MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY BÒNG BONG

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH "THÀNH PHÂN HÓA HỌC TRONG MỘT SÓ DỊCH CHIẾT CỦA CÂY BÒNG BONG (L.ELEXUOSUM VÀ L.JAPONICUM) Ở ĐIỆN BÀN (Trang 29)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÂY BÒNG BONG

1.3. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY BÒNG BONG

1.3.1. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam

Mặc dù cây bòng bong là một dược thảo được biết đến từ rất lâu tại Việt Nam nhưng cho đến nay có rất ít công trình nghiên cứu về nó. Hiện nay, ở Việt Nam có rất ít tài liệu nghiên cứu về cây bòng bong. Chỉ có một vài nghiên cứu đánh giá trữ lượng, sự phát triển, phân bố, phân loại các loài trong họ bòng bong.

Tháng 08/2010, Liên hiệp các hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam VUSTA đã có bài đánh giá về thành phần dược tính của cây bòng bong dẻo (Lygodium.Flexuosum). Bài đánh giá cảnh báo về tình trạng khai thác tràn lan các loại bòng bong để bán ra nước ngoài của một số tỉnh phía bắc [2].

Từ đó, ứng dụng sản xuất bòng bong trong dược phẩm còn rất hạn chế, trong khi bòng bong mọc hoang, sinh trưởng và phát triển gần như trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

1.3.2. Các công trình nghiên cứu trên thế giới

Việc nghiên cứu quá trình chiết tách và xác định thành phần hóa học bên trong bòng bong nhật, bòng bong dẻo đã được tiến hành và công bố. Bên cạnh các ngiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết một số nhà khoa học cũng đã nghiên cứu thành phần hóa học trong một số bộ phận khác nhau của cây cũng như ứng dụng lâm sàn lên c thể con người để điều trị.

Zhang Guo - Gang, He Ying - Cui, - Liu Hong-Xia, Zhu Lin - Xia and Chen Li - Juan. Khoa y học cổ truyền thuộc trường đại học Thẩm Dư ng, Trung Quốc đã xác định và phân lập được 3 chất mới trong rễ cây Lygodium.

Japonicum: lygodiumsteroside A, lygodiumsteroside B, 2 - isopropyl - 7 - metyl - 6 - hydroxyl α - (1,4) naphthoquinon và phân tích dữ liệu của NMR, 2D - NMR, HR - MS để khái quát tác dụng dược lý lâm sàn của Lygodium [19].

Tháng 07/2012 thư viện y dược quốc gia Hoa Kỳ Viện y tế quốc gia đã có bài đánh giá về tiềm năng của L.flexuosum trong điều trị các bệnh như vàng da, đau bụng kinh, chữa lành vết thư ng, chàm [5].

Tháng 11/2011, Pallara Janardhanan Wills, Velikkakathu Vasumathi Asha có bài đăng trên tạp chí y học nhiệt đới, châu á thái bình dư ng đã đưa ra nghiên cứu chứng tỏ khả năng làm giảm đáng kể CCl4, tác nhân gây ra ngộ độc gan cấp tính của L.flexuosum [5].

L.flexuosum chiết xuất chứa antiproliferative có hoạt động kháng sinh và tự hủy của tế bào ung thư. Chiết xuất L.flexuosum ức chế khả năng tồn tại của tế bào và apoptosis gây ra trong tế bào gan [11].

Trong một công bố gần đây (3/2009), P.J. Wills và v.v. Asha đã thử tác dụng của chất chiết bòng bong trên bệnh ung thư biểu mô gan ở người. Có tài liệu nghiên cứu dùng cây bòng bong để trị một số bệnh lây truyền do siêu vi gây ra.

Tháng 8/2009 Lijuan Chen, Guogang Zhang Khoa Dược Đại học Thẩm Dư ng Trung Quốc và Jie He, Jin Guan, Chunyuan Pan, Wenzhen Mi, Qing Wang của trường cao đẳng hóa ứng dụng, Viện công nghệ hóa học Thẩm Dư ng, Trung Quốc từ cao chiết của rễ cây Lygodium.Japonicum với các dung môi chiết khác nhau CHCl3 , AcOEt, n - BuOH và bằng phư ng pháp HPLC đã xác định và phân lập một hợp chất mới là propy - 6 - hydroxy - 2 - ISO - 7- methyl - 1,4 - naphthoquinone [9].

Tháng 7/2011, tạp chí sản phẩm nghiên cứu tự nhiên của châu Á, Số 3 trang 286-292, của các tác giả Ying-Hui Duanab, Yi Daiac, Rong-Rong Heac,

Hiroshi Kuriharaac, Yao-Lan Liac và Xin-Sheng Yaoad đã xác định và phân lập được một số chất: 4 - O - caffeoyl - d - glucopyranose, 3 - O - caffeoyl - d - glucopyranose từ phần thân lá của L. japonicum [4], [18].

1.4. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG VÀ DƢỢC TÍNH CỦA CÂY BÒNG BONG 1.4.1. Trong đời sống hàng ngày

Bòng bong dẻo (Lygodium flexuosum) được sử dụng như một nguồn thức ăn gia súc ở miền tây Chitwan của Nepal. Trong thời kỳ khan hiếm thực phẩm, những người Chitwan sử dụng những bộ phận mềm của cây để dùng như rau xanh. Thân các loại bòng bong có thể sử dụng để tết bện và dệt để làm nón, giỏ, hộp, túi xách hay sử dụng như một loại dây để buộc thay cho các loại dây nilon hay làm cây cảnh trang trí nhà (Hình 1.5) [23].

Hình 1.5. Một số ứn d n t ực tế của các loạ bòng bong

Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của các loại bòng bong đã gây ra sự xâm lấn rừng nghiêm trọng ở phía Đông của Mỹ. Các nhà sinh thái học đang phải nghiên cứu để đưa ra những biện pháp nhằm bảo vệ môi trường và hệ sinh thái rừng.

1.4.2. Công dụng của bòng bong theo đông y

Bòng bong được Đông Y ghi nhận là một trong những loại thảo dược được dùng phổ biến trong dân gian. Ở Việt Nam, bòng bong dẻo (L.Flexuosum) và bòng bong nhật (L.Japonicum) đều được gọi chung là bòng bong. Hai loại cây này được coi là cùng một vị thuốc Nam, với vai trò chữa bệnh như nhau. Tất cả các bộ phận từ rễ, thân, lá của cây đều dùng để chữa bệnh. Thân lá thu hái gần như quanh năm, rửa sạch, ph i khô, không phải chế biến khác. Trong dân gian và y học cổ truyền, người ta dùng toàn cây sắc uống, có tác dụng chữa thủy thũng, sỏi niệu đạo, lợi tiểu, chữa đái dắt, đái buốt, đái ra máu, đái ra sỏi, thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc. Chúng còn được dùng làm thuốc lợi sữa, nhuận tràng, chữa táo bón, chấn thư ng ứ máu sưng đau, mụn rộp. Các bài thuốc này khá đ n giản và có tác dụng điều trị các chứng bệnh hiệu quả. Cây cũng được sử dụng để làm giảm viêm và hoạt động như thuốc chữa bách bệnh cho các vết thư ng, điều trị lo t, các bệnh khác nhau về đường hô hấp, rối loạn chung, c bong gân và nó cũng có khả năng hoạt động như các thuốc giảm đau. Người bệnh có thể tham khảo và ghi nhớ để áp dụng mỗi khi cần thiết. Cách dùng cụ thể như sau: [ 2],[5],[22].

a. Công dụng và các bài thuốc từ thân lá cây bòng bong

Chữa viêm đường tiết niệu: Bòng bong, mã đề, kim tiền thảo, bồ công anh, kim ngân hoa, biển súc, mỗi vị 30g; bán chi liên 15g, cam thảo 6g. Nước 1,5 lít, sắc lấy 800ml, chia làm 4 phần, uống trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối. Chữa viêm và sỏi đường tiết niệu: Bòng bong 30g, mã đề 40g, kim tiền thảo 60g, lô căn (rễ cây lau), cây rau má, lá rau muống 40g, cuống rau răm 40g. Sắc uống, ngày một thang, chia 2 lần.

Chữa tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu ra máu, sỏi đường niệu (bao gồm: sỏi thận, bàng quang, niệu quản): Toàn cây lá bòng bong ph i khô 30 gam, râu ngô 10 gam, cây râu m o 10 gam. Sắc với 2 lít nước, giữ sôi 30 phút, lấy nước chia 3

lần uống trong ngày. Uống sáng sớm, có kết quả tốt h n, không uống ban đêm, gây đi tiểu mất ngủ. Dùng liên tục từ 1-10 ngày. Tùy theo tuổi và sức khỏe có thể giảm 1/2 liều [44].

Chữa chứng tiểu tiện khó khăn, đau, bụng dưới bí bách, tiểu tiện vàng, đục hoặc ra sỏi: Trong trường hợp này, người bệnh sử dụng kết hợp các bị thuốc bao gồm bòng bong, mang tiêu (mỗi thứ 100g), hổ phách 40g, bằng sa 20g. Tất cả tán thành bột, uống ngày 5- 8g, ngày 3 lần hòa với nước sôi để uống.

Chữa sỏi niệu đạo: Đ n giản nhất là người bệnh có thể chỉ cần sử dụng thuốc từ cây bòng bong để sắc uống trong ngày hoặc dùng kết hợp với các vị thuốc gồm biển súc 15g, mã đề 30g tạo thành 1 thang thuốc dùng sắc uống mỗi ngày 1 thang. Người bệnh nên áp dụng thuốc trong 1 - 2 tuần liền sẽ có hiệu quả.

Chữa bệnh sỏi mật: Dùng bòng bong15g, kim tiền thảo 30g, kê nội kim 10g, uất kim 10g, ngọc mễ tu 10g, xuyên luyện tử 10g, chỉ xác 6g, phác căn 6g, huyền minh phấn 1g.

Chữa tiểu tiện khó đau rát: Bòng bong, hoạt thạch (30g), ngọn cành cam thảo. Cam thảo dùng ở dạng ph i khô, tán thành bột. Tất cả tạo thành bài thuốc dùng để sắc cùng với mạch môn để uống ngày 2 - 3 lần.

Chữa bệnh phù thũng, khát nước, tiểu tiện vàng hoặc đỏ: Ma hoàng 30g, bòng bong 45g, trạch tả 45g, xích tiểu đậu 30g, thiến thảo 30g, sinh bạch truật 45g, sinh cam thảo 15g, phục linh 60g, phụ phiến 45g, bào khư ng 30g. Tất cả tán bột đem hòa với mật và nặn thành từng viên 10g để sử dụng. Người bệnh dung mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên.

Chữa vết thư ng phần mềm: Kinh nghiệm của cụ lang Long Hải Dư ng (Hải Dư ng). Rửa vết thư ng bằng nước sau đây: Lá trầu không tư i 40g, ph n phi 20g. Dùng 2 lít nước nấu lá trầu không xong để nguội, gạn lấy nước trong cho ph n phi vào, đánh cho tan, lọc lấy nước trong rửa vết thư ng. Sau

khi rửa vết thư ng, băng bằng thuốc sau đây: Lá mỏ quạ tư i rửa sạch, bỏ cọng, giã nhỏ đắp lên vết thư ng. Nếu vết thư ng xuyên thủng thì đắp cả bên. Ngày rửa và thay băng 1 lần. Nếu vết thư ng tiến triển tốt nhưng lâu đầy thịt thay thuốc gồm: lá mỏ quạ tư i và lá thòng bong hai thứ bằng nhau giã nát đắp vào vết thư ng, ngày rửa thay băng 1 lần, 3-4 ngày sau lại thay bằng thuốc: Lá mỏ quạ tư i, lá thòng bong, lá hàn the 3 vị bằng nhau giã nát, đắp lên vết thư ng nhưng chỉ 2-3 ngày mới thay băng 1 lần.

Ớ Trung Quốc, người ta dùng toàn cây chữa lỵ, đái ra cát sạn, ngoại thư ng xuất huyết, viêm bàng quang và viêm thận mạn tính, thuốc long đờm [27], [45].

b. Công dụng và các bài thuốc từ rễ cây bòng bong

Chủ trị viêm gan cấp tính: Rễ cây bòng bong nhật : 80 - 120g. Sắc thêm đường hòa uống.

Bòng bong dẻo (L. flexuosum) là một cây thuốc quan trọng của Ấn Độ. Gốc cây được sử dụng để chữa bệnh vàng da, đau dạ dày của những bộ lạc như Rabha, Oraon, Mech ở Tây Bengal, Ấn Độ. Y học cổ truyền Ấn Độ dùng bòng bong làm thuốc chữa các bệnh về gan và lấy cả cây giã nhỏ, làm thành bột nhão, đắp chữa thấp khớp. Chiết xuất từ thân rễ của L. flexuosum ở Ấn Độ được sử dụng để điều trị bệnh lậu, herpes [5].

Theo kinh nghiệm dân gian, một số thầy thuốc Đông y ở tỉnh Cao Bằng đã dùng nước sắc bòng bong trị bệnh quai bị, viêm gan; hoặc tẩm nước sắc này vào gạc sạch, đắp lên mắt để chữa bệnh đau mắt đỏ. Ở nước ngoài tác dụng của hai loại dư ng xỉ này đã và đang được phân ra một cách rõ n t và có hệ thống.

1.4.3. Một số chế phẩm của cây bòng bong

a. Thuốc hỗ trợ điều trị phì đại tiền liệt tuyến Vương Bảo

Bảo (Hình 1.6) với chiết xuất từ cây bòng bong dẻo, náng hoa trắng, cao tàu bay, cao sài hồ nam với tác dụng hỗ trợ điều trị u x tuyến tiền liệt, làm giảm nhanh các triệu chứng tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiêu lần. Sản phẩm được chiết xuất từ thành phần tự nhiên, không gây tác dụng phụ với c thể. Sản phẩm đã được nghiên cứu loại bỏ các thành phần không cần thiết, giúp c thể dễ hấp thu [26].

Hìn 1.6. Sản p ẩm Vươn Bảo

c. Chiết xuất của bòng bong

Sản phẩm là chất bột màu nâu vàng có công dụng điều trị bệnh viêm gan mãn tính, chống mụn trứng cá. Đồng thời giải nhiệt, lợi tiểu giúp thanh lọc giúp c thể tránh căng thẳng mệt mỏi ( Hình 1.7) [27].

Sản phẩm được chiết xuất từ Lygodium japonicum (Thunb.) Sw. . thành dạng bột mịn màu nâu. Nó chủ yếu được sử dụng cho y học, mỹ phẩm, thực phẩm chữa tiểu tiện khó khăn, bàng quang.

Kết luận

Bòng bong nhật tên khoa học là Lygodium japonicum, bòng bong dẻo tên khoa học Lygodium flexuosum đều thuộc họ Schizaeaceae, được gọi chung là bòng bong. Cây mọc dại phổ biến ở các ở vùng đầm lầy, ao hồ đặc biệt là châu Á, thích nghi với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Bòng bong là một loại dư ng xỉ. Nó là loại cây đ n tính, sinh sản bằng bào tử, xanh quanh năm.

Bòng bong có ý nghĩa rất lớn trong đời sống. Bên cạnh những giá trị về mặt sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thì những thành phần chứa trong cây bòng bong còn có những công dụng rất quan trọng trong y học. Như

chữa sỏi mật, sỏi niệu đạo, viêm thận, thủy thũng, bỏng…

Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu xác định thành phần hóa học và dược tính của bòng bong. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì chưa có nhiều công trình nghiên cứu về nó nên ứng dụng sản xuất bòng bong trong dược phẩm rất hạn chế trong khi bòng bong mọc hoang gần như trên toàn bộ lãnh thổ nước ta.

CHƢƠNG 2

NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

2.1. NGUYÊN LIỆU 2.1.1. Nguyên liệu 2.1.1. Nguyên liệu

Trong bài luận văn này, tác giả chọn nguyên liệu là cả thân lá của cây bòng bòng dẻo (Lygodium Flexuosum) và cây bòng bong nhật (Lygodium Japonicum), được thu hái vào tháng 3/2014 đến tháng 5/2014 tại Điện Bàn, Quảng Nam (Hình 2.1 và Hình 2.2) [1].

Hình 2.1. Thân lá cây bòng bong dẻo

Hình 2.2. Thân lá cây bòng bong nhật

2.1.2. Thu hái nguyên liệu

Một dược liệu có chất lượng tốt hay xấu chủ yếu do hàm lượng hoạt chất có trong dược liệu nhiều hay ít. Mà hoạt chất của dược liệu lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trồng trọt, thu hái, sấy, bảo quản…Ở đây tác giả xem x t vấn đề

mỗi dược liệu có hàm lượng các chất thay đổi tùy chu kì phát triển của cây, nếu thu hái đúng thời gian nguyên tắc thì sẽ thu được lượng hoạt chất tối đa. Vậy theo quy tắc được quy định trong Dược điển Việt Nam, tác giả tiến hành thu hái các nguyên liệu cụ thể như sau:

Thân lá cây bòng bong dẻo (L.Flexuosum) và bòng bong nhật (L.Japonicum) được thu hái vào tháng 3 - 4 vì đây là thời kì cây phát triển mạnh nhất [1].

2.1.3. Xử lý nguyên liệu

Thân lá của mỗi loại bòng bong bỏ những phần hư hại, rửa sạch, cắt nhỏ, ph i khô hoặc sấy ở nhiệt độ 400

C.

(a) (b) Hình 2.3. (a) Bột thân lá bòng bong dẻo

(b) Bột t ân lá cây bòn bon n ật

2.2. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT 2.2.1. Thiết bị, dụng cụ 2.2.1. Thiết bị, dụng cụ

- Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) 800 hãng Perkin Elmer của Trung tâm khí tượng thủy văn thành phố Đà Nẵng .

- Thiết bị đo sắc ký khí gh p phổ khối (GS–MS) Agilent 7890A/5975C. Cột sắc kí HP5MS (dài 30m; đường kính trong 0.25mm; lớp phim dày 0.25µm) của Trung tâm Đo Lường khu vực 2, TP.Đà Nẵng.

- Máy đo hoạt tính sinh học của trung tâm Hà Nội. - Tủ sấy Memmert VM 400 khoảng nhiệt độ 30-280oC.

- Lò nung Nabertherm L3/6C khoảng nhiệt độ nung 30- 1100oC. - Cân phân tích satorius CP224S.

- Máy quay cất chân không Buchi- Vacuum Controller V-800.

- Các dụng cụ thí nghiệm khác như: cốc thủy tinh, bình tam giác, bếp cách thuỷ, cốc sứ, pipet, bình định mức, bình hút ẩm, nhiệt kế, cối chày sứ, giấy lọc...

2.2.2. Hóa chất

Một số hóa chất thuốc thử chính được sử dụng chính được nêu trong Bảng 2.1. Ngoài ra còn có một số hóa chất khác.

Bản 2.1. Dan m c óa c ất sử d n

STT TÊN HÓA CHẤT NƢỚC SẢN XUẤT

1 n-hexane Trung Quốc

2 Dichloromethane Trung Quốc 3 Ethyl acetate Trung Quốc

4 Methanol Trung Quốc

5 HNO3 đậm đặc Trung Quốc 6 HCl đậm đặc Trung Quốc

2.3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

2.3.1. Phƣơng ph p x c định các thông số hóa lý

a. Phương pháp trọng lượng

Độ ẩm của thân lá mỗi loại bòng bong và hàm lượng tro của nguyên liệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH "THÀNH PHÂN HÓA HỌC TRONG MỘT SÓ DỊCH CHIẾT CỦA CÂY BÒNG BONG (L.ELEXUOSUM VÀ L.JAPONICUM) Ở ĐIỆN BÀN (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)