I. Đối với cơ quan BHXH nói chung
1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về BHXH, xây dựng luật
BHXH
Chuyển sang nền kinh tế thị trường cùng với sự thay đổi trong nội dung và đối tượng điều chỉnh các quan hệ xã hội – pháp luật nói chung và chế độ BHXH nói riêng cũng có sự thay đổi. Tuy nhiên, trong các chế định
thì chế định pháp lí về BHXH dường như mang tính chất ổn định nhất, điều
này rất thuận lợi trong việc xây dựng lại hệ thống quy định về BHXH cho tương lai. Tất nhiên, vẫn cần thiết phải có điều chỉnh trợ cấp cho phù hợp
với điều kiện kinh tế – xã hội và sự phát triển kinh tế. Yêu cầu ở đây là cần
phải có chính sách lao động đồng bộ. Việc xây dựng chế độ BHXH phải
khắc phục được tính giải quyết tình thế vì chế độ BHXH ban hành hôm nay không chỉ áp dụng để giải quyết các chế độ cho người lao động đã làm việc
trước đây nay về nghỉ chế độ mà còn áp dụng trong hiện tại và tương lai.
Mặt khác, sự sáp nhập của BHXH và BHYT sẽ gây ra nhiều khó khăn cho
công tác quản lý hai nghiệp vụ này.Vì vậy, theo em cần sớm ban hành Luật
BHXH và hệ thống hoá văn bản về BHXH pháp quy về BHXH ở mức cao hơn để thực hiện rõ tầm quan trọng của BHXH và có thể quản lý thống
nhất hai nghiệp vụ này.
Song song với việc ban hành Luật BHXH, chúng ta cũng nên thay đổi
nâng cao đã làm cho tuổi thọ trung bình của con người cũng tăng theo.
Cách đây 30 năm, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam chỉ vào khoảng
50 –60 tuổi thì đến nay tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã khoảng
75 tuổi. Tuổi thọ trung bình tăng lên sẽ làm cho số tiền chi trả lương hưu
tăng, điều này không đảm bảo nguyên tắc cân bằng thu – chi trong BHXH
bởi vì tỉ lệ thu BHXH như hiện nay la hơi thấp. Vì vậy theo tôi, tỷ lệ đóng BHXH nên tăng lên 25% tổng quỹ lương và được phân chia như sau:
- Người sử dụng lao động đóng góp 18% tổng quỹ lương.
- Người lao động đóng góp 7% tổng quỹ lương.