MÔ HÌNH TRỒNG PHỤC HỒI CÂY NGẬP MẶN TẠI ĐẢO XANH

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình và thử nghiệm trồng phục hồi cây ngập mặn tại Đảo Xanh thành phố Đà Nẵng. (Trang 37 - 44)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.3. MÔ HÌNH TRỒNG PHỤC HỒI CÂY NGẬP MẶN TẠI ĐẢO XANH

XANH

Trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các kết quả nghiên cứu, đánh giá ƣu, nhƣợc điểm của các mô hình trồng phục hồi CNM tại các tỉnh miền Trung và kết quả quan trắc môi trƣờng sinh thái tại Đảo Xanh, đề tài xây dựng bảng phân tích mức độ thích hợp của các khu vực trồng phục hồi CNM tại Đảo Xanh, đây là cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn địa điểm trồng phục hồi tối ƣu nhất. Năm địa điểm chính đƣợc đánh giá cụ thể là:

- Địa điểm 1: Đầu phía Tây cầu Trần Thị Lý.

- Địa điểm 2: Bãi bồi tại RNM cách Đảo Xanh 125m về phía Đông Bắc.

- Địa điểm 3: Bãi bồi tại kè phía Đông Bắc Đảo Xanh.

- Địa điểm 4: Bãi bồi tại kè phía Đông Nam Đảo Xanh.

Bảng 3.2. Bảng tổng hợp tiêu chí lựa chọn khu vực trồng thích hợp

STT Tiêu chí ĐĐ 1 ĐĐ 2 ĐĐ 3 ĐĐ 4

1 Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa    

2 Địa hình: tƣơng đối bằng phẳng    

3 Thủy triều: Chế độ nhật triều hoặc bán nhật triều, độ

ngập triều không quá lớn     4 Độ mặn phù hợp: thấp nhất từ 4‰ đến cao nhất là

30‰    

5 Đặc điểm đất ngập mặn: đất thịt hoặc đất bùn sét    x 6 Có sự hiện diện tự nhiên của CNM    

7 Hạn chế các hoạt động của con ngƣời nhƣ neo đậu

tàu thuyền, xây kè,…    

Đánh giá    x

(Chú giải: Tối ưu “”, Không tối ưu “x”)

Nhƣ vậy, qua bảng phân tích, đề tài tiến hành xây dựng mô hình trồng phục hồi RNM tại ba khu vực là bãi bồi đầu cầu Trần Thị Lý, bãi bồi tại kè phía Đông Bắc Đảo Xanh, bãi bồi tại RNM cách Đảo Xanh 125 m về phía Đông Bắc, đây là những khu vực có điều kiện tối ƣu cho việc trồng phục hồi CNM tại Đảo Xanh vì có các điều kiện sinh thái thích hợp, có RNM phân bố tự nhiên tạo điều kiện cho việc trồng đúng diễn thế sinh thái, và địa hình tƣơng đối bằng phẳng.

Các địa điểm 4 và 5, đây là những địa điểm không thích hợp do địa hình không phù hợp (có độ dốc lớn nhƣ điểm 5) và lập địa đất không phù hợp (đất cát và lẫn nhiều sỏi đá nhƣ điểm 4).

Các vị trí trồng đƣợc thể hiện cụ thể qua hình 3.16.

Hình 3.16. Vị trí trồng phục hồi CNM tại Đảo Xanh

Đề tài tiến hành xây dựng mô hình với một số biện pháp kỹ thuật chọn cây con có bầu và kỹ thuật trồng CNM tại Đảo Xanh nhƣ sau:

Lựa chọn loài cây trồng dựa trên nguyên tắc ƣu tiên những loài có ƣu thế phát triển phù hợp các điều kiện lập địa tại khu vực trồng, có điều kiện sinh thái phù hợp và đúng diễn thế sinh thái [6]. Căn cứ vào đặc điểm lập địa, môi trƣờng sinh thái tại Đảo Xanh và khả năng cung ứng giống thì Đƣớc đôi (Rhizophora apiculata B.L) là loài cây phù hợp. Cây Đƣớc đôi là loài phát triển tốt ở vùng đất bùn sét chặt và đƣợc ngập nƣớc triều hàng ngày dƣới chế độ bán nhật triều hay nhật triều, độ mặn ổn định biến động từ 5 - 30‰ [2]

.

- Tiêu chuẩn cây con khi trồng: Cây con đƣợc ƣơm trong túi bầu nilon kích thƣớc 12 x 20 cm, thời gian nuôi dƣỡng trong vƣờn ƣơm là 06 tháng, cây cao từ 40 đến 45 cm, có 6 đến 8 lá, thân thẳng, cây khỏe mạnh và không sâu bệnh.

- Kỹ thuật trồng:

Đào hố trồng cây: Sử dụng cuốc đào hố kích thƣớc 20 cm x 25 cm x 25 cm để trồng. Đặt bầu cây giống vào giữa hố, bầu và thân thẳng đứng, lấp đất tơi nhỏ (bùn mới đào lên) cao tới 1/2 đến 2/3 bầu, nén chặt xung quanh bầu, sau đó lấp đất tới cỗ rễ.

Sử dụng ba cọc tre dài 1m cắm chắc xuống nền đất, sâu 30 cm, dùng dây kẽm cột cây vào cọc. Cọc tre sẽ giữ cây con mới trồng luôn thẳng đứng, không bị nghiêng, bật gốc dƣới tác động của sóng, gió, và các tác động từ con ngƣời nhƣ chèo ghe, thả lƣới,...

Hình 3.17. Bản vẽ chi tiết kỹ thuật trồng một cây

- Biện pháp kỹ thuật áp dụng trong mô hình: mô hình đƣợc trồng thuần loài,

khoảng cách trồng áp dụng cho mô hình là 1,5m x 1,5m. Chăm sóc liên tục trong thời gian đầu sau khi trồng.

- Thời điểm trồng: Đề tài tiến hành trồng phục hồi RNM vào tháng hai năm 2017, chọn lúc triều ròng nhất, bãi bồi không bị ngập nƣớc.

3.4. KẾT QUẢ TRỒNG THỰC NGHIỆM CỦA MÔ HÌNH TRỒNG PHỤC HỒI CÂY NGẬP MẶN TẠI ĐẢO XANH

Việc xây dựng mô hình trồng phục hồi tại RNM đã khắc phục đƣợc nhiều điểm hạn chế của các mô hình khác. Ƣu điểm cụ thể của mô hình trông phục hồi CNM tại Đảo Xanh đƣợc thể hiện qua bảng 3.3.

Bảng 3.3. Ƣu điểm của mô hình trồng phục hồi CNM tại Đảo Xanh

STT Hạn chế của các mô hình cần

khắc phục Ƣu điểm của mô hình tại Đảo Xanh

1

Việc chọn giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc CNM trong môi trƣờng. đất ngập mặn vùng đầm phá, ven biển rất đặc thù chƣa đƣợc đầu tƣ nghiên cứu đầy đủ.

Mô hình đƣợc nghiên cứu đầy đủ về diễn thế sinh thái và các điều kiện sinh thái của Đảo Xanh, làm cơ sở chính xác cho việc lựa chọn loài cây trồng phù hợp.

2 Trồng phục hồi tràn lan, không đúng theo diễn thế sinh thái.

Chọn loài cây đúng theo diễn thế sinh thái, thích hợp với các điều kiện về môi trƣờng đất và nƣớc tại Đảo Xanh.

3

Giống CNM không đảm bảo chất lƣợng, nhập từ các địa phƣơng khác, gây khó khăn cho quá trình thích nghi của cây do khác biệt về điều kiện sinh thái.

Sử dụng cây giống đƣợc ƣơm tại thành phố Đà Nẵng, giúp cây thích nghi nhanh do không thay đổi lớn về điều kiện sinh thái.

4 Thiếu sự bảo vệ cây con khỏi các tác động vật lý trong giai đoạn đầu.

Mô hình có biện pháp vật lí cố định cây tốt, cây không bị đổ ngã, cuốn trôi và tránh đƣợc các tác động của con ngƣời nhƣ chèo ghe, thả lƣới,...

5

Mô hình xây dựng với kinh phí lớn do sử dụng cọc và lƣới bao, nhƣng bị sóng đánh ngã và lƣới bị hƣ hỏng do quá trình ăn mòn của nƣớc biển.

Mô hình đƣợc xây dựng với nguồn kinh phí thấp do không phải xây dựng hệ thống lƣới hàng rào bảo vệ phía bên ngoài.

6

Thời vụ trồng rừng chƣa hợp lý, thƣờng là cuối mùa thu và đầu mùa đông.

Mô hình trồng vào mùa khô, tránh đƣợc các tác động của sóng, gió và dòng chảy mạnh vào mùa đông

7

Mật độ trồng và khoảng cách giữa các cây trồng không hợp lí và không thống nhất giữa các mô hình.

Mô hình trồng với khoảng cách 1,5 m x 1,5 m phù hợp với đặc điểm sinh trƣởng của cây Đƣớc đôi

Các hình ảnh thực tế về việc thực hiện mô hình trồng phục hồi CNM tại Đảo Xanh đƣợc thể hiện ở hình 3.18 và hình 3.19.

Hình 3.19. Trồng phục hồi CNM tại Đảo Xanh

Đề tài đã tiến hành trồng phục hồi 350 cây Đƣớc trên tổng diện tích 800 m2

tại ba khu vực đƣợc lựa chọn.

Qua hơn hai tháng trồng phục hồi RNM tại Đảo Xanh, đề tài bƣớc đầu thu đƣợc một số kết quả khả quang, tỉ lệ cây sống cao, cây xanh tốt và tăng trƣởng nhanh.

Tỉ lệ sống của cây đạt cao, số cây sống là 320 cây trên tổng số 350 cây, đạt tỉ lệ sống 91,43%. Nguyên nhân cây chết là bị rong bám quá dày, lá cây không đủ ánh sáng quang hợp dẫn đến chết, đây là nguyên nhân tự nhiên.

Về các chỉ tiêu sinh trƣởng, cây sinh trƣởng khá tốt, trong đó hai chỉ tiêu sinh trƣởng có ý nghĩa là chiều cao cả cây và chiều dài lá. Để đánh giá cụ thể, đề tài tiến hành đo ngẫu nhiên 75 cây trƣớc và sau khi đem trồng, kết quả cụ thể đƣợc thể hiện trong hình 3.12.

(a) (b)

Hình 3.21. Biểu đồ sự tăng trƣởng chiều cao cả cây (a) và chiều dài lá (b)

Sau 1 tháng trồng ra thực địa, cây đang trong gia đoạn thích nghi ban đầu và quá trình sinh trƣởng chƣa thay đổi rõ rệt. Vào tháng thứ hai, hình thái cây thay đổi nhanh theo hƣớng tích cực, cụ thể:

Chiều cao cả cây tăng trung bình hơn 1 cm, đặc biệt có một số cây tăng trƣởng đến gần 4,4 cm.

Về chiều dài dài lá, qua một tháng chiều dài lá tăng trung bình 0,83 cm và qua hai tháng, chiều dài lá tăng trung bình 2,9 cm so với lúc đem trồng.

Bên cạnh chiều cao đoạn sinh trƣởng và chiều dài lá, một số cây bắt đầu ra mới thêm đƣợc hai lá, cụ thể qua hai tháng, số cây ra lá mới là 22 cây trên tổng số 75 cây, chiếm tỷ lệ 29,3%. 20 30 40 50 Khi đem trồng Sau 1 tháng Sau 2 tháng 0 2 4 6 8 10 12 Khi đem trồng Sau 1 tháng Sau 2 tháng

Đây là những kết quả rất tốt trong hai tháng tiến hành trồng phục hồi RNM tại Đảo Xanh, điều này chứng tỏ mô hình bƣớc đầu thành công. Tại các khuc vực trồng, cây sống tốt, không bị đổ ngã và không chịu ảnh hƣởng bởi các hoạt động của con ngƣời nhƣ chèo ghe, thả lƣới, thả lƣới,...

Hình ảnh CNM sau khi trồng thực địa hai tháng đƣợc thể hiện qua hình 3.13.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình và thử nghiệm trồng phục hồi cây ngập mặn tại Đảo Xanh thành phố Đà Nẵng. (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)