ĐÁNH GIÁ CÁC MƠ HÌNH TRỒNG PHỤC HỒI RỪNG NGẬP MẶN

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình và thử nghiệm trồng phục hồi cây ngập mặn tại Đảo Xanh thành phố Đà Nẵng. (Trang 26 - 31)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. ĐÁNH GIÁ CÁC MƠ HÌNH TRỒNG PHỤC HỒI RỪNG NGẬP MẶN

NGẬP MẶN TẠI MIỀN TRUNG

Việc đánh giá hiệu quả và ƣu, nhƣợc điểm của các mơ hình trồng phục hồi RNM tại miền Trung là việc rất cần thiết để làm cơ sở xây dựng các tiêu chí, tiến hành phân tích, lựa chọn khu vực trồng và xây dựng mơ hình trồng phục hồi CNM đạt hiệu quả tối ƣu nhất. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác xây dựng mơ hình trồng phục hồi CNM tại Đảo Xanh, thành phố Đà Nẵng đúng tình hình thực tế và tính khả thi cao, đề tài đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực địa hiệu quả của các mơ hình trồng phục hồi RNM tại khu vực Lăng Cơ, đầm Lập An, hệ phá Tam Giang – Cầu Hai của tỉnh Thừa thiên Huế, khu vực Cửa Đại, Hội An, khu vực đầm An Hòa, huyện Núi Thành thuộc tỉnh Quảng Nam.

3.1.1. Mơ hình trồng phục hồi rừng ngập mặn tại Thừa thiên Huế

Việc trồng phục hồi RNM tại tỉnh Thừa thiên Huế đang nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của nhà nƣớc, các trƣờng đại học, các tổ chức quốc tế và một bộ phận ngƣời dân vùng ven biển, đây là tiền đề để hình thành nên nhiều mơ hình trồng phục hồi RNM tại tỉnh Thừa thiên Huế.

Hình 3.1. Mơ hình trồng phục hồi RNM thành cơng tại huyện Hƣơng Trà, tỉnh Thừa thiên Huế

Các mơ hình trồng phục hồi RNM tại Thừa thiên Huế đƣợc thực hiên tƣơng đối thuận lợi vì có nhiều điều kiện thuận lợi nhƣ khu vực Lăng Cô, đầm Lập An, hệ phá Tam Giang – Cầu Hai là những khu vực có bãi triều rộng và độ ổn định tốt, có RNM

tƣơng đối phát triển với diện tích lớn và độ đa dạng sinh học cao, độ mặn ven biển và lập địa đất thích hợp cho nhiều lồi CNM, hệ thống RNM đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định đúng diễn thế sinh thái, từ đó có cơ sở để xác định đúng lồi cây trồng phù hợp [5]. Đồng thời, một số mơ hình đã xây dựng đƣợc quy chế bảo vệ RNM nên các khu vực trồng phục hồi RNM đƣợc bảo vệ tƣơng đối tốt, đây là cơ sở trồng phục hồi thành công cho một số mơ hình tại khu vực.

Hình 3.2. Quy chế bảo vệ RNM tại huyện Hƣơng Trà, tỉnh Thừa thiên Huế

Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn cịn nhiều mơ hình trồng phục hồi RNM tại Thừa thiên Huế chƣa thành công, hầu hết cây trồng bị chết hoặc bị nƣớc cuốn trơi.

Qua q trình điều tra thực địa, đề tài bƣớc đầu xác định đƣợc một số nguyên nhân dẫn đến thất bại của các mơ hình trồng phục hồi RNM tại các khu vực của tỉnh Thừa thiên Huế, cụ thể:

- Một số dự án chọn giống không tốt, cây con kém chất lƣợng.

- Chọn lập địa và lồi cây trồng chƣa thích hợp, nhƣ trồng Bần, Đƣớc, trên đất mới bồi chƣa ổn định, trồng Mắm, Đƣớc trên đất cao, ít có khả năng ngập triều. Điều này gây ra hiện tƣợng chết hàng loạt các CNM do điều kiện sinh thái khơng thích hợp.

Hình 3.4. Trồng Mắm, Đƣớc trên đất cao tại bãi triều ở ven đầm Lập An

- Thời vụ trồng rừng chƣa hợp lý, thƣờng là cuối mùa thu và đầu mùa đông nên CNM sẽ bị ảnh hƣởng mạnh bởi sóng gió vào mùa mƣa bão và mùa gió chƣớng, nhất là tại khu vực phá Tam Giang – Cầu Hai [5].

- Việc chọn giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc CNM trong mơi trƣờng đất ngập mặn vùng đầm phá, ven biển rất đặc thù của tỉnh chƣa đƣợc đầu tƣ nghiên cứu nghiêm túc. Bên cạnh đó, một số mơ hình trồng phục hồi nhập CNM từ các địa phƣơng khác về nên có sự khác biệt nhất định về điều kiện sinh thái của các CNM, gây khó khăn cho q trình thích nghi và phát triển của cây [5].

- Kỹ thuật trồng, mật độ trồng chƣa thống nhất giữa các năm trồng và chƣơng trình trồng rừng [5].

- Hoạt động kéo te, đánh lƣới, bắt cua, cá,… trong khu vực rừng mới trồng của ngƣời dân vẫn cịn diễn ra làm trơi, trụ mầm, và đổ gãy cây con mới trồng [5]

.

- Một số mơ hình trồng thiếu sự bảo vệ cây con khỏi các tác động vật lý trong giai đoạn đầu, cây khơng có giá đỡ đính kèm nên dễ bị sóng đánh đỗ gãy hoặc bị cuốn trơi. Có nhiều dự án đã đầu tƣ cọc và hệ thống lƣới bao xung quanh khu vực trồng phục hồi nhƣng sơ sài, chỉ đạt hiệu quả trong thời gian ngắn vì hệ thống cọc và lƣới bị sóng đánh ngã và lƣới bị hƣ hỏng do q trình ăn mịn của nƣớc biển.

Hình 3.5: Mơ hình trồng phục hồi RNM thất bại tại huyện Hƣơng Trà, tỉnh Thừa thiên Huế

- Hiện tƣợng hàu bám, rác và vật liệu trôi dạt vào khu rừng mới trồng gây đổ, gãy cây ngập mặn, đặt biệt là cây Bần chua [8].

3.1.2. Mơ hình trồng phục hồi rừng ngập mặn tại tỉnh Quảng Nam

Nhờ sự quan tâm đầu tƣ của ủy ban nhân dân tỉnh và các tổ chức phi chính phủ nhƣ FAO, WORLDBANK,… hai khu vực là cửa Đại, Hội An và đầm An Hòa, huyện Núi Thành đã thực hiện các dự án trồng phục hồi RNM với diện tích hàng chục hecta, trong đó, hai lồi cây trồng chính là Đƣớc và Dừa nƣớc.

Hình 3.6. Mơ hình trồng phục hồi RNM tại cửa Đại, Hội An

Các khu vực trồng phục hồi RNM tại tỉnh Quảng Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng mơ hình và trồng phục hồi, tiêu biểu nhƣ RNM phân bố rải rác dọc theo bờ biển của tỉnh, trong đó hai khu vực có diện tích lớn nhất là khu vực cửa Đại, Hội An và đầm An Hòa, huyện Núi Thành, đây là điều kiện thuận lợi cho việc

xác định đúng diễn thế sinh thái và điều kiện sinh thái của các loài, tạo cơ sở cho việc lựa chọn giống cây trồng, bƣớc đầu các dự án đƣợc thực hiện tốt với việc lựa chọn cây giống là loài bản địa, vốn đầu tƣ lớn, thực hiện giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo trồng đúng quy trình, chăm sóc và xây dựng hàng rào bảo vệ nên vùng RNM đƣợc trồng phục hồi trong dự án phát triển tốt, có khả năng trở thành “lá chắn xanh” cho vùng ngập mặn, góp phần ứng phó với BĐKH.

Tuy vậy, để dự án thực sự phát huy hiệu quả, phải giải quyết các vấn đề còn tồn tại nhƣ:

- Khu vực trồng phục hồi là khu vực gần cửa biển, và nằm trên dòng chảy của các con sông lớn nên RNM mới trồng dễ bị bóc trơi khi dịng chảy mạnh vào mùa mƣa. Đồng thời, do nền đáy là đất phù xa mới bồi tụ nên nền đáy thiếu vững chắc.

Hình 3.7. RNM trồng sát cửa biển tại Cửa Đại, Hội An

- Trồng CNM ở nơi quá sâu, độ ngập triều và thời gian ngập triều lớn, không phù hợp với cây Đƣớc hoặc Dừa nƣớc.

- Do trồng với số lƣợng lớn nên việc trồng RNM ở một số khu vực còn tràn lan, chƣa đúng theo diễn thế sinh thái, nhƣ trồng cây Đƣớc ở Núi Thành.

Hình 3.9. Mơ hình trồng phục hồi RNM tại đầm An Hòa, huyện Núi Thành

- Thời vụ trồng rừng chƣa hợp lý, thƣờng là cuối mùa thu và đầu mùa đông nên CNM sẽ bị ảnh hƣởng mạnh bởi sóng gió vào mùa mƣa bão và mùa gió chƣớng.

- Vẫn còn nhiều hoạt động của con ngƣời gây ảnh hƣởng đến việc phục hồi của thảm RNM mới trồng, nhƣ neo đậu tàu thuyền, thả lờ, lƣới,…

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình và thử nghiệm trồng phục hồi cây ngập mặn tại Đảo Xanh thành phố Đà Nẵng. (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)