Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư tại Trung tâm Ung

Một phần của tài liệu Thực trạng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh tại trung tâm ung bướu bệnh viện e năm 2021 (Trang 37 - 42)

Nhu cầu về cung cấp thông tin: Một trong những thông tin được ngươi bệnh quan tâm nhất đó là chẩn đoán bệnh, tình trạng bệnh của mình như thế nào và phương pháp điều trị là gì. Đây là tâm lý chung của tất cả người bệnh chứ không chỉ là của người bệnh ung thư. Một số nghiên cứu trước đây tại Việt Nam và trên thế giới cho thấy nhu cầu thông tin của người bệnh về những nội dung này là rất cao như nghiên cứu của Trần Thu Dịu nhu cầu chẩn đoán bệnh với 91,8%; tiếp theo là nhu cầu tiên lượng bệnh với 85,3%;nhu cầu được biết phương pháp điều trị(83,7%). Trong nghiên cứu của chúng tôi 100% người bệnh có nhu cầu về thông tin chẩn đoán bệnh, tiên lượng bệnh và các phương pháp điều trị. Có 63,2% người bệnh có nhu cầu

thông tin về nguyên nhân gây bệnh, 72,1% có nhu cầu biết thêm về triệu chứng thể chất có thể xảy ra. Tỷ lệ người bệnh cần thông tin về các phương pháp điều trị thay thế là 52,9%, chế độ dinh dưỡng là 79,4% và cung cấp thông tin thường xuyên về tình trạng sức khỏe là 50%. Điều này cho thấy trong quá trình chăm sóc và điều trị cho người người bệnh viên y tế nói chung và điều dưỡng nói riêng cần quan tâm hơn nữa đến việc cung cấp thông tin về tình trạng bệnh, các phương pháp điều trị và tiên lượng bệnh để người bệnh yên tâm điều trị. Ngoài ra cũng cần phải cung cấp thêm về chế độ dinh dưỡng, các triệu chứng có thể xuất hiện để người bệnh có thể tự theo dõi được, đồng thời cũng tạo cho họ cảm giác yên tâm hơn.

Nhu cầu về chăm sóc: Người chăm sóc trực tiếp đóng vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc người bệnh ung thư, những người này có thể là nhân viên y tế, người thân hay bạn bè của người bệnh. Một đặc điểm chung của bệnh ung thư dù mắc bệnh loại gì và đang ở giai đoạn nào thì các triệu chứng bệnh khá phổ biến trong quá trình mắc bệnh là đau, mất ngủ, sốt, nôn/buồn nôn, khó thở... cùng với diễn biến tâm lý như sợ hãi bệnh tật và các can thiệp điều trị, lo lắng cho tương lai của bản thân và gia đình, sợ chết, suy giảm khao khát sống. Nhu cầu hỗ trợ chăm sóc của người bệnh tùy thuộc vào giai đoạn và tình trạng sức khỏe của họ mà có thể có sự khác nhau. Có những nhu cầu là chung của tất cả các người bệnh như nhu cầu cần điều dưỡng có chuyên môn chăm sóc. Điều này hoàn toàn dễ hiểu đây là tâm lý chung của tất cả người bệnh, khi vào viện lo lắng nhiều thứ từ chẩn đoán, kết quả điều trị cho tới các hoạt động chăm sóc hàng ngày nên họ rất muốn được các bác sĩ, điều dưỡng có trình độ kinh nghiệm điều trị chăm sóc cho họ. Các nhu cầu hỗ trợ chăm sóc khác của người bệnh như việc chăm sóc để kiểm soát các triệu chứng gây ra bởi bệnh ung thư hoặc các loại thuốc, phương pháp điều trị (70,6%); nhu cầu trong hỗ trợ chăm sóc cá nhân của người bệnh là 45,6%, nhu cầu hỗ trợ trong việc di chuyển là 48,5%. Đây là những sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đa số các người bệnh sẽ tự thực hiện chỉ những người

bệnh nặng, người bệnh lớn tuổi mới có những nhu cầu này. Một nhu cầu khác của người bệnh là việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng với 63,2% người bệnh có nhu cầu. Chỉ có 8,8% người bệnh có nhu cầu cần được hỗ trợ để làm giảm tình trạng rối loạn chức năng tình dục; điều này cũng phù hợp độ tuổi của người bệnh trong nghiên cứu khi đa số người bệnh trong nghiên cứu có độ tuổi trên 60. Con người ai cũng có nhu cầu tự chăm sóc cho bản thân của mình, hạn chế những phiền hà khi người khác phải chăm sóc cho mình do đó họ luôn có xu hướng muốn biết các cách tự chăm sóc cho bản thân họ khi bị một vấn đề sức khỏe nào đó. Trong nghiên cứu này của chúng tôi tỷ lệ người bệnh có nhu cầu được hướng dẫn cách tự chăm sóc cho bản thân là 100%.

Nhu cầu giao tiếp quan hệ của người bệnh: Theo maslow mỗi con người có 5 nhu cầu cơ bản đầu tiên là nhu cầu cơ bản của cuộc sống như: ăn, uống, ngủ, thở, tình dục, và các nhu cầu về sự thoải mái như chỗ ở, quần áo. Khi các nhu cầu ở mức độ sinh lý đã được thỏa mãn, con người hướng tới những nhu cầu về sự an toàn của bản thân. Họ mong muốn được bảo vệ tính mạng khỏi các nguy hiểm và sự an toàn, ổn định trong đời sống. Sau khi đã được đáp ứng nhu cầu sinh lý và an toàn, mức độ thứ ba của nhu cầu của con người là nhu cầu về xã hội/ các mối quan hệ tình cảm hay nói cách khác đây là các mối quan hệ của mỗi con người. Ở người bệnh ung thư cũng không ngoại lệ họ vẫn có nhu cầu được giao tiếp và vẫn có những mối quan hệ với người thân, bạn bè và nhân viên y tế. Một trong những mối quan hệ của người bệnh khi nằm viện đó là quan hệ giữa người bệnh và điều dưỡng viên- người hàng ngày theo dõi và chăm sóc cho họ. Trong khảo sát này tỷ lệ người bệnh có nhu cầu cần điều dưỡng chăm sóc dành thời gian để thảo luận các vấn đề khó khăn là 80,9%; và cần điều dưỡng lắng nghe quan tâm chia sẻ là 86,8% tuy nhiên tỷ lệ cần điều dưỡng chăm sóc giúp đưa ra quyết định khó khăn là 29,4%. Điều này cho thấy khi thực hiện chăm sóc cho người bệnh thì điều dưỡng cần dành nhiều thời gian hơn nữa để lắng nghe, quan tâm chia sẻ và thảo luận các vấn đề gặp khó khăn của người bệnh. Việc nói chuyện, tâm sự

và chia sẻ tình trạng bệnh, những tâm tư với người bệnh cùng cảnh ngộ có thể giúp cho người bệnh có thể thoải mái hơn về mặt tâm lý cũng như có thể chia sẻ với nhau cách chăm sóc bản thân tốt hơn. Tỷ lệ nhu cầu được nói chuyện với những người có cùng hoàn cảnh là 63,2%. Một số nghiên cứu trước đây cũng cho thấy rất nhiều người bệnh cần được nói chuyện với những người cùng cảnh ngộ [3, 5]. Ngoài việc động viên chia sẻ của nhân viên y tế, người cùng cảnh ngộ thì sự động viên khuyến khích của người nhà, người thân cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình phục hồi của người bệnh và đây cũng là một trong những nhu cầu của người bệnh. Trong khảo sát này có 77,9% số người bệnh có cần sự động viên khích lệ của những người thân trong gia đình.

Nhu cầu hỗ trợ về tinh thần của người bệnh: Quá trình điều trị ung thư có thể mất một thời gian dài. Các phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị có thể gây ra tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến người bệnh về mặt thể chất là rụng tóc và phồng rộp trên da… Các tác dụng phụ khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh : mệt mỏi, buồn nôn, nôn, chán ăn, tiêu chảy... Người bệnh không thể lúc nào cũng vui vẻ, đặc biệt là khi phải đối mặt với một căn bệnh làm thay đổi cuộc sống như ung thư. Do đó cần thiết phải hướng dẫn người bệnh cách kiểm soát những cảm xúc tiêu cực của bản thân và luôn giữ được niềm hi vọng lạc quan về quá trình điều trị và hồi phục. Trong khảo sát này chúng tôi nhận thấy tỷ lệ người bệnh cần được chăm sóc để làm giảm bớt tâm trạng chán nản là 94,1%. Nhu câu cần hỗ trợ chăm sóc để làm giảm nỗi sợ đau khổ về thể xác là 80,9%. Khi một người bệnh mang trong mình căn bệnh ung thư ngoài việc họ phải chịu đau đớn do tiến triển của căn bệnh, sự chèn ép của khối u thì họ còn phải chịu thêm các sự đau đớn về thể xác khác bởi sự can thiệp của các phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị hay đơn giản chỉ là tiêm truyền cũng đã gây nên những đau đớn cho người bệnh. Do đó nhân viên y tế đặc biệt là điều dưỡng viên cần có những giải pháp nhằm hạn chế những đau đớn có thể xảy ra với người bệnh

trong quá trình chăm sóc. Có rất nhiều người bệnh ung thư bị thay đổi diện mạo, ngoại hình cơ thể sau quá trình điều trị ung thư như rụng tóc, mất đi một phần cơ thể như cắt tuyến vú, cắt tinh hoàn thậm chí là cắt bỏ chi… điều này gây nên những hậu quả không chỉ về thể xác mà còn tác động đến tinh thần của người bệnh có thể làm cho người bệnh cảm thấy tự ti, không tự tin trong giao tiếp và có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm ở người bệnh đặc biệt là những người bệnh trẻ tuổi, qua đó cho thấy cần phải có những giải pháp nhằm hạn chế những tác động tinh thần của của người bệnh sự thay đổi diện mạo sau can thiệp y tế. Trong khảo sát này tỷ lệ cần sóc làm giảm buồn phiền về sự thay đổi diện mạo sau can thiệp y tế là 82,4% và nhu cầu được người xung quanh cư xử bình đẳng là 86,8%. Đối với người bệnh việc nằm viện, quá trình điều trị ung thư thường kéo dài dẫn đến việc tham gia lao động hoặc tham gia các hoạt động khác bị hạn chế. Nhu cầu của người bệnh được tham gia các hoạt động có ích làm giảm những cảm giác phiền muộn về bệnh tật là 73,5%. Một trong những lo lắng của người bệnh đó là tình trạng kinh phí điều trị, trong khảo sát này tỷ lệ người bệnh cần được tư vấn để giảm bớt các lo lắng do giảm thu nhập và thêm chi phí điều trị là 55,9%. Những nghiên cứu trước đây cho thấy nhu cầu của người bệnh trong việc cần chăm sóc về tinh thần là khá cao. Trong nghiên cứu tại Trung tâm Ung bướu BVĐK tỉnh Thái Bình cho thấy những NC hàng đầu về tinh thần mà người bệnh ung thư mong muốn là cần mọi người xung quanh tôn trọng, đối xử như người bình thường (87,9%), giảm tâm trạng chán nản (72,9%) và hỗ trợ làm giảm lo lắng do giảm thu nhập và tăng thêm chi phí điều trị (71,1%) [5]. Trong nghiên cứu tại BVĐK tỉnh Nam Định cho thấy nhu cầu cao nhất là cần chăm sóc để làm giảm bớt lo sợ về những đau đớn do bệnh hoặc can thiệp y tế chiếm 78,3%. Tiếp đó nhu cầu cần chăm sóc để làm giảm tâm trạng chán nản chiếm tỷ lệ 71,4%. Nhu cầu cần chăm sóc để làm giảm bớt lo lắng về kết quả xấu nhất do bệnh có thể xảy ra chiếm tỷ lệ là 70,3%[3].

Nhu cầu hỗ trợ vật chất: Nhu cầu cần được cung cấp thêm thông tin

Một phần của tài liệu Thực trạng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh tại trung tâm ung bướu bệnh viện e năm 2021 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)