Rác thải phát sinh từ chính hoạt động của người dân, chính vì vậy sự tham gia của họ sẽ giải quyết được một phần vấn đề đặt ra. Cụ thể là:
- Nâng cao nhận thức của người dân trong công tác BVMT nói chung và công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng bằng các hình thức truyền thông khác nhau. Hướng dẫn người dân thực hiện nếp sống văn minh, không đổ rác bừa bãi, thuyết phục người dân sử dụng dịch vụ thu gom và xử lý chất thải của thành phố.
- Tuyên truyền, hướng dẫn rộng rãi cho người dân thực hiện giải pháp xử lý chất thải rắn theo phương thức 3R.
- Đưa tiêu chí bảo vệ môi trường vào việc đánh giá gia đình văn hóa. Cần có hình thức khen thưởng đối với các gia đình chấp hành tốt.
- Đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào trong chương trình giáo dục tại các bậc học để nâng cao ý thức của các em ngay từ lúc nhỏ.
- Thường xuyên kiểm tra công tác thu gom, xử lý rác thải để kịp thời chấn chỉnh và xử lý các trường hợp vi phạm về đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Khuyến khích người dân hạn chế sử dụng túi nilon. Tuyên truyền cho người dân biết về những tác hại của túi nilon đối với sức khoẻ con người và môi trường. Hỗ trợ và khuyến khích người dân tiến đến sử dụng túi sinh thái thay cho túi nilon.
- Xây dựng chương trình “Chủ nhật xanh - tổ chức quét dọn đường phố” hoặc chương trình “Ngày không túi nilon - xách giỏ đi chợ” huy động sự tham gia của cộng đồng.