Mẫu Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Thực hiện công tác cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã phục linh, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 26)

Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam gồm nhiều loại Giấy chứng nhận về nhà đất như:

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. - Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Từ ngày 10/12/2009, Bộ TN&MT công bố mẫu GCNQSDĐ mới áp dụng chung trên toàn quốc với tên đây đủ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận có bìa màu hồng).

Mặc dù áp dụng chung một mẫu Giấy chứng nhận nhưng các loại Giấy chứng nhận được ban hành trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý và không bắt buộc phải đổi sang mẫu Giấy chứng nhận mới (không bắt buộc đổi sang Sổ hồng).

Sổ đỏ, Sổ hồng là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất dựa theo màu sắc. Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà có tên gọi pháp lý khác nhau:

Màu sắc Tên gọi pháp lý Cơ quan ban hành mẫu Trước ngày 10/12/2009

Màu hồng Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (mẫu Sổ hồng cũ) Bộ Xây dựng Màu đỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Bộ Tài nguyên và Môi trường Từ ngày 10/12/2009 đến nay Màu hồng cánh sen

GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

(mẫu Sổ hồng mới)

Bộ Tài nguyên và Môi trường Hiện tại, giấy chứng nhận cấp cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất do Bộ TN&MT đưa ra dựa trên 1 mẫu chung và sử dụng trên toàn quốc cho mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận có một tờ với 04 trang, trên nền có in hoa văn hình trống đồng màu hồng cánh sen và Trang bổ sung có nền trắng; kích thước mỗi trang là 190mm x 265mm; với nội dung:

- Trang 1: Có Quốc hiệu, Quốc huy cùng dòng chữ màu đỏ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất"; mục "I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và số phát hành GCNQSDĐ (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen; dấu nổi của Bộ TN&MT.

- Trang 2: In chữ màu đen gồm mục "II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất", bao gồm các nội dung v, nhà ở, thửa đất, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký và cơ quan ký cấp GCNQSDĐ; số vào sổ cấp GCNQSDĐ.

- Trang 3: In chữ màu đen gồm mục "III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận".

- Trang 4: gồm vấn đề tiếp theo của mục "IV. Bao gôm những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận" chữ được in màu đen; các vấn đề cần chú ý cho người được cấp GCNQSDĐ; mã vạch.

- Trang bổ sung Giấy chứng nhận: có dòng chữ "Trang bổ sung Giấy chứng nhận" được in màu đen; số hiệu thửa đất; số phát hành GCNQSDĐ; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận và mục "IV. Sau khi cấp Giấy chứng nhận nếu có thay đổi thì sẽ được ghi vào trang 4.

Hình 2. 3: Hình GCNQSDĐ trang 1 và trang 4 khi photo

Hình 2. 5: Hình ảnh GCNQSDĐ trang 1 và trang 4 năm 1993 khi photo

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi thực hiện

3.1.1. Đối tượng

Thực hiện cấp mới GCN quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

3.1.2. Phạm vi thực hiện

Khóa luận được tiến hành trên địa bàn xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Thời gian thực hiện

Thời gian: Từ 15/08/2020 đến 15/12/2020.

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

3.3.2. Tình hình sử dụng đất đai của tại xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên

3.3.3. Thực hiện công tác cấp mới GCNQSD đất tại xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

3.3.4. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác cấp GCNQSD đất tại xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên tác cấp GCNQSD đất tại xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Đây là phương pháp được thực hiện để có được các số liệu, thông tin cần thiết đáp ứng việc thực hiện cấp GCNQSDĐ, tác giả đã tiến hành thu thập các tư liệu, số liệu, thông tin cần thiết như sau:

- Điều tra tổng hợp tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

- Điều tra tổng hợp tài liệu tình hình sử dụng đất đai của xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

- Điều tra rà soát nguồn gốc sử dụng đất của các hộ gia đình.

+ Biểu thống kê thông tin và kết quả xét, cấp GCNQSDD của Ban chỉ đạo cấp xã.

+ Tên và số lượng các trường hợp được cấp GCNQSDĐ do đủ điều kiện. + Tên và số lượng các trường hợp chưa được cấp GCNQSDĐ do chưa đủ điều kiện.

+ Biên bản của ban chỉ đạo cấp xã về việc họp xét cấp GCNQSDĐ. + Biên bản kết thúc việc công khai hồ sơ.

+ Phiếu ý kiến thẩm định của cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường. + Túi hồ sơ kê khai đất đai của hộ gia đình, cá nhân

+ Tài liệu dạng số nếu thực hiện trên máy tính.

3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Tiến hành thực hiện thu thập số liệu bằng phỏng vấn trực tiếp người dân tại xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

3.4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

+ Thông qua các số liệu đã điều tra được, tiến hành tổng hợp để làm rõ các tiêu chí cần nghiên cứu, lựa chọn những số liệu hợp lý có cơ sở khoa học và đúng với thực tế khách quan.

+ Sử dụng phần mềm excel để thống kê những số liệu có liên quan đến công tác cấp mới GCNQSDĐ để tổng hợp làm căn cứ cho việc phân tích số liệu, đảm bảo tính hợp lý, có cơ sở khoa học cho đề tài.

+ Từ các số liệu đã được tổng hợp, bắt đầu tiến hành xử lý số liệu. Xử lý số liệu dựa theo những tiêu trí có sẵn.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Phục Linh nằm ở phía đông bắc huyện Đại Từ, có vị trí địa lý: Phía đông giáp xã Cù Vân.

Phía tây giáp xã Tân Linh. Phía nam giáp xã Hà Thượng. Phía bắc giáp huyện Phú Lương.

4.1.1.2. Địa hình

Địa hình của xã Phục Linh khá phức tạp, các dãy núi có độ dốc cao, xen kẽ là các con suối và khe rạch, có các đồng bằng nằm xen kẽ. Với địa hình chủ yếu là đồi bát úp, đất đai ở đây phù hợp với nhiều loại cây trồng phát triển như cây trè… Địa hình này cũng là một trong những thuận lợi của xã Phục Linh trong canh tác nông lâm nghiệp. Giúp kinh tế, xã hội phát triển hơn so với các xã thuộc địa bàn miền núi khác.

4.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu xã Phục Linh là đặc trưng cho kiểu khí hậu miền Bắc được chia làm 2 mùa :

- Mùa Đông bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Thời tiết mùa đông có đặc trưng là rất lạnh và buốt kéo theo về là những đợt gió mùa Đông bắc, Trời có sương muối vào sáng sớm làm giảm tầm nhìn, thỉnh thoảng gây mưa đá. Thời tiết lạnh quá sẽ làm cây vụ đông chậm phát triển hơn những vụ khác. - Mùa hè bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, thời tiết mùa hè vô cùng nóng nực và oi bức, có những hôm nhiệt độ ngoài trời lên đến 40-41 độ C. Kèm theo đó là những cơn mưa dông, gió lớn. Với sự khắc nghiệt của thời tiết thì cây cối hoa màu dễ chết và héo, có những khoảng thời gian mưa dông kéo dài thì cây dễ bị ngập úng, gió lớn có thể là cây gẫy hoặc đổ làm ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất của bà con. Gió mùa đông nam được thịnh hành nhất trong mùa này.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Xã Phục Linh có diện tích đất thủy lợi không quá lớn, có 25,62 ha đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối. Vì xã Phục Linh có diện tích đất thủy lợi không lớn, nên nguồn cung cấp nước chủ yếu cho bà con dùng trong sinh hoạt và trong sản xuất chủ yếu là từ các các con đập bắt nguồn từ các con suối nhỏ, trên địa bàn xã cũng có rất ít các hồ nước, người dân tự đắp ao nuôi cá và dự trữ nước cho sản xuất. Vì địa hình của xã có hình lòng cháo, lượng mưa nhiều và tập trung vào mùa hè nên thường xảy ra hiện tượng xói mòn, sạt lở và xô lũ, làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân.

4.1.1.5. Giao thông

- Đối với đường giao thông liên huyện: xã có 01 tuyến với điểm đầu giáp ranh xã Hà Thượng nối với xóm Cẩm 3, xóm Cẩm 2 đi qua cầu Đát Ma tới thị trấn Giang Tiên – huyện Phú Lương có chiều dài 2,2 km. Hiện trạng là đường cấp phối.

- Giao thông liên xã, trục xã: với chiều dài 12.171 m gồm 2 tuyến đường cơ bản là:

+ Đường liên xã Hà Thượng – Phục Linh – Tân Linh có tổng chiều dài 971 m, trong đó 700m là đường nhựa, 271m là đường bê tông.

+ Đường trục xã: Hiện xã có 6 tuyến đường trục xã. Tổng chiều dài 11.200 m.

Hiện nay mới có 6.096 m đường trục xã, liên xã được làm bê tông, các đoạn được khác chưa được cứng hóa nên xã đạt tiêu chí nông thôn mới ở hạng mục này.

- Giao thông trục xóm:Hệ thống giao thông trục xóm còn thô sơ, chưa được chú trọng đầu tư. Xã có 21,49 km đường giao thông trục xóm với 39 tuyến nhưng vẫn chưa được cấp phối.

- Giao thông ngõ xóm: Các tuyến giao thông ngõ xóm còn chưa đạt chuẩn nông thôn mới, chủ yếu là đường đất, sỏi đá. Tổng chiều dài các tuyến đường giao thông ngõ xóm của xã Phục Linh là 17,47 km toàn bộ là đường đất.

4.1.1.6. Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất:

Do quá trình bồi đắp của các con suối nhỏ nên đất đai của xã chủ yếu là đất đồi và đất phù sa. Các loại đất này phù hợp cho phát triển đa dạng cây trồng.

- Tài nguyên nước:

Trữ lượng nước ngầm của xã khá dồi dào nhưng chất lượng chưa được tốt vì bị nhiễm phèn, đá vôi ở một số khu vực.

Việc Chi nhánh Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên – Mỏ than Phấn Mễ khai thác than lộ thiên trên địa bàn xã cũng làm hao hụt đáng kể nguồn nước ngầm.

+ Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản của xã Phục Linh có than mỡ và các loại quặng kim loại… Hiện có 02 mỏ khai thác khoáng sản lớn trên địa bàn xã là Mỏ đa kim Núi Pháo và Chi nhánh Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên – mỏ than Phấn Mễ góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương, giải quyết nhu cầu về việc làm cho người dân địa phương.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

- Thực trạng phát triển kinh tế:

Nhờ có các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Ủy địa phương, những năm gần đây kinh tế xã Phục Linh đã đạt được những thành tựu đáng kể. Thực hiện tốt các chương trình, đề án sản xuất lương thực, đề án phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm giai đoạn 2015-2019 và đề án phát triển cây chè huyện Đại Từ.

Bảng 4.1. Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành trên địa bàn xã Phục Linh năm 2020 Chỉ tiêu Năm 2020 Giá trị (tr. đ) Cơ cấu (%) Tổng giá trị sản xuất 7.395,36 100

I.Ngành nông lâm thủy sản 7.267,25 98,26

- Nông nghiệp 5.422,56 74,61

+ Trồng trọt 3.468,21 63,95

+ Chăn nuôi 1.954,35 41,83

- Lâm nghiệp 1.648,85 22,69

- Cây ăn quả 195,84 2,70

- Thủy sản - -

II. Ngành CN – TTCN 66,04 0,89

1. Công nghiệp-TTCN - -

2. Xây dựng cơ bản - -

III. Ngành thương mại dịch vụ 62,07 0,83

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội xã Phục Linh năm 2020)

Trong những năm gần đây, Đảng ủy, HĐND và UBND xã Phục Linh tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, xác định cây lúa là trọng tâm. Thực hiện công tác quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, chủ động trong công tác phòng trừ sâu bệnh và phòng chống thiên tai. Từ đó, nhiều mục tiêu đã đạt vượt chỉ tiêu đề ra. Nền kinh tế có tốc đoh tăng trưởng cao, tăng đều qua các năm.

-Thực trạng các vấn đề xã hội:

+ Trên địa bàn xã có 6 dân tộc anh em cùng chung sống bao gồm: Kinh, Tày, Nùng, Sán Chí, Mường, Cao Lan. Trong đó dân tộc kinh chiếm đa số với 5.228 người chiếm 79,97% dân số của xã.

+ Trường Mầm non và trường Tiểu học đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 + Tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm nhiều so với những năm còn lại.

4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Định hướng phát triển kinh tế của xã là theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.

Hiện nay cơ cấu kinh tế của xã vẫn thiên về nông nghiệp, chưa phát huy được hết tiềm năng của mình. Việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa được đẩy mạnh. Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có tỷ trọng thấp, thương mại và dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu giao thương, mua bán của nhân dân trong xã. Do vậy xã cần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Sản xuất nông nghiệp

* Trồng trọt:

Cơ cấu kinh tế của xã chủ yếu là nhành trồng trọt. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh thâm canh gắn liền với chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn sản phẩm. Tổng sản lượng lương thực cả năm 2018 đạt 3.674,6 tấn đạt 105.6% kế hoạch và bằng 109% so với cùng kỳ năm trước.

- Về cây lúa:

+ Vụ xuân: Diện tích gieo cấy lúa 288,95 ha, đạt 100% kế hoạch (diện tích cấy là 118,95 ha chiếm 41% diện tích gieo sạ là 170 ha chiếm 59%). Diện tích gieo cấy lúa lai là 3,01 ha. Năng suất đạt 59,1 tạ/ha, sản lượng 1.202,7 tấn.

+ Vụ mùa: Diện tích gieo cấy vụ mùa 320,55 ha, đạt 100% kế hoạch (diện tích cấy là 160 ha; diện tích gieo sạ là 160,55 ha). Diện tích gieo cấy lúa lai là 6,27 ha đạt 31,4% kế hoạch; Diện tích gieo cấy lúa thuần chất lượng cao là 6,18 ha đạt 7,73% kế hoạch. Năng suất đạt 55,5 tạ/ha, sản lượng 1.1779,1 tấn.

Một phần của tài liệu Thực hiện công tác cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã phục linh, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)