Hỗ trợ tiếp sức mùa thi

Một phần của tài liệu đề cương khóa luận tốt nghiệp (Trang 27 - 29)

7. Bố cục đề tài

2.2.3.Hỗ trợ tiếp sức mùa thi

Tiếp sức mùa thi là một chương trình xã hội nhằm hỗ trợ các thí sinh thi vào các

trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Chương trình được tổ chức lần đầu tiên từ năm 1996 bởi Trung tâm Hỗ trợ sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh với tên gọi "Chương trình hỗ trợ thí sinh dự thi đại học, cao đẳng". Đến năm 2001 Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Bộ Giáo dục & Đào tạo, báo Thanh Niên cùng Tập đoàn văn phòng phẩm Thiên Long nhân rộng mô hình và tổ chức chương trình với tên gọi chính thức là "Tiếp Sức Mùa Thi". Hằng năm, sau kỳ khi tốt nghiệp trung học phổ thông, hàng trăm nghìn sĩ tử và người thân lại chuẩn bị ra các địa điểm thi tuyển sinh cao đẳng, đại học được tổ chức ở các tỉnh, thành phố lớn.

Các Thí sinh và người nhà sẽ gặp rất nhiều khó khăn như đi lại, nơi ăn, chốn ở nơi môi trường mới cùng với sức ép về bài vở trước một kỳ thi lớn. Với thực tế đó, từ năm 1996, Tiếp sức mùa thi ra đời với mong muốn hỗ trợ, giúp đỡ các sĩ tử có được 1 kì thi đạt kết quả tốt nhất.

Với tấm lòng hướng về cửa Phật, các Phật tử tại các chùa cũng cùng nhau tham gia, thực hiện chương trình “Tiếp sức mùa thi”, hỗ trợ, giúp đỡ các bạn thí sinh từ mọi miền đất nước. Các tình nguyện viên trong quá trình tiếp sức cho các thí sinh luôn giữ đúng tư cách tác phong của người đoàn viên GĐPT, thực hiện nghiêm túc luật lệ giao

28

thông. HT. Thích Từ Tánh tặng chương trình Tiếp sức mùa thi trao 8 triệu đồng. Chương trình tiếp sức mùa thi của GĐPT Đà nẵng sẽ đón tiếp thí sinh tại 4 điểm: văn phòng Ban hướng dẫn Phân Ban (chùa Pháp Lâm), Bến xe trung tâm, Cầu vượt Hòa Cầm và Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành Bưu điện (đường Ngô Quyền, quận Ngũ Hành Sơn). Các thí sinh và thân nhân có nhu cầu cần hỗ trợ sẽ được bố trí lưu trú tại các chùa gần địa điểm thi.

Năm 2018, đây là năm thứ 9 GĐPT Đà Nẵng thực hiện chương trình này. Nếu nói đến giá trị về vật chất thì con số trên không đáng là bao so với những đơn vị khác, nhưng điều đọng lại ở đây chính là tính nhân văn, tinh thần nhập thế và lòng hiếu khách của người dân Đà Nẵng. Giữa cái nắng gay gắt của mùa hè miền Trung, hình ảnh những Tình nguyện viên (TNV) áo Lam ngồi trực điểm đón tiếp bất chấp bụi đường, khói xe; những chuyến xe ôm miễn phí đưa đón các thí sinh và thân nhân về các điểm lưu trú; những tình nguyện viên là huynh trưởng lớn tuổi đã có cháu nội, cháu ngoại vẫn nhiệt tình đưa đón các thí sinh là những hình ảnh đẹp lưu lại trong tâm trí mọi người. TNV trực tại điểm tiếp đón Bến xe, nơi có lượng xe khách qua lại liên tục. Không thể nói hết những công sức, những hy sinh của các TNV áo Lam. Và chính các TNV cũng không muốn nói đến điều này vì những việc làm của các anh chị em là thực hiện hạnh Từ Bi mà Đức Phật đã dạy.

Điều đầu tiên phải nói đến đó là sự hỗ trợ của Chư Tôn đức Tăng Ni tại thành phố Đà Nẵng. Chư Tôn đức đã hỗ trợ rất lớn cho thành công của chương trình khi chấp thuận cho các thí sinh và thân nhân lưu trú, ăn uống miễn phí tại chùa. Ngoài ra, Chư Tôn đức còn ủng hộ tịnh tài để hổ trợ các TNV chi phí xăng xe.

Tiếng lành đồn xa, người thi năm trước giới thiệu đến người thi năm sau, những thí sinh năm trước đi thi lưu trú tại chùa năm nay đã là sinh viên làm TNV tiếp sức mùa thi giới thiệu đến những thí sinh năm nay thi. Cứ thế, số lượng thí sinh đến lưu trú tại chùa năm sau nhiều hơn năm trước. ĐĐ. Thích Thông Quang cũng động viên các thí sinh đang lưu trú tại chùa.

Hòa vào tinh thần hỗ trợ các sinh viên trong chương trình “Tiếp sức mùa thi”, Phật giáo quận Hải Châu cũng nhiệt tình hưởng ứng. Trong đó, chùa Pháp Lâm là một trong 4 điểm đón tiếp thí sinh. Các điểm còn lại là Bến xe trung tâm, Cầu vượt Hòa Cầm và Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành Bưu điện (đường Ngô Quyền, quận Ngũ Hành Sơn).

29

Đây là hoạt động thể hiện cụ thể tôn chỉ, mục đích tự lợi và lợi tha được ghi trong nội quy của Gia đình Phật tử Việt Nam [32].

Một phần của tài liệu đề cương khóa luận tốt nghiệp (Trang 27 - 29)