Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc người bệnh sau tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser điều trị sỏi tiết niệu tại bệnh viện e (Trang 25)

Bảng 1: Độ tuổi của đối tượng nghiên cứu (n=70) Độ tuổi Số lượng(n) Tỷ lệ %

18- 29 0 0%

30- 59 47 67%

>= 60 23 33%

Nhận xét: nhóm tuổi từ 30-59 tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 67%,>=60 chiếm tỷ lệ 33%, không có người bệnh nào thuộc nhóm tuổi từ 18-29

Biểu đồ2.1: Đặc điểm về giới tính của đối tượng nghiên cứu (n=70) Nhận xét: người bệnh là nam giới chiếm tỷ lệ 74,28 %

52 18

0 0

Sales

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ người bệnh có các bệnh lý mạn tính kèm theo (n=70) Nhận xét: 68,2 % người bệnh không có bệnh lý kèm theo, 22% người bệnh có tăng huyết áp và 9,8% người bệnh có bệnh đái tháo đường kèm theo.

Biểu đồ2. 3: Lý do vào viện của người bệnh sỏi tiết niệu (n=70) Nhận xét: Có 32 người bệnh vào viện vì đau vùng thắt lưng chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là số lượng NB vào viện vì cơn đau quặn thận với 18 NB, số lượng NB vào viện vì các lý do khác có số lượng không đáng kể.

68.2%

22.0%

9.8%

Không có bệnh lý

kèm theo Tăng huyết áp Đái tháo đường

Cơn đau

quặn thận Đau vùng thắt lưng

Đái máu Nhiễm

khuẩn tiết niệu Đái buốt, dắt/ Đái mủ Khôngcó các triệu chứng trên 18 32 5 0 0 15

Bảng2. 4: Chỉ số khối cơ thể BMI của người bệnh trước tán (n=70) Thể trạng (BMI kg/m2) Số lượng Tỷ lệ % Thiếu cân 5 7,1 Bình thường 38 54,3 Thừa cân 16 22,8 Béo phì 11 15,8 Tổng 70 100

Nhận xét: Có 54.3% số người bệnh có chỉ số BMI trong giới hạn bình thường, 7.1% bị thiếu cân, 22.8% thừa cân và 15.8% bị béo phì.

Bảng2. 5: Vị trí sỏi của người bệnh (n=70)

Vị trí sỏi Số lượng Tỷ lệ %

Sỏi niệu quản 1/3 trên 4 5,7

Sỏi niệu quản 1/3 giữa 42 60,0

Sỏi niệu quản 1/3 dưới 24 34,3

Sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo 0 0

Sỏi hai bên 0 0

Tổng 70 100

Nhận xét: Trong 70 người bệnh sỏi niệu quản . Tỷ lệ sỏi niệu quản 1/3 giũa chiếm 60%, có 34,3% Sỏi niệu quản 1/3 dưới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 2. 4: Tỷ lệ người bệnh có tiền sử mổ sỏi tiết niệu (n=70) Nhận xét: có 30,7% số người bệnh có tiền sử mổ lấy sỏi tiết niệu.

2.2.2. Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh

Bảng 2.6: Các loại thuốc dùng cho người bệnh (n=70)

Các loại thuốc dùng cho người bệnh Số lượng Tỷ lệ %

Kháng sinh dự phòng 0 0

Khác sinh điều trị 70 100

Thuốc giảm đau 59 84,2

Thuốc cầm máu 3 4,2

Khác (thuốc điều trị tăng huyết áp, tiểu đường …) 38 54,2 Nhận xét: hiện tại khoa chưa áp dụng kháng sinh dự phòng ,70/70NB (100%) sử dụng kháng sinh điều trị, tỷ lệ sử dụng thuốc giảm đau là 84,2%, NB sử dụng thuốc cầm máu chiếm 4,2%. thuốc khác chiếm 54,2%

Không 69.3% Có

30.7%

Bảng 2.7: Thực trạng theo dõi chăm sóc của điều dưỡng

Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ %

Số lần đo dấu hiệu sinh tồn 1 lần 0 0

≥2 lần 70 100

Số lần chăm sóc sonde tiểu/ ngày 1 lần 70 100

2 lần 0 0

Thực hiện can thiệp chăm sóc đầy đủ

Có 70 100

Không 0 0

Nhận xét: Tán sỏi nội soi ngược dòng 100% NB đặt sonde tiểu và thường rút sonde tiểu sau khi hồi tỉnh về trong 6h đầu cho nên toàn bộ người bệnh được chăm sóc sonde tiểu ngày 1 lần và đo dhst >= 2 lần và được thực hiện đầy đủ các can thiệp chăm sóc khác.

Bảng 2.8: Tình trạng đau của NB sau tán sỏi liên quan đến dẫn lưu

Đặc điểm

Đau ( n=70)

Nặng Vừa Nhẹ Không đau

n % n % n % n %

Sonde tiểu 0 0 13 18,6 56 80 1 1,4 Sonde JJ 3 4,3 52 74,3 15 21,4 0 0

Nhận xét: Tình trạng đau của người bệnh sau tán sỏi liên quan đến dẫn lưu sonde tiểu và sonde JJ. Thời gian và quá trình tán không gây tình trạng đau nhiều trong 24h sau tán, mà người bệnh chỉ đau liên quan đến Sonde tiểu, Sonde JJ. Có 4,3% người bệnh đau nặng khi hỏi và đau dọc cột sống liên quan đến sonde JJ; 74,3% người bệnh đau vừa ,đau nhẹ 21,4%. Đau do Sonde tiểu tình trạng đau vừa chiếm 18,6 %, nhẹ 80%,không đau chiếm 1,4%

Bảng 2.9: Mức độ hài lòng của NB với công tác chăm sóc của điều dưỡng Nội dung Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng n % n % n % n %

Tư vấn, GDSK quản lý đau 0 0 1 1,4 5 7,2 64 91,4 Tư vấn, GDSK cách chăm sóc, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phòng bệnh 0 0 1 1.4 5 7,2 64 91,4

Tư vấn, chế độ tập vận động 0 0 0 0 0 0 70 100 Tư vấn, GDSK về chế độ ăn, uống 0 0 0 0 0 0 70 100 Năng lực chuyên môn của điều

dưỡng đáp ứng mong đợi. 0 0 1 1,4 5 7,2 64 91,4 Năng lực chuyên môn của bác sĩ

đáp ứng mong đợi 0 0 0 0 10 14,3 60 85,7

Kết quả điều trị, chăm sóc đã đáp

ứng được nguyện vọng của NB 0 0 1 1,4 3 4,3 66 94,3 Đánh giá mức độ tin tưởng về chất

lượng dịch vụ y tế. 0 0 0 0 1 1,4 69 98,6

Nhận xét: Kết quả điều trị, chăm sóc đáp ứng được nguyện vọng của NB rất hài lòng chiếm tỷ lệ là 94,1%. Không có người bệnh chưa hài lòng

Chương 3 BÀN LUẬN

3.1. Một số đặc điểm lâm sàng của người bệnh tán sỏi ngược dòng

Khảo sát được tiến hành trên 70 người bệnh được tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser điều trị sỏi tiết niệu tại khoa thận tiết niệu như sau:

Độ tuổi người bệnh từ 30- 59 tuổi chiếm tỷ lệ đa số (67%); điều này phù hợp với dịch tễ học của sỏi tiết niệu . Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Thiều Sĩ Sắc (2016) 48,6± 12,9 tuổi [23]; thấp hơn nghiên cứu của Kiều Đức Vinh (2015) 51 ± 9 tuổi [31] và của Đặng Thị Việt Hà (2017) 55,1±13,6 tuổi [10]. Một số các nghiên cứu khác cũng cho thấy sỏi tiết niệu đa số gặp trong độ tuổi lao động.

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ người bệnh mắc sỏi tiết niệu là nam (74,28%) nhiều hơn nữ (25,72%). Kết quả tương đồng với một số nghiên cứu như Nguyễn Thị Hà nam (75,8%) nhiều hơn nữ (24,2%), tỷ lệ nam/ nữ là 3/1 [34]; Nghiên cứu của Hoàng Thị An (2018) tại Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh cũng cho thấy tỷ lệ người bệnh mắc sỏi tiết niệu là nam giới (58,8%) cao hơn nữ (41,2%) [1]. Nguyên nhân tỷ lệ nam cao hơn nữ có thể do niệu quản của nữ giới ngắn nên một số trường hợp sỏi niệu quản có thể tự rơi xuống bàng quang và đào thải ra ngoài nên người bệnh không đến bệnh viện.

Tiền sử phẫu thuật lấy sỏi tiết niệu: Trong nghiên cứu của chúng tôi có 30,7% . tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hà là 35,6% người bệnh đã được phẫu thuật lấy sỏi tiết niệu trước đó[34 ]. Kết quả này của chúng tôi cao hơn so với một số nghiên cứu khác. Sự bất thường về giải phẫu như hẹp niệu quản, hẹp khúc nối bể thận, niệu quản, dị dạng thận, hay rối loạn chuyển hóa là nguyên nhân tạo sỏi. Miller O.F (1999) cho rằng những tổn thương tại thận được phát hiện và tìm thấy cũng có mối liên quan đến sự hình thành sỏi.

Khi niêm mạc đường tiết niệu bị sần sùi làm cho các tinh thể để gắn kết và tạo thành sỏi.

Bệnh lý kèm theo: Trong 70 đối tượng nghiên cứu tỷ lệ người bệnh không có các bệnh lý mạn tính (tăng huyết áp và đái tháo đường) là 68,2%; tỷ lệ người bệnh có bệnh lý tăng huyết áp kèm theo là 22,0% và bệnh lý tiểu đường là 9,8% . tương đồng với nghiên cứu của các tác giả Nguyễn thị Hà thường chỉ đề Trong đối tượng tham gia nghiên cứu tỷ lệ người bệnh không có các bệnh lý mạn tính (tăng huyết áp và đái tháo đường) là 68,2%; tỷ lệ người bệnh có bệnh lý tăng huyết áp kèm theo là 25,8% và bệnh lý tiểu đường là 11,4%[34] . Các nghiên cứu của các tác giả trước đấy thường chỉ đề cập tới các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả của các phương pháp điều trị mà chưa có nghiên cứu đề cập tới tình trạng mắc các bệnh lý mạn tính kèm theo của người bệnh phẫu thuật nội soi lấy sỏi tiết niệu. Với các người bệnh thực hiện phẫu thuật lấy sỏi việc có thêm các bệnh tăng huyết áp và tiểu đường kèm theo sẽ làm tăng nguy cơ có thể xảy ra các biến chứng (nhiễm khuẩn, chảy máu..) cho người bệnh.

Lý do vào viện: Theo nghiên cứu của Tác giả Lương Thị Hồng Thanh (2018) cho thấy tỷ lệ người bệnh có tình trạng đau thắt lưng là 96,4% và cơn đau quặn thận là 2,4%; đái máu 3,6%, đái mủ 0,6%, đái buốt 0,6% [26]. Nguyễn Thị Hà 126/132 có tình trạng đau trường hợp, trong đó có 52 trường hợp xuất hiện cơn đau quặn thận, và 74 trường hợp là đau vùng thắt lưng tỷ lệ người bệnh có tình trạng đái máu đái mủ chiếm tỷ lệ rất ít (4/132 trường hợp) [34]. Tương tự như các tác giả khi chúng tôi gặp có tình trạng đau trường hợp, trong đó có 18 trường hợp xuất hiện cơn đau quặn thận, và 32 trường hợp là đau vùng thắt lưng tỷ lệ người bệnh có tình trạng đái máu đái mủ chiếm tỷ lệ rất ít .

Chỉ số BMI: Trong khảo sát của tôi có 5 NB (7,1%) thiếu cân, 38 NB (54,3%) bình thường, 16 NB (22,8%) thừa cân, 11 NB (15,8%) béo phì . Kết quả nghiên cứu này tương đồng với tác tác giả Nguyễn Thị Hà 3 NB (2,3%) thiếu cân, 55 NB (41,7%) bình thường, 33 NB (25,0%) thừa cân, 41 NB

(31,1%) béo phì[34]. Lương Thị Hồng Thanh (2018) khi cho thấy có có 1 NB (0,6%) nhẹ cân, 77 NB (47,3%) trung bình, 87 NB (52,1%) thừa cân, béo phì [26]. Có 56,1% NB thừa cân, béo phì cho phép chúng ta dự đoán nguyên nhân gây sỏi tiết niệu hiện nay do rối loạn chuyển hóa ngày càng tăng. Một số tác giả khác đã cho thấy khi người bệnh có chỉ số BMI ở mức thừa cân béo phì là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến việc điều trị sỏi tiết niệu cho người bệnh như nguy cơ chọc dò trên 3 lần trong thủ thuật tán sỏi thận qua da ở những người bệnh thừa cân cao gấp 19,9 lần so cới những người nhẹ cân hoặc bình thường

Vị trí,sỏi: Trong nghiên cứu này tôi lựa chọn 70 bn vị trí sỏi Sỏi niệu quản 1/3 trên chiếm 5,7 %, Sỏi niệu quản 1/3 giữa chiếm 60%, Sỏi niệu quản 1/3 dưới 34,3%.Vì đối tượng khảo sát của tôi là các bn có sỏi niệu quản . Tác giả Nguyễn Thị Hà tỷ lệ người bệnh có niệu quản là 69%, sỏi thận là 29,4% trong đó thận trái là 12% và thận phải là 17,4% [34]. Tuy nhiện lại khác biệt so với kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Việt Hà (2017) về tình trạng sỏi tiết niệu tại khoa Thận tiết niệu bệnh viện Bạch mai cho thấy tỷ lệ người bệnh bị sỏi thận chiếm đa số với 75,6% ; sỏi niệu quản đơn thuần là 6% [10].

Các loại dẫn lưu: Đối với người bệnh thực hiện phẫu thuật nội soi lấy sỏi tiết niệu thì việc đặt sonde JJ và sonde tiểu được diễn ra trên hầu hết các người bệnh. Đặt sonde JJ trên người bệnh để giảm thiểu phù nề ở niệu quản, dự phòng nguy cơ tắc nghẽn hoặc đau, đồng thời giúp các sỏi vụn thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Trong nghiên cứu của tác giả Vũ Nguyễn Khải Ca (2012) trong đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi niệu quản bằng HOLMIUM Laser tại Bệnh viện Việt Đức cho thấy 100% người bệnh phải đặt ống sonde niệu quản trong đó sonde JJ là 86,1% và ống thông nhựa là 13,9% [5]. Trong nghiên cứu của tác giả Phan Trường Bảo (2016) cho thấy tỷ lệ đặt sonde JJ là 81,7% [2]; nghiên cứu của Lương Thị Hồng Thanh tỷ lệ đặt ống thông niệu quản là 100% [26]. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ người bệnh có đặt sonde JJ là 100% tương tự như các tác giả khác. Đối với người bệnh phẫu thuât nội soi tán sỏi qua da và phẫu thuật nôi soi sau phúc mạc việc

đặt dẫn lưu là điều bắt buộc. Đánh giá kết quả tán sỏi thận qua da bằng phương pháp đường hầm nhỏ - tư thế nằm nghiêng tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức của Lương Thị Hồng Thanh (2018) cho thấy 100% người bệnh được đặt dẫn lưu thận [26].

Bất kỳ phẫu thuật nào cũng có thể xảy ra các biến chứng, tai biến đối với người bệnh; phẫu thuật nội soi điều trị sỏi tiết niệu cũng không ngoại lệ.. Nghiên cứu trên người bệnh phẫu thuật lấy sỏi thận qua da tại khoa Ngoại Tiết Niệu Bệnh viện trung ương Quân đội 108 từ tháng 12/2013 đến tháng 3/2015 cho thấy tỷ lệ tai biến biến chứng gồm chảy máu phải can thiệp tắc mạch chọn lọc 1/117 (0,8%); chảy máu phải truyền máu 14/118 (11,6%); thủng gây rò dại tràng 1/120 (0,8%); thủng hồi tràng 1/120 (0,8%); rách đứt rời bể thận 1/120 (0,8%); nhiễm khuẩn huyết 1/117 (0,8%); nhồi máu cơ tim cấp 1/118 (0,8%) [31].

3.2. Thưc trạng chăm sóc người bệnh sau tán

Công tác chăm sóc của điều dưỡng: Giai đoạn sau tán là giai đoạn có nhiều rối loạn về sinh lý bao gồm các biến chứng về hô hấp, tuần hoàn, kích thích, đau, rối loạn chức năng thận, rối loạn đông máu, hạ nhiệt độ... gây ra do thuốc gây tê hoặc do thủ thuật. Để phát hiện sớm các biến chứng này cần có những nhân viên được huấn luyện, có kinh nghiệm, cần có các phương tiện để theo dõi người bệnh sau tán. Đặc biệt là việc theo dõi người bệnh của người điều dưỡng vì điều dưỡng là người có thời gian tiếp xúc với người bệnh nhiều nhất trong kíp điều trị cho người bệnh. Thời gian 24 giờ sau tán là thời gian cần theo dõi sát sao nhất. Các nghiên cứu trước đây về điều trị sỏi tiết niệu không thấy đề cập về vấn đề này. Một trong những yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn tiết niệu là vệ sinh bộ phận sinh dục. Việc chăm sóc sonde tiểu có tác dụng ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng. Trong nghiên cứu của chúng tôi 100% người bệnh được chăm sóc sonde tiểu hàng ngày. 100% người bệnh được điều dưỡng thực hiện đầy đủ các can thiệp chăm sóc trong quá trình điều trị .

Sau tán sỏi tỷ lệ NB xuất hiện triệu chứng đau còn cao nên tỷ lệ sử dụng thuốc giảm đau trong nghiên cứu của chúng tôi là 84,2% với nhiều dạng khác nhau từ uống cho tới tiêm truyền tĩnh mạch, nhằm kiểm soát đau cho người bệnh sau tán với mục tiêu đề ra trong kế hoạch chăm sóc là điểm đau VAS < 3 điểm. Tỷ lệ người bệnh phải sử dụng thuốc cầm máu là 4,2% điều này tương ứng với NB có triệu chứng đái máu đỏ. Có 54,6% người bệnh phải sử dụng các thuốc khác như thuốc điều trị huyết áp, tiểu đường .

Mức độ hài lòng của người bệnh với công tác chăm sóc của điều dưỡng: Đánh giá hiệu quả của công tác chăm sóc người bệnh thì hài lòng của người bệnh là một trong những tiêu chí quan trọng. Trong nghiên cứu của chúng tôi đánh giá hài lòng của người bệnh theo thang điểm likert 5 mức độ. Đa số người bệnh rất hài lòng về công tác chăm sóc của điều dưỡng chiếm tỷ lệ là 94,1%. Có một số tiêu chí tỷ lệ hài lòng và rất hài lòng đạt 100%. Đánh giá mức độ tin tưởng về chất lượng dịch vụ y tế. là 98,6% rất hài lòng .

Theo các nội dung bảng biểu đã nêu trên, cho thấy công tác theo dõi, chăm sóc sau tán sỏi nội soi điều trị sỏi tiết niệu tại khoa thận tiết niệu -lọc máu bệnh viện E là quá trình liên tục, điều dưỡng đã phát hiện sớm biến chứng kịp thời, báo ngay bác sĩ, can thiệp y lệnh sớm cho người bệnh đạt kết quả tốt. Còn đối với người bệnh diễn biến sau mổ bình thường: điều dưỡng chăm sóc, ân cần, chu đáo, giúp tâm lý người bệnh ổn định, yên tâm điều trị chăm sóc giúp chất lượng điều trị nâng cao, tăng tỷ lệ hài lòng của người.

3.3. Một số khó khăn, thuận lợi khi thực hiện chăm sóc người bệnh….. Thông qua việc thảo luận với nhóm các điều dưỡng làm việc tại khoa Thông qua việc thảo luận với nhóm các điều dưỡng làm việc tại khoa thận tiết niệu lọc máu - Bệnh viện E. Hiện nay đang thực hiện khá tốt tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục và cũng cho thấy các thuận lợi và khó khăn trong công tác theo dõi và chăm sóc bệnh nhân sau khi từ phòng hồi tỉnh về khoa cụ thể

* Thuận lợi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ chế chính sách, văn bản pháp luật: Bộ y tế ban hành thông tư

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc người bệnh sau tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser điều trị sỏi tiết niệu tại bệnh viện e (Trang 25)