3. Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.
3.2 Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp
Để hội nhập kinh tế quốc tế thành công thì vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan
trong là phải xây dựng được một chiến lược hội nhập kinh tế phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế.
Trước hết, cần đánh giá chính xác bối cảnh quốc tế, xu hướng vận động kinh tế,chính trị thế giới; tác động của toàn cầu hóa, của cách mạng công nghiệp đối với các nước và cụ thể đối với nước ta. Trong đó, cần chú ý tới sự chuyển dịch tương quan sức mạnh kinh tế giữa các trung tâm; xu hướng đa trung tâm, đa tầng nấc đang ngày càng được khẳng định.
19
Đánh giá được những điều kiện khách quan và chủ quan có ảnh hưởng đến hội nhập kinh tế nước ta. Cần làm rõ vị trí của Việt Nam để xác định khả năng và điều kiện để Việt Nam có thể hội nhập.
Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta đã và đang được đẩy nhanh về tốc độ cũng như phạm vi, song việc chuẩn bị bên trong lại không đi liền với tiến trình này. Có nhiều hạn chế đang gặp phải và cần phải khắc phục kịp thời để từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và các doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế.
Cần nghiên cứu kinh nghiệm của các nước để đúc rút kinh nghiệm và nhằm tránh những sai lầm mà các nước đã từng phải gánh chịu
Xây dựng phương hướng, mục tiêu, giải pháp hội nhập phải đề cao tính hiệu quả, phù hợp với thực tiễn về năng lực kinh tế, khả năng cạnh tranh,tiềm lực khoa học công nghệ,vv
Chiến lược hội nhập kinh tế phải gắn với tiến trình hội nhập toàn diện đồng thời có tính mở, điều chỉnh linh hoạt để ứng phó kịp thời với sự biến đổi của thế giới.
Chiến lược hội nhập kinh tế cần phải xác định rõ lộ trình hội nhập một cách hợp lý. Đây là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo hội nhập kinh tế có hiệu quả, nhằm tránh những cú sốc không cần thiết gây tổn hại cho nền kinh tế và các doanh nghiệp.