Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh

Một phần của tài liệu Thực trạng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh tại trung tâm ung bướu bệnh viện e năm 2021 (Trang 33)

Bảng 2. 8 Một số yếu tố nhân khẩu học liên quan đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh

Đặc điểm Số Có Không P lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Giới Nam 31 73,8 11 26,2 0,287 Nữ 16 61,5 10 38,5 Nhóm tuổi < 60 tuổi 15 71,4 6 28,6 0,783 ≥ 60 tuổi 32 68,1 15 31,9 Khu vực sinh sống Hà Nội 43 75,4 14 24,6 0,01 Khu vực khác 4 36,4 7 63,6 Nghề nghiệp Hưu trí 27 73 10 27 0,681 CBVCNN/ văn phòng Công nhân 5 71,4 2 28,6 Khác 15 62,5 9 37,5 Thẻ BHYT Có 46 68,7 21 31,3 0,501 Không 1 100 0 0

Nhận xét: Nhu cầu về chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư điều trị tại trung tâm Ung Bướu- Bệnh viện E không có sự khác biệt giữa nam và nữ, giữa các nhóm tuổi và nhóm nghề nghiệp khác nhau. Nhu cầu về chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh sinh sống tại Hà Nội cao hơn so với các người bệnh sinh sống tại các khu vực khác, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p= 0,01

Bảng 2. 9 Liên quan giữa loại ung thư và nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ

Đặc điểm Số Có Không P

lượng Tỷ lệ % lượng Số Tỷ lệ % Ung thư đại, trực tràng 9 64,3 5 35,7

0,485 Ung thư dạ dày, thực quản 4 80 1 20

Ung thư phổi 16 72,7 6 27,3

Ung thư vú 10 83,3 2 16,7

Ung thư khác 8 53,3 7 46,7

Nhận xét: Bảng 2.9 mô tả mối liên quan giữa các loại ung thư và nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh. Không có mối liên quan giữa các loại ung thư và nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh.

Bảng 2. 10 Liên quan giữa số lượng phương pháp điều trị và nhu cầu chăm sóc giảmnhẹ

Phương pháp điều trị Số Có Không P

lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Áp dụng 1 phương pháp 44 69,8 19 30,2 0,647 Kết hợp 2 phương pháp 3 60 2 40

Nhận xét: không có mối liên quan giữa số lượng phương pháp điều trị cho 1 người bệnh và nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh.

Chương 3 BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học

Giới tính: Tỷ lệ người bệnh ung thư là nam giới điều trị tại trung tâm Ung bướu bệnh viện E là 61,8%, nữ giới chiếm 38,2%. Kết quả này tương đồng so với một số nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Trần Thu Dịu (2020) tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định cho thấy nam giới là 68,9% nữ giới là 31,1%, nghiên cứu của tác giả Trần Thị Liên là 60,8% ở nam và 39,2% ở nữ [3, 5].

Độ tuổi: Đa số người bệnh trong khảo sát có độ tuổi từ 60 trở lên với tỷ lệ là 69,1%, người bệnh cao tuổi nhất là 83 tuổi, người bệnh thấp tuổi nhất là 34 tuổi, độ tuổi trung bình của người bệnh là: 62,78 ± 11,04. Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi tương đồng so với một số nghiên cứu khác như nghiên cứu của Trần Thị Liên (62,1 11,3) thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Thu Dịu (64,2 ± 11,8). Về phân bổ người bệnh ở các nhóm tuổi nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của tác giả Trần Thu Dịu khi tỷ lệ người bệnh trên 60 tuổi chiếm đa số[3]; và có sự khác biệt so với nghiên cứu của Trần Thị Liên khi tác giả chỉ ra tỷ lệ người bệnh trên 60 tuổi chỉ chiếm 37,7% [5].

Khu vực sinh sống: Đa số người bệnh trong nghiên cứu này sinh sống tại Hà Nội với 83,8% và 16,2% sinh sống ở các tỉnh thành khác. Điều này có thể giải thích được do Bệnh viện E nằm trên địa bàn Hà Nội trong khi đó thời gian thực hiện khảo sát Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội nên những người bệnh ngoại tỉnh muốn đến các bệnh viện tại Hà Nội thực hiện khám chữa bệnh cũng sẽ bị hạn chế.

Nghề nghiệp: Số người bệnh là người hưu trí chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 54,4%, cán bộ viên chức, văn phòng, công nhân chiếm tỷ lệ 10,3% số còn

lại là làm các nghề nghiệp khác như nông dân, lao động tự do… Nghề nghiệp của người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt so với nghiên cứu của tác giả Trần Thị Liên.Trong nghiên cứu của tác giả trên nhóm nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất là Nông dân với lần lượt là 56%[3]. Trong nghiên cứu của tác giả Trần Thi Liên tỷ lệ người bệnh là nông dân/ công nhân chiếm tỷ lệ cao nhất với 78,2%[5]. Điều này có thể do Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại Bệnh viện E tại thủ đô Hà Nội còn nghiên cứu của 2 tác giả trên thực hiện tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng với tỷ lệ người dân làm nông dân chiếm đa số.

Sử dụng thẻ BHYT khi nằm viện: Qua khảo sát học viên nhận thấy chỉ có 1 trường hợp chiếm tỷ lệ 1,5% không sử dụng bảo hiểm y tế khi nằm viện số còn lại đều sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi nằm viện. Kết quả này tương đồng so với nghiên cứu về Người bệnh Ung thư tại BVĐK tỉnh Nam Định với tỷ lệ sử dụng bảo hiểm Y tế là 98,3% [3]. Điều này có thể giải thích như sau hiện nay với chiến lược bảo hiểm y tế toàn dân Nhà nước đang nâng dần tỷ lệ bảo hiểm y tế của người dân lên 100%. Ngoài ra với các bệnh mạn tính đặc biệt là bệnh Ung thư với chi phí điều trị cao, kéo dài do đó những người bệnh này thường có xu hướng sẽ mua và sử dụng bảo hiểm y tế cao hơn so với tỷ lệ chung của người dân.

3.1.2. Đặc điểm bệnh lý, điều trị:

Phân loại ung thư: Người bệnh ung thư phổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 32%; ung thư đai trực tràng chiếm 21%, ung thư vú chiếm 18%, ung thư dạ dày, thực quản chiếm 7% và ung thư khác chiếm 22%. Một số nghiên cứu trước đây về chăm sóc giảm nhẹ cũng cho thấy tỷ lệ người bệnh ung phổi chiếm tỷ lệ cao nhất: nghiên cứu của Trần Thị Liên 23,2%, nghiên cứu của Trần Thị Dịu 29,7%. Các nghiên cứu trên cho thấy ung thư phổi vẫn là loại ung thư có tỷ lệ cao nhất tại Việt Nam. Điều này có thể do thói quen sinh hoạt của người Việt Nam là tỷ lệ Nam giới hút thuốc lá, thuốc lào cao; đồng thời môi trường sinh sống này càng ô nhiễm bởi khói bụi.

Phương pháp điều trị: Điều trị ung thư có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp hormone, liệu pháp miễn dịch. Thông thường bác sỹ sẽ kết hợp các phương pháp trên để xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp cho từng người bệnh, dựa trên đặc điểm của khối u cũng như lựa chọn của người bệnh. Trong nghiên cứu này thì số lượng người bệnh được điều trị bằng truyền hóa chất chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 82,4%; số người bệnh điều trị bằng phương pháp phẫu thuật là 10,3%; 11,8% số người bệnh vào viện để điều trị giảm nhẹ và 2, 9% điều trị bằng xạ trị. Tỷ lệ người bệnh sử dụng 1 phương pháp điều trị là 92,6% và tỷ lệ kết hợp 2 phương pháp điều trị là 7,4%. Truyền hóa chất là một phương pháp được sử dụng nhiều trong việc điều trị ung thư, có thể sử dụng đơn thuần 1 phương pháp hóa chất hoặc kết hợp với các phương pháp khác như phẫu thuật, xạ trị. Truyền hóa chất có thể áp dụng cho người bệnh trước phẫu thuật và sau phẫu thuật đồng thời người bệnh điều trị bằng hóa chất có thể phải kéo dài nhiều đợt trong quá trình điều trị. Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Liên tỷ lệ người bệnh ung thư điều trị bằng phương pháp hóa trị cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (36,1%) [5].

3.2. Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư tại Trung tâm Ung bướu- Bệnh viện E Ung bướu- Bệnh viện E

Nhu cầu về cung cấp thông tin: Một trong những thông tin được ngươi bệnh quan tâm nhất đó là chẩn đoán bệnh, tình trạng bệnh của mình như thế nào và phương pháp điều trị là gì. Đây là tâm lý chung của tất cả người bệnh chứ không chỉ là của người bệnh ung thư. Một số nghiên cứu trước đây tại Việt Nam và trên thế giới cho thấy nhu cầu thông tin của người bệnh về những nội dung này là rất cao như nghiên cứu của Trần Thu Dịu nhu cầu chẩn đoán bệnh với 91,8%; tiếp theo là nhu cầu tiên lượng bệnh với 85,3%;nhu cầu được biết phương pháp điều trị(83,7%). Trong nghiên cứu của chúng tôi 100% người bệnh có nhu cầu về thông tin chẩn đoán bệnh, tiên lượng bệnh và các phương pháp điều trị. Có 63,2% người bệnh có nhu cầu

thông tin về nguyên nhân gây bệnh, 72,1% có nhu cầu biết thêm về triệu chứng thể chất có thể xảy ra. Tỷ lệ người bệnh cần thông tin về các phương pháp điều trị thay thế là 52,9%, chế độ dinh dưỡng là 79,4% và cung cấp thông tin thường xuyên về tình trạng sức khỏe là 50%. Điều này cho thấy trong quá trình chăm sóc và điều trị cho người người bệnh viên y tế nói chung và điều dưỡng nói riêng cần quan tâm hơn nữa đến việc cung cấp thông tin về tình trạng bệnh, các phương pháp điều trị và tiên lượng bệnh để người bệnh yên tâm điều trị. Ngoài ra cũng cần phải cung cấp thêm về chế độ dinh dưỡng, các triệu chứng có thể xuất hiện để người bệnh có thể tự theo dõi được, đồng thời cũng tạo cho họ cảm giác yên tâm hơn.

Nhu cầu về chăm sóc: Người chăm sóc trực tiếp đóng vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc người bệnh ung thư, những người này có thể là nhân viên y tế, người thân hay bạn bè của người bệnh. Một đặc điểm chung của bệnh ung thư dù mắc bệnh loại gì và đang ở giai đoạn nào thì các triệu chứng bệnh khá phổ biến trong quá trình mắc bệnh là đau, mất ngủ, sốt, nôn/buồn nôn, khó thở... cùng với diễn biến tâm lý như sợ hãi bệnh tật và các can thiệp điều trị, lo lắng cho tương lai của bản thân và gia đình, sợ chết, suy giảm khao khát sống. Nhu cầu hỗ trợ chăm sóc của người bệnh tùy thuộc vào giai đoạn và tình trạng sức khỏe của họ mà có thể có sự khác nhau. Có những nhu cầu là chung của tất cả các người bệnh như nhu cầu cần điều dưỡng có chuyên môn chăm sóc. Điều này hoàn toàn dễ hiểu đây là tâm lý chung của tất cả người bệnh, khi vào viện lo lắng nhiều thứ từ chẩn đoán, kết quả điều trị cho tới các hoạt động chăm sóc hàng ngày nên họ rất muốn được các bác sĩ, điều dưỡng có trình độ kinh nghiệm điều trị chăm sóc cho họ. Các nhu cầu hỗ trợ chăm sóc khác của người bệnh như việc chăm sóc để kiểm soát các triệu chứng gây ra bởi bệnh ung thư hoặc các loại thuốc, phương pháp điều trị (70,6%); nhu cầu trong hỗ trợ chăm sóc cá nhân của người bệnh là 45,6%, nhu cầu hỗ trợ trong việc di chuyển là 48,5%. Đây là những sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đa số các người bệnh sẽ tự thực hiện chỉ những người

bệnh nặng, người bệnh lớn tuổi mới có những nhu cầu này. Một nhu cầu khác của người bệnh là việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng với 63,2% người bệnh có nhu cầu. Chỉ có 8,8% người bệnh có nhu cầu cần được hỗ trợ để làm giảm tình trạng rối loạn chức năng tình dục; điều này cũng phù hợp độ tuổi của người bệnh trong nghiên cứu khi đa số người bệnh trong nghiên cứu có độ tuổi trên 60. Con người ai cũng có nhu cầu tự chăm sóc cho bản thân của mình, hạn chế những phiền hà khi người khác phải chăm sóc cho mình do đó họ luôn có xu hướng muốn biết các cách tự chăm sóc cho bản thân họ khi bị một vấn đề sức khỏe nào đó. Trong nghiên cứu này của chúng tôi tỷ lệ người bệnh có nhu cầu được hướng dẫn cách tự chăm sóc cho bản thân là 100%.

Nhu cầu giao tiếp quan hệ của người bệnh: Theo maslow mỗi con người có 5 nhu cầu cơ bản đầu tiên là nhu cầu cơ bản của cuộc sống như: ăn, uống, ngủ, thở, tình dục, và các nhu cầu về sự thoải mái như chỗ ở, quần áo. Khi các nhu cầu ở mức độ sinh lý đã được thỏa mãn, con người hướng tới những nhu cầu về sự an toàn của bản thân. Họ mong muốn được bảo vệ tính mạng khỏi các nguy hiểm và sự an toàn, ổn định trong đời sống. Sau khi đã được đáp ứng nhu cầu sinh lý và an toàn, mức độ thứ ba của nhu cầu của con người là nhu cầu về xã hội/ các mối quan hệ tình cảm hay nói cách khác đây là các mối quan hệ của mỗi con người. Ở người bệnh ung thư cũng không ngoại lệ họ vẫn có nhu cầu được giao tiếp và vẫn có những mối quan hệ với người thân, bạn bè và nhân viên y tế. Một trong những mối quan hệ của người bệnh khi nằm viện đó là quan hệ giữa người bệnh và điều dưỡng viên- người hàng ngày theo dõi và chăm sóc cho họ. Trong khảo sát này tỷ lệ người bệnh có nhu cầu cần điều dưỡng chăm sóc dành thời gian để thảo luận các vấn đề khó khăn là 80,9%; và cần điều dưỡng lắng nghe quan tâm chia sẻ là 86,8% tuy nhiên tỷ lệ cần điều dưỡng chăm sóc giúp đưa ra quyết định khó khăn là 29,4%. Điều này cho thấy khi thực hiện chăm sóc cho người bệnh thì điều dưỡng cần dành nhiều thời gian hơn nữa để lắng nghe, quan tâm chia sẻ và thảo luận các vấn đề gặp khó khăn của người bệnh. Việc nói chuyện, tâm sự

và chia sẻ tình trạng bệnh, những tâm tư với người bệnh cùng cảnh ngộ có thể giúp cho người bệnh có thể thoải mái hơn về mặt tâm lý cũng như có thể chia sẻ với nhau cách chăm sóc bản thân tốt hơn. Tỷ lệ nhu cầu được nói chuyện với những người có cùng hoàn cảnh là 63,2%. Một số nghiên cứu trước đây cũng cho thấy rất nhiều người bệnh cần được nói chuyện với những người cùng cảnh ngộ [3, 5]. Ngoài việc động viên chia sẻ của nhân viên y tế, người cùng cảnh ngộ thì sự động viên khuyến khích của người nhà, người thân cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình phục hồi của người bệnh và đây cũng là một trong những nhu cầu của người bệnh. Trong khảo sát này có 77,9% số người bệnh có cần sự động viên khích lệ của những người thân trong gia đình.

Nhu cầu hỗ trợ về tinh thần của người bệnh: Quá trình điều trị ung thư có thể mất một thời gian dài. Các phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị có thể gây ra tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến người bệnh về mặt thể chất là rụng tóc và phồng rộp trên da… Các tác dụng phụ khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh : mệt mỏi, buồn nôn, nôn, chán ăn, tiêu chảy... Người bệnh không thể lúc nào cũng vui vẻ, đặc biệt là khi phải đối mặt với một căn bệnh làm thay đổi cuộc sống như ung thư. Do đó cần thiết phải hướng dẫn người bệnh cách kiểm soát những cảm xúc tiêu cực của bản thân và luôn giữ được niềm hi vọng lạc quan về quá trình điều trị và hồi phục. Trong khảo sát này chúng tôi nhận thấy tỷ lệ người bệnh cần được chăm sóc để làm giảm bớt tâm trạng chán nản là 94,1%. Nhu câu cần hỗ trợ chăm sóc để làm giảm nỗi sợ đau khổ về thể xác là 80,9%. Khi một người bệnh mang trong mình căn bệnh ung thư ngoài việc họ phải chịu đau đớn do tiến triển của căn bệnh, sự chèn ép của khối u thì họ còn phải chịu thêm các sự đau đớn về thể xác khác bởi sự can thiệp của các phương pháp điều trị như

Một phần của tài liệu Thực trạng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh tại trung tâm ung bướu bệnh viện e năm 2021 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)