại. Các thùng chứa được đặt dưới băng chuyền để tiếp nhận các loại rác được phân loại thủ công. Phần rác hữu cơ sau quá trình phân loại bằng tay sẽ được đưa vào khu Nhà lên men cùng với phần rác thải lọt qua mắt sàng.

Rác thải vô cơ không được thu gom sẽ theo băng chuyền xuống thùng chứa để tập kết ra bãi chôn lấp. Rác thải hữu cơ sau khi qua trống quay sẽ theo băng chuyền đến máy sàng cát để loại bỏ cát và đất đá trước khi được chuyển sang Nhà lên men. Phần rác loại bỏ gồm đất cát cũng sẽ tập kết ra bãi chôn lấp. Phần rác hữu cơ sau khi được tách sạn cát sẽ được vận chuyển từ khu Nhà xử lý sơ bộ sang Nhà lên men bằng xe xúc Manitou.

iii. Lên men: Quá trình lên men rác theo quy trình hiếu khí cưỡng bức và đảo trộn. Khu nhà lên men gồm có 9 ô. Khi rác được đổ thành đống có chiều cao 2- 2,5m, tiến hành cắm đầu dò nhiệt độ tại các ô nhà lên men. Các đầu dò này được kết nối với hệ thống giám sát và điều khiển nhiệt độ tự động cho quá trình lên men. (Mỗi ô Nhà lên men có 2 đầu dò nhiệt độ).

Phía dưới mỗi ô được đặt hệ thống thông gió có gắn các quạt thông gió thổi khí phía dưới các đống rác để cung cấp oxy... Toàn bộ chu trình lên men được điều khiển và kiểm soát nhiệt độ thông qua hoạt động của hệ thống quạt thổi và máy bơm nước được kết nối với máy tính, hệ thống tưới nước sẽ hoạt động để cung cấp lượng nước cần thiết để tăng độ ẩm. Lượng nước được phun sương này chính là lượng nước rỉ rác được tập trung về các hố thu và được bơm lên bồn chứa nước rỉ. Tại mối khu Nhà lên men, rác sẽ được ủ trong vòng 21 ngày. Sau khoảng thời gian này, rác sẽ được chuyển qua giai đoạn ủ chín.

iv. Ủ chín: Rác được ủ chín tại khu Nhà ủ chín trong khoảng thời gian từ 4 đến 5 tuần để rác đạt độ hoai nhất định. Thực hiện đảo trộn hai lần mỗi tuần bằng xe xúc Manitou để rác được ủ đều, thoáng khí. Sau khi được ủ chín, sử dụng xe xúc Manitou để xúc compost thô vào phễu tại khu Nhà tinh chế.

v. Tinh chế: Rác được đưa vào phễu nạp liệu, qua băng chuyền đến thiết bị sàng thô (máy sàn rung) và sàng tinh (bàn tuyển tỷ trọng) để tách các phần thô và cát sạn. Sau đó, rác đã tinh chế được đẩy đến Xyclon bằng quạt hút để loại bỏ các hạt nhẹ như bụi…ra ngoài. Thành phẩm là phân compost sẽ theo băng chuyền xuống ô chứa phân compost. Phần bã thải sẽ theo một băng chuyền khác ra ngoài để tập kết đem ra bãi chôn lấp.

vi. Lưu trữ: Sau khi đã hoàn thành tất cả các công đoạn trên, thành phẩm phân compost được vận chuyển qua Nhà kho để lưu trữ.

3.3.2.3. Quá trình xử lý

Trung bình mỗi ngày có khoảng 55-65 tấn rác thải được nhập vào nhà máy. Sau khi nhập vào nhà máy, rác thải được phân loại theo sơ đồ sau:

Hình 3.6. Sơ đồ phân loại tại nhà máy xử lý rác thải

Quá trình phân loại của công nhân có thể thu hồi được 0,3 % lượng rác có khả năng tái chế so với toàn bộ lượng rác nhập vào nhà máy tương đương khoảng 0,17 – 0,2 tấn/ngày. Sau khi phân loại, rác dễ phân huỷ sinh học được đưa vào công đoạn tiếp theo để chế biến thành phân hữu cơ. Các thành phần còn lại được vận chuyển lên bãi rác để đổ thải. Do việc phân loại rác tại nhà máy được thực hiện theo phương thức thủ công nên vẫn còn một lượng lớn rác thải hữu cơ được đưa đến bãi rác. Đây là một trở ngại lớn đối với bãi rác đang trong tình trạng quá tải như hiện nay.

3.3.3. Xử lý rác thải theo phương pháp chôn lấp

3.3.3.1. Hiện trạng bãi rác tại xã Cẩm Hà

Bãi rác tại xã Cẩm Hà được xây dựng với diện tích khoảng 1,2 ha, có tường bao quanh 4 phía. Nằm cạnh bãi rác là khu nghĩa trang và khu dân cư nông nghiệp. Đây là bãi chôn lấp rác lộ thiên, ở đáy bãi không có lớp lót chống thấm và chưa có

Rác nhập vào nhà máy Rác không tái chế được Rác khó phân huỷ sinh học Rác dễ phân huỷ sinh học Rác tái chế được Phân compost Bán phế liệu Bãi rác Cẩm Hà

hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác. Do chưa được đầu tư đúng mức nên hiện tại bãi rác đang xảy ra một số vấn đề sau:

- Rác không được đầm nén và không được phủ đất gây phán tán mùi hôi ra môi trường xung quanh.

- Trong quá trình phân huỷ chất hữu cơ có trong rác thải đã sinh khí H2S, mêtan có mùi hôi gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

- Do rác bị nén chặt dẫn đến tình trạng phân hủy yếm khí nên có hiện tượng phát sinh khí CH4 cộng với thời tiết hanh khô nên thường xuyên xảy ra tình trạng cháy tại bãi rác. Công ty cũng đã thực hiện chữa cháy tạm thời khi xảy ra tình trạng này.

- Các sinh vật và côn trùng như chuột, ruồi, muỗi ... phát sinh tại bãi là nguồn gốc tiềm ẩn gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: dịch tả, sốt xuất huyết…

- Nước rỉ rác không được thu gom, xử lý đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước ngầm.

Vừa qua, bãi rác đã quá tải.

3.3.3.2. Hiệu quả xử lý

Chôn lấp là phương pháp xử lý rác thải chủ yếu tại thành phố Hội An. Trước đây, khi nhà máy chế biến rác thành phân hữu cơ thì toàn bộ lượng rác phát sinh (trừ một lượng thành phần rác có thể tái chế, tái sử dụng) được đưa về đổ thải tại bãi rác này.

Hằng ngày có từ 8-10 xe chở rác thải với khoảng trên 26 tấn rác sinh hoạt được đưa đến bãi để đổ thải. Như vậy, với phương pháp chôn lấp có thể xử lý được khoảng 40% lượng rác sinh hoạt phát sinh của toàn thành phố.

Tại bãi rác, một số người thu nhặt rác vẫn tiến hành phân loại (thu nhặt những thành phần có khả năng tái chế được) sau khi rác đã được phân loại tại nhà máy xử lý rác thải trước đó.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp trong công tác thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hội An - Quảng Nam. (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)