3. Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.
3.5 Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong các liên kết kinh tế quốc tế và khu
hiện đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong các liên kết kinh tế quốc tế và khu vực.
Trong quá trình tham gia hội nhập kinh tế, Việt Nam luôn tích cực, chủ động trong việc liên kết, hợp tác song phương điển hình Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới. Quan hệ thương mại được mở rộng với xuất khẩu hàng hóa tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần. Việt Nam luôn chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế để giao thương, xây dựng
22
quan hệ ngoại giao về kinh tế và thương mại cũng như đây là cơ hội Việt Nam được giao lưu, tích lũy học hỏi từ các nước phát triển trong các liên kết kinh tế. Liên kết kinh tế tham gia đầu tiên vào năm 1995, gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sau đó vào năm 1996, Việt Nam chủ động gia nhập hai liên kết kinh tế Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) và tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM). Hai năm sau, 1998 tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và năm 2007 chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Với vai trò ý thức là một thành viên trong các tổ chức kinh tế lớn, Việt Nam luôn nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết và tích cực xây dựng, đóng góp, tham gia các hoạt động của các tổ chức. Thực hiện cải cách các chính sách thương mại theo hướng minh bạch và tự do hóa đã thể hiện ở các cam kết đa phương về luật và thể chế cũng như cam kết mở cửa thị trường hàng hóa dịch vụ. Ngoài ra Việt Nam cũng thực hiện các cam kết hội nhập sâu rộng xây dựng Cộng đồng ASEAN, cam kết hợp tác nghiêm túc với APEC, tích cực đề xuất và triển khai nhiều sáng kiến, hoạt động của ASEM… Việt Nam đã triển khai mở các cửa dịch vụ, đầu tư, cắt thuế quan,…Về cơ bản, Việt Nam đã hoàn thành cắt giảm theo WTO từ năm 2014. Song Việt Nam đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ban hành các biểu thuế ưu đãi, thuế nhập khẩu đối với các FTA đã ký kết.
Hiện nay, chúng ta đang cố gắng nỗ lực để thực hiện các cam kết quốc tế lớn có thời hạn vào 2015 - 2020 để thúc đẩy việc nâng tầm vị thế trong quá trình hội nhập kinh tế như xây dựng cộng đồng ASEAN, tầm nhìn ASEAN đến năm 2025, cam kết gia nhập WTO (thời hạn 31/12/2018), các mục tiêu Bô-go của APEC về tự do hóa thương mại vào đầu tư năm 2020….
Chúng ta phải luôn tích cực và chủ động tham gia bởi khi liên kết sẽ hình thành nên các hiệp định hiệp ước. Trên cơ sở các hiệp định đã ký kết, các chương trình phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hóa, xã hội... được phối hợp thực hiện giữa các nước thành viên; từng quốc gia thành viên có cơ hội và điều kiện thuận lợi để khai thác tối ưu lợi thế quốc gia trong phân công lao động quốc tế, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu xuất nhập khẩu theo
23
hướng hiệu quả hơn; tạo điều kiện và tăng cường phát triển các quan hệ thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu và nhập khẩu.
Việc nghiêm túc thực hiện các cam kết đã nâng tầm vị thế, sự uy tín của Việt Nam trong thị trường quốc tế, khẳng định được vị trí, có được sự tín nhiệm, tôn trọng của cộng đồng quốc tế từ đó là bước đà để ta nâng tầm hội nhập quốc tế trên các tầng nấc, tạo cơ chế liên kết theo hướng đẩy mạnh chủ động đóng góp, tiếp cận đa ngành, đa phương, đề cao nội hàm phát triển để đảm bảo các lợi ích cần thiết trong hội nhập kinh tế.