Đặc điểm môi trƣờng bãi triều Đảo Xanh

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình và thử nghiệm trồng phục hồi cây ngập mặn tại Đảo Xanh thành phố Đà Nẵng. (Trang 33 - 35)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.2. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI BÃI TRIỀU ĐẢO XANH

3.2.3. Đặc điểm môi trƣờng bãi triều Đảo Xanh

Qua những phân tích về địa hình của Đảo Xanh, đề tài quyết định lấy mẫu để phân tích môi trƣờng Đảo Xanh tại bốn địa điểm:

- Địa điểm 1: Đầu phía Tây cầu Trần Thị Lý.

- Địa điểm 2: Bãi bồi tại RNM cách Đảo Xanh 125m về phía Đông Bắc.

- Địa điểm 3: Bãi bồi tại kè phía Đông Bắc Đảo Xanh.

Các kết quả phân tích sẽ là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá sự phù hợp của các khu vực có khả năng xây dựng mô hình trồng phục hồi RNM.

a. Đặt điểm môi trường đất

Đặt điểm đất ngập mặn của Đảo Xanh là tồn tại dƣới dạng đất mặn thƣờng xuyên do bị ngập triều, loại đất này phân bố ở vùng ven bờ các đầm phá, cửa sông và ven biển, là đất tiềm năng để phát triển RNM, đối tƣợng nghiên cứu của đề tài.

Kết quả phân tích mẫu đất cho thấy đất ngập mặn tại Đảo Xanh tồn tại ở hai dạng chủ yếu là đất thịt và đất bùn, sét, kết quả phân tích thể hiện cụ thể qua bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả phân tích mẫu đất các điểm quan trắc tại Đảo Xanh

STT Địa điểm thu mẫu Thành phần cơ giới đất

1 Địa điểm 1 Thịt nặng 2 Địa điểm 2 Bùn sét 3 Địa điểm 3 Bùn sét

4 Địa điểm 4 Thịt nhẹ, lẫn nhiều sỏi

Ở địa điểm 2 và 3, đây là những khu vực có rừng ngập mặn, đất ở dạng bùn sét phản ánh đúng hiện trạng, có nhiều trầm tích thực vật và nền đất bùn sét ổn định, thích hợp cho các CNM.

Tại địa điểm 4, đất tồn tại ở dạng thịt nhẹ và bị lẫn nhiều sỏi, nguyên nhân là do RNM ở địa điểm 4 khá mỏng và chịu tác động lớn từ quá trình xây dựng nên đất bị trộn lẫn nhiều cát và sỏi đá, làm biến dạng hiện trạng đất.

Theo Chan Giri và Baba (2009), CNM có thể sống trên thể nền ngập nƣớc định kỳ khác nhau nhƣ sét, bùn, đất thịt, đất than bùn, san hô, trong đó, RNM phát triển rộng nhất trên thể nền bùn sét có mùn bã hữu cơ. Vì vậy, đất ngập mặn tại Đảo Xanh tƣơng đối thích hợp cho trồng phục hồi RNM. Tuy vậy, tại địa điểm 4, do đất bị thay đổi mạnh thành phần cơ giới, đất bị lẫn nhiều sỏi đá nên không thích hợp cho trồng phục hồi.

b. Thủy triều

Thủy triều ở khu vực Đảo Xanh thuộc chế độ bán nhật triều không đều, trung bình mỗi tháng có 3 ngày chịu ảnh hƣởng của chế độ nhật triều [1].

Theo kết quả đo đạt, thuỷ triều có biên độ trung bình từ 44 đến 150 cm, thuỷ triều lớn nhất đạt 160 cm; nhỏ nhất là 0,0 cm. Kết quả này hoàn toàn đúng theo lý thuyết của Aksornkaoe (1993), thủy triều các lƣu vực sông có biên độ triều dao động từ thấp

nhất từ (0,5-1m) và cao nhất là từ (2 - 3m) [21]

.Kết quả cụ thể đƣợc thể hiện ở hình 3.13.

Hình 3.13. Biểu đồ thủy triều các điểm quan trắc tại Đảo Xanh

Kết quả phân tích cũng cho thấy mức độ triều giữa các khu vực chênh lệch với nhau không đáng kể, cao nhất là khu vực RNM cách đảo xanh 125 m, thấp nhất là tại khu vực đầu cầu phía Tây cầu Trần Thị Lý, điều này phản ánh đúng địa hình tại khu vực Đảo Xanh là thấp dần từ khu vực đầu cầu phía Tây cầu Trần Thị Lý ra khu vực RNM. Vào mùa mƣa, mức triều thƣờng cao hơn mùa khô do có sự công hƣởng của triều ngoài biển vào và nƣớc lũ từ thƣợng nguồn sông đổ về.

Nhƣ vậy, thủy triều ở khu vực Đảo Xanh khá thích hợp cho việc trồng phục hồi RNM, tuy nhiên, khi triều lên cao và đạt đỉnh có thể làm ngập toàn bộ cây giống đem trồng nên cần có biện pháp vật lí phù hợp để ổn định cây, tránh đổ, ngã.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình và thử nghiệm trồng phục hồi cây ngập mặn tại Đảo Xanh thành phố Đà Nẵng. (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)