Tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu đề tài số 6 vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 25 - 26)

3. Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.

3.1. Tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ sáu, một số địa phương lúng túng trong việc triển khai công tác hội

nhập kinh tế quốc tế. Vẫn tồn tại khoảng cách khá xa về năng lực và thiếu sự gắn kết, hỗ trợ giữa khu vực FDI và khu vực doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Công tác thông tin truyền thông về hội nhập, năng lực giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế còn hạn chế; chưa tận dụng được hết các cơ hội do các hiệp định FTA mang lại.

3. Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.

3.1. Tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế quốc tế

Nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế có tầm quan trọng và ảnh hưởng to lớn đến những vấn đề cốt lõi của hội nhập, về thực chất là sự nhận thức quy luật

18

vận động khách quan của lịch sử xã hội. Đó là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để xây dựng chủ trương và chính sách phát triển thích ứng.

Hội nhập kinh tế là một thực tiễn khách quan, là xu thế khách quan của thời đại. không một quốc gia nào có thể né tránh hoặc quay lưng với hội nhập.

Nhận thức về hội nhập kinh tế cần thấy rõ cả mặt tích cực và tiêu cực vì tác động của nó là đa chiều, đa phương diện. Trong đó, cần phải coi mặt thuận lợi, tích cực là cơ bản nhưng đồng thời cũng phải thấy rõ những tác động mặt trái của hội nhập kinh tế như những thách thức về sức ép cạnh tranh gay gắt hơn..vv

Khi tham gia hội nhập, người dân sẽ được đặt vào vị trí trung tâm. Do đó, hội nhập kinh tế quốc tế phải được coi là sự nghiệp của toàn dân và nhà nước chính là một chủ thể quan trọng. Trong đó doanh nghiệp, đội ngũ trí thức đó là những lực lượng đi đầu trong tiến trình này… Tuy nhiên thực tế hiện nay, chủ trương, đường lối, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và nhà nước có nơi, có lúc chưa được quán triệt kịp thời, đầy đủ ,Hội nhập kinh tế quốc tế còn bị tác động bởi cách tiếp cận phiến diện, ngắn hạn và cục bộ; do đó, chưa tận dụng được hết các cơ hội và ứng phó hữu hiệu với các thách thức.

Một phần của tài liệu đề tài số 6 vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w