Một số hoạt động khác

Một phần của tài liệu đề cương khóa luận tốt nghiệp (Trang 30)

7. Bố cục đề tài

2.2.5.Một số hoạt động khác

- Hoạt động từ thiện tại các bệnh viện, vùng sâu xa và khó khăn

Song song với các hoạt động của các chùa trên, Chùa Hòa Tiên cùng các phật tử cũng thực hiện nhiều chương trình từ thiện có ý nghĩa trong cộng đồng. Hằng tháng nhà chùa có những hoạt động từ thiện tại các bệnh viện Đa Khoa, bệnh viện Mắt, bệnh viên

31

Ung Bướu - nơi chẩn trị của các bệnh nhân đa số nghèo khổ và gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, tại bệnh viện Mắt, nhà chùa đã phát sữa vào chủ nhật hàng tuần, mồng 1 và ngày rằm thì phát cơm chay. Tại bệnh viện Ung Bướu, các Ni cô cùng gia đình phật tử hỗ trợ cơm vào ngày rằm, còn ngày chủ nhật hàng tuần thì cấp phát cơm ở bệnh viện Đa Khoa. Ngoài ra, nhà chùa còn được sự hỗ trợ của “Chúng thanh niên Cô Chú Phật Đà” để tổ chức những chương trình thiện nguyện tại các vùng sâu xa và khó khăn. Chị Thương - Huynh trưởng GĐPT chùa Hòa Tiên chia sẻ:

“Các hoạt động của gia đình Phật tử hỗ trợ cho chùa cũng khá nhiều, bao gồm các lễ nghi, cúng bái cầu an cho người dân. Bên cạnh đó, phật tử cũng cùng với chính quyền và người dân địa phương thực hiện những hoạt động nhằm bảo vệ môi trường như dọn dẹp rác thải, làm sạch khu phố, giúp đỡ những người dân khó khăn trong xóm. Ngoài ra những mạnh thường quân cũng đồng thời là phật tử trong chùa ũng thường xuyên đóng góp, ủng hộ vật chất giúp đỡ những người gặp khó khăn trên địa bàn Quận, thành phố và những vùng quê nghèo”.

Bên cạnh các chùa thuộc Phật giáo quận Hải Châu, một số chùa trên địa bàn thành phố cũng đóng góp công sức không nhỏ so các hoạt động xã hội tại các quận khác. Điển hình, Trú trì chùa Pháp Hội; Hội Từ Thiện Chúng Hộ Pháp Chùa Pháp Hội, ngành thanh GĐPT Pháp Hội, đoàn cung nghinh Liên Hoa kết hợp với công ty xe máy Tiến Thu và công ty KingWines đã tổ chức hành trình đến với các e tiểu học miền núi, đem hơi ấm tình thương yêu trong Phật Pháp sưởi ấm vùng cao. Chuyến hành trình “Sưởi ấm vùng cao” tại 2 xã A Vao và A Ngo huyện Đăkrong, tỉnh Quảng Trị mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng với sự quyết tâm và lòng nhiệt huyết, tất cả các thành viên trong đoàn vượt qua đoạn đường dài 300 km để đến nơi trao và tặng 307 suất quà, mỗi suất quà trị giá 500.000 và bảo trợ cho 7 em dân tộc không cha mẹ nuôi dưỡng mỗi tháng 1 triệu đồng trong vòng 5 năm. Bên cạnh chuyến từ thiện, Chùa Pháp Hội còn tổ chức buổi lễ phóng sanh đăng tại Thành Cổ Quảng Trị cầu siêu cho các chư anh hùng liệt sĩ đã tử trận trong cuộc chiến tranh khốc liệt 81 ngày đêm.

- Đội Tình nguyện viên máu sống Gia đình Phật tử

Đội Tình nguyện viên máu sống Gia đình Phật tử thuộc Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử Đà Nẵng được thành lập vào cuối năm 2015 có sự tham gia tích cực của các phật tử quận Hải Châu, với mục đích hiến máu nóng để hỗ trợ cấp cứu kịp

32

thời cho các bệnh nhân vượt qua những lúc nguy kịch, đồng thời thực hiện các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Tính đến năm 2017, qua hơn 1 năm hoạt động, đội đã hiến hơn 750 đơn vị máu và thực hiện công tác thiện nguyện gần 1 tỷ đồng. Tháng 5 năm 2017, Đội Tình nguyện viên máu sống Gia đình Phật tử đã tổ chức khai mạc giải bóng đá "Chia sẻ yêu thương" lần 2 với hơn 200 vận động viên của 16 đội bóng tham dự giải. Trong buổi khai mạc, Chùa Bà Đa, Đội Tình Nguyện viên máu sống Gia đình Phật tử Đà Nẵng phối hợp với Báo Công an thành phố Đà Nẵng, Công an quận Hải Châu đã tiến hành trao tặng 02 căn nhà tình nghĩa cho hộ bà Nguyễn Thị Hoàng Diễm - trú tại thôn Bồ Bản 2, xã Hoà Phong, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng và hộ bà Nguyễn Thị Diệu Mỹ - trú tại thôn 4, xã Duy Hoà, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam với trị giá 50 triệu mỗi căn [34].

- “Bát cháo tình thương”

Một trong các công tác từ thiện của các chùa ở quận Hải Châu đã để lại nhiều cảm xúc, tình cảm sâu nặng cho người dân khó khăn chính là việc thực hiện nồi cháo tình thương tại các bệnh viện như: Bệnh viện Mắt, Bệnh biện Đa Khoa, bệnh viện Ung bướu, … Đặc biệt riêng chùa Bảo Quang Sư Nữ thuộc quận Hải Châu do Ni trưởng Thích Nữ Diệu Cảnh trú trì, trên tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, chùa đã phối hợp với Phật tử tổ chức chế biến 3 nồi cháo tình thương cho 3 bệnh viện: Bệnh viện Đa khoa, bệnh viện quận Hải Châu và bệnh viện Da liễu tại Đà Nẵng.

Công việc phục vụ của sư cô diễn ra nhanh chóng, khoảng gần một giờ sau, cả ba thùng cháo đã hết. Cùng thời gian này, hai Sư cô Thích nữ Thanh Y và Thích nữ Thanh Hậu cũng tất bật phục vụ những bát cháo nóng cho bệnh nhân nghèo ở bệnh viện quận Hải Châu và bệnh viện Mắt.

Nồi cháo chia sẻ của chùa đã giúp đỡ rất nhiều bệnh nhân nghèo trong những ngày nằm viện. Bà Trần Thị Pha ở phường Hòa Hiệp Nam, mẹ của bệnh nhân Mai Văn Bảo đang điều trị tại Khoa Phục hồi chức năng BV.Đà Nẵng cho biết: “Hơn ba tháng rồi, sáng nào cũng vậy, hai mẹ con được chùa tặng cho những bát cháo nóng hổi, ngon lành, thật là quý quá!”.

Đối với bệnh nhân Phan Tài đang điều trị tại Khoa Thần kinh BV.Đà Nẵng (quê xã Bình Tú, Thăng Bình, Quảng Nam) thì bát cháo của nhà chùa không chỉ giúp anh bữa ăn sáng mà còn có tác dụng động viên anh trong những ngày chống chọi với bệnh

33

tật và anh vẫn thường gọi đây là “bát cháo tình thương”. Bệnh nhân Nguyễn Thị Duy Nhạn đang điều trị BV.Hải Châu thì bộc bạch: Tôi vẫn thường nhận cháo của các sư cô về ăn sáng. Trong những hoàn cảnh khó khăn như thế này, bát cháo này mới thấm đẫm nghĩa tình biết bao [29].

- Đóng góp tích cực vào công tác phòng chống HIV/AIDS

Được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tôn giáo và Trung tâm phòng chống HIV/AIDS thành phố Đà Nẵng đồng thời, với sự tài trợ từ “Dự án tăng cường khả năng đáp ứng của Tôn giáo trong hoạt

động phòng chống HIV/AIDS” của tổ chức Bắc Âu trợ giúp Việt Nam (Nordic

Assistance to Việt Nam, gọi tắt là tổ chức NAV) - một tổ chức Phi chính phủ nước ngoài chuyên hoạt động trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS tại thành phố Đà Nẵng, trong những năm qua, Phật giáo quận Hải Châu cùng các Phật giáo các quận trên địa bàn thành phố đã thực hiện tốt công tác phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố, góp phần đáng kể vào việc thực hiện xã hội hóa công tác phòng chống HIV/AIDS ở thành phố Đà Nẵng bằng cách tham gia hoạt động xây dựng năng lực cho các tình nguyện viên thông qua các khóa tập huấn, hội thảo để trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản về HIV/AIDS cho tình nguyện viên; hoạt động truyền thông với 02 chủ đề chính là: truyền thông về thay đổi hành vi phương pháp và truyền thông về giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với hàng nghìn lượt người tham gia. Ngoài ra, tình nguyện viên cũng tham gia các hoạt động khác: như hoạt động nâng cao nhận thức và chăm sóc cho người bị nhiễm HIV, tổ chức cầu nguyện, cho vay vốn, tạo thu nhập, tặng quà, cấp học bổng OVC cho người bị nhiễm HIV trên địa bàn thành phố trong các dịp: ngày phòng chống HIV/AIDS (ngày 1 tháng 12 hằng năm), lễ Phật đản, Vu lan…[17].

- Lập thư viện

Lập thư viện tại chùa là một trong những hoạt động có ý nghia trong việc cung cấp tri thức, hỗ trợ việc học tập cho các em học sinh hay người dân khó khăn ở địa phương. Bên cạnh đó, nó còn mang ý nghĩa thu hút người dân đến chùa để học tập, hiểu đạo. Đây cũng là không gian yên tĩnh, thoáng đãng cho các học sinh, sinh viên và người dân có thể tập trung học tập và làm việc. Hiện nay trên đạ bàn thành phố Đà Nẵng có 2 thư viện ở 2 chùa: chùa Hòa Tiên thuộc quận Hải Châu và chùa Hòa Hải thuộc quận Sơn Trà. Thư viện tại chùa Hòa Tiên được thành lập năm 2017 với đầy đủ các loại sách, báo, truyện ở các lĩnh vực như khoa học, nhân văn, lịch sử, địa lý, các sách giáo khoa ở

34

các bậc Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông hay các sách, báo, tạp chí Phật giáo. Tuy nhiên, sau khi hoạt động được hơn 1 năm thì thư viện đóng cửa bởi không có người quản lý và trông coi kho sách nên số lượng sách trong thư viện đã giảm đi rất nhiều [Nguồn: Sư cô Thanh PhươngTrú trì chùa Hòa Tiên].

35

CHƯƠNG 3:MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦA PHẬT GIÁO QUẬN HẢI CHÂU Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3.1. Một số nhận xét, đánh giá

Thành phố Đà Nẵng với vị trí địa lý chiến lược, môi trường sinh thái thuận lợi, một cấu trúc xã hội có nhiều yếu tố văn hóa truyền thống phong phú, bản chất con người thuần hậu, cùng với những thành tựu mà thành phố đã đạt được... Tất cả đã đưa đến những cơ sở quan trọng, hấp dẫn cho nhiều tổ chức tôn giáo tập trung, hội tụ, trong đó Phật giáo được xem là tổ chức tôn giáo lớn nhất, có nhiều hoạt động đa dạng, phong phú và gây ảnh hưởng nhiều nhất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay. Trong nhiều thế kỉ qua, Phật giáo Đà Nẵng nói chung, Phật giáo quận Hải Châu nói riêng đã đạt nhiều thành tựu to lớn trong công tác hoạt động xã hội, góp phần hoàn thiện hơn nhân cách con người bằng cách lấy đức từ bi, hỷ xả để giáo hóa chúng sinh, lấy tình thương, khoan hòa làm phương châm hành đạo.

- Thứ nhất, hoạt động xã hội Phật giáo quận Hải Châu tương đối đa dạng ở nhiều

khía cạnh như hỗ trợ người dân bị thiên tai, người dân có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức “Tiếp sức mùa thi”; xây dựng các Tuệ tĩnh đường khám chữa bệnh cho người dân nghèo; hỗ trợ gia đình bệnh nhân; san sẻ với các em nhỏ ở miền núi hay đóng góp vào công tác phòng chống HIV/AIDS của thành phố. Các hoạt động trải dài ở các mặt khác nhau của cuộc sống, giúp đỡ đa số các mảnh đời còn bất hạnh.

- Thứ hai, tập trung chủ yếu vào hoạt động hỗ trợ người dân bị thiên tai, lũ lụt

và hỗ trợ người dân gặp hoàn cảnh khó khăn bằng cách cho quà hiện vật và tiền mặt

cho người dân, giúp đỡ người dân có thể sinh hoạt ổn định trong mùa bão lũ và có động lực để khắc phục sau thiên tai không mong muốn.Chùa Bảo Quang Sư Nữ, chùa Hòa Tiên, chùa An Long, chùa Phổ Đà,… là những ngôi chùa ở quận Hải Châu có hoạt động tích cực mỗi khi người dân các tỉnh miền Trung bị thiên tai, lũ lụt. Hoạt động này được tiến hành liên tục qua các năm, mỗi khi mùa thiên tai kéo về và tập trung nhiều ở địa bàn Quảng Nam. Ngoài ra còn có ở các tỉnh khác như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên. Hình thức hỗ trợ thường là các suất quà bao gồm tịnh tài và nhu yếu phẩm hằng ngày như mì ăn liền, bánh mì, thực phẩm khô hay nệm chiếu, áo quần.

36

Thứ ba, hoạt động xã hội Phật giáo quận Hải Châu đã mang lại kết quả tích cực,

góp phầnđáng kể vào công tác an sinh xã hội của thành phố Đà Nẵng trong nhiều năm qua như trao nhà tình nghĩa và tình thương cho các đối tượng xã hội (chùa Bảo Quang); cấp học bổng cho học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn đến trường; khám và cấp thuốc miễn phí cho bà con nghèo; thường xuyên ủng hộ người dân ở vùng bão lụt, thiên tai tàn phá, tổ chức hiến máu nhân đạo, tặng quà tết cho đoàn sinh khó khăn; tổ chức vui trung thu cho trẻ em nạn nhân chất độc da cam,…

Thứ tư, hoạt động xã hội của Phật giáo quận Hải Châu vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định.

Các hoạt động xã hội tuy kịp thời hỗ trợ những trường hợp khó khăn, bù vào những phần khiếm khuyết của cuộc song song vẫn chưa đặt được những kết quả lâu dài, chỉ phần nào xoa dịu nỗi mất mát mà người có hoàn cảnh phải chịu đựng. Ngoài ra, việc hoạt động xã hội tại các chùa mang tính “duyên” và không được phổ biến rộng rãi ở nhiều nơi, chỉ tập trung ở các chùa lớn. Không chỉ vậy, những hoạt động từ thiện phải được phê duyệt và cho phép bởi Giáo Hội Phật giáo thành phố và Gia đình Phật tử thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó, các hoạt động xã hội của các chùa không thể đi sâu vào trong xã hội bởi nhà chùa được xây dựng với mục đích khác, việc hoạt động xã hội chỉ có thể một phần nào đó để giúp đỡ người dân.

3.2. Một số giải pháp

Phật giáo quận Hải Châu luôn chủ trương hoạt động từ thiện - xã hội là một trong những hoạt động trọng tâm trong công tác Phật sự, xem đó là một nhịp cầu về mối quan hệ giữa đạo với đời, xây dựng uy tín với chính quyền và các tầng lớp nhân dân. Vì vậy, thiết nghĩ trong thời gian tới, bản thân các hoạt động từ thiện của Phật giáo quận Hải Châu phải luôn luôn có những giải pháp trên nhiều phương diện để có thể đổi mới, sáng tạo, linh hoạt và phải nhắm đến các đối tượng xã hội kịp thời, đúng lúc, đúng đối tượng.

3.2.1. Tuyên truyền, vận động các tự viện đẩy mạnh hoạt động xã hội

Hoạt động từ thiện thường được nhiều người hiểu một cách đơn giản là đem quà cứu trợ (tiền, lương thực, quần áo…) đến cho người nghèo, hoặc người dân gặp thiên tai. Việc làm này giúp người dân, vượt qua cơn hoạn nạn tức thời (nhất là đối với người dân gặp thiên tai) nhưng chưa đem lại sự thay đổi tận gốc rễ. Một số đông

37

người nghèo thường có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự cứu trợ của các tôn giáo và các đoàn thể, cơ quan nhà nước. Hiện tại, có nhiều hình thức từ thiện giúp người dân khắc phục tư tưởng thụ động, chờ đợi được nhận quà. Ở Tây Nguyên, nhà chùa tổ chức cho người dân canh tác cà phê và trả lương theo đợt để khuyến khích người dân tham gia sản xuất, có vốn tích lũy. Đồng bào theo Phật giáo Nam tông Khmer được nhà sư phổ biến khoa học kỹ thuật canh tác mới, thay đổi mùa vụ cây trồng tăng năng suất lao động. Ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, người dân trong Hội Vãi hoặc trong đạo tràng hùn vốn giúp nhau sản xuất… Đây chính là biện pháp “cho cần câu thay vì cho con cá”.

Thời gian tới hoạt động xã hội Phật giáo quận Hải Châu cần chú ý hơn nữa đến những vấn đề an sinh xã hội, vệ sinh môi trường, xây dựng nông thôn mới. Các phật tử phải nói không với thực phẩm bẩn, chất cấm trong chăn nuôi, vì đó là những việc làm dẫn đến chết người, vi phạm giới răn của Phật giáo.

Do đó, Phật giáo quận Hải Châu chú ý thực hiện những hoạt động hỗ trợ từ thiện không chỉ hướng đến giải quyết những khó khăn trước mắt mà còn mang tính lâu dài để người dân chủ động trong việc cải thiện hoàn cảnh sống của mình thông qua vai trò của các tăng, ni trụ trì ở các tự viện trong thành phố. Cách làm từ thiện - xã hội mang tính bền vững, hiệu quả và lâu dài không phải thỉnh thoảng đến dịp hay lúc địa phương gặp vấn đề mới tổ chức những chuyến đi từ thiện mà là thông qua vai

Một phần của tài liệu đề cương khóa luận tốt nghiệp (Trang 30)