Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế

Một phần của tài liệu đề tài số 6 vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 28 - 29)

3. Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.

3.4 Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế

Để việc hội nhập kinh tế quốc tế đạt được hiệu quả thì cần phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cạnh tranh của nền kinh tế giống như của các doanh nghiệp. Hiện nay, với trình độ khoa học kỹ thuật còn kém, cơ sở hạ tầng yếu kém, nguồn lao động chất lượng thấp, quy mô đầu tư nhỏ làm cho năng lực cạnh tranh còn

21

rất thấp, làm gia tăng hạn chế của nước ta vươn ra thị trường thế giới của các doanh nghiệp.

Dù cũng có các tác động rất tích cực nhưng không có nghĩa là với mọi ngành, mọi doanh nghiệp. Lợi ích không tự mang đến, để có thể giành được lợi ích cũng như đứng vững trong cạnh tranh, các doanh nghiệp cần chú trọng vào đầu tư, cải tiến công nghiệp kỹ thuật để tăng khả năng cạnh tranh. Và đặc biệt, cần nắm bắt, học hỏi các cách thức kinh doanh trong bối cảnh mới: (1) học tìm kiếm cơ hội kinh doanh, (2) học kết nối cùng chấp nhận cạnh tranh, (3) học cách huy động vốn, (4) học quản trị sự bất định, (5) học đồng hành với chính phủ, (6) học “ đối thoại pháp lý”.

Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp để giúp các doanh nghiệp vượt qua nhiều thử thách trong thời kỳ hội nhập. Nhà nước cần chủ động tích cực tham gia đầu tư và triển khai các dự xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp; mở nhiều khóa đào tạo trao dồi kinh nghiệm về kỹ năng hội nhập, quản trị theo cách toàn cầu, đề cao năng lực sáng tạo đặc biệt là về quy định, luật kinh tế, thương mại quốc tế… tiếp tục phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng sản xuất, giao thông, thông tin, dịch vụ… giúp giảm thiểu các chi phí sản xuất tạo cơ hội thu hút vốn, công nghệ tiến bộ giúp năng suất lao động được tăng cao.

Một phần của tài liệu đề tài số 6 vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w