Phân loại rác tại nguồn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp trong công tác thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hội An - Quảng Nam. (Trang 52 - 53)

Phân loại rác tại nguồn nhằm tận dụng lại các thành phần có thể tái chế được, tiết kiệm chi phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý, giảm thiểu lượng rác đem chôn lấp, hạn chế được các vấn đề do rác thải gây ra. Tuy nhiên tại thành phố Hội An hiện nay, công tác phân loại rác tại nguồn đã được triển khai nhưng chưa

rộng rãi và còn nhiều bất cập. Do đó, để thực hiện tốt hơn nữa hoạt động này cần triển khai:

- Tổ chức các đợt tập huấn, giáo dục, tuyên truyền nhằm phổ biến các kiến thức cơ bản về cách phân loại. Đặc biệt cần đưa giáo dục môi trường vào trong hoạt động thường nhật của học sinh ở các cấp học mà chú trọng hơn là học sinh tiểu học. Khi được giáo dục từ nhỏ thì nhận thức của các em sẽ dần được nâng cao và tạo được thói quen sống tốt.

- Bố trí các túi hoặc thùng rác có màu khác nhau để tránh nhầm lẫn trong việc bổ rác của người dân.

- Vận động người dân tham gia phân loại rác thải: Tiến hành triển khai, nhân rộng mô hình PLRTN đối với tất cả các xã, phường toàn thành phố là một giải pháp ưu tiên hàng đầu. Mở rộng mô hình PLRTN từ phân thành 2 loại là rác thải dễ phân huỷ và khó phân huỷ như trước thành 3 loại: 2 loại trên và rác có khả năng tái chế. Tổ chức thu gom hằng ngày đối với rác dễ phân hủy sinh học.

- Phổ biến cho người dân hạn chế sử dụng túi nilon để đựng rác dễ phân huỷ sinh học nhằm thuận tiện cho hoạt động thu gom của công nhân. Hoạt động này sẽ giải quyết được hiện trạng rác thải phát sinh trở lại sau khi xe thu gom đi qua. Tuy nhiên, rất khó để buộc người dân tham gia nên cần hỗ trợ các thùng có dung tích nhỏ cho các hộ gia đình để chứa rác phân loại.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp trong công tác thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hội An - Quảng Nam. (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)