CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÂY BÒNG BONG
1.4. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG VÀ DƯỢC TÍNH CỦA CÂY BÒNG BONG
1.4.2. Công dụng của bòng bong theo đôn gy
Bòng bong được Đông Y ghi nhận là một trong những loại thảo dược được dùng phổ biến trong dân gian. Ở Việt Nam, bòng bong dẻo (L.Flexuosum) và bòng bong nhật (L.Japonicum) đều được gọi chung là bòng bong. Hai loại cây này được coi là cùng một vị thuốc Nam, với vai trò chữa bệnh như nhau. Tất cả các bộ phận từ rễ, thân, lá của cây đều dùng để chữa bệnh. Thân lá thu hái gần như quanh năm, rửa sạch, ph i khô, không phải chế biến khác. Trong dân gian và y học cổ truyền, người ta dùng toàn cây sắc uống, có tác dụng chữa thủy thũng, sỏi niệu đạo, lợi tiểu, chữa đái dắt, đái buốt, đái ra máu, đái ra sỏi, thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc. Chúng còn được dùng làm thuốc lợi sữa, nhuận tràng, chữa táo bón, chấn thư ng ứ máu sưng đau, mụn rộp. Các bài thuốc này khá đ n giản và có tác dụng điều trị các chứng bệnh hiệu quả. Cây cũng được sử dụng để làm giảm viêm và hoạt động như thuốc chữa bách bệnh cho các vết thư ng, điều trị lo t, các bệnh khác nhau về đường hô hấp, rối loạn chung, c bong gân và nó cũng có khả năng hoạt động như các thuốc giảm đau. Người bệnh có thể tham khảo và ghi nhớ để áp dụng mỗi khi cần thiết. Cách dùng cụ thể như sau: [ 2],[5],[22].
a. Công dụng và các bài thuốc từ thân lá cây bòng bong
Chữa viêm đường tiết niệu: Bòng bong, mã đề, kim tiền thảo, bồ công anh, kim ngân hoa, biển súc, mỗi vị 30g; bán chi liên 15g, cam thảo 6g. Nước 1,5 lít, sắc lấy 800ml, chia làm 4 phần, uống trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối. Chữa viêm và sỏi đường tiết niệu: Bòng bong 30g, mã đề 40g, kim tiền thảo 60g, lô căn (rễ cây lau), cây rau má, lá rau muống 40g, cuống rau răm 40g. Sắc uống, ngày một thang, chia 2 lần.
Chữa tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu ra máu, sỏi đường niệu (bao gồm: sỏi thận, bàng quang, niệu quản): Toàn cây lá bòng bong ph i khô 30 gam, râu ngô 10 gam, cây râu m o 10 gam. Sắc với 2 lít nước, giữ sôi 30 phút, lấy nước chia 3
lần uống trong ngày. Uống sáng sớm, có kết quả tốt h n, không uống ban đêm, gây đi tiểu mất ngủ. Dùng liên tục từ 1-10 ngày. Tùy theo tuổi và sức khỏe có thể giảm 1/2 liều [44].
Chữa chứng tiểu tiện khó khăn, đau, bụng dưới bí bách, tiểu tiện vàng, đục hoặc ra sỏi: Trong trường hợp này, người bệnh sử dụng kết hợp các bị thuốc bao gồm bòng bong, mang tiêu (mỗi thứ 100g), hổ phách 40g, bằng sa 20g. Tất cả tán thành bột, uống ngày 5- 8g, ngày 3 lần hòa với nước sôi để uống.
Chữa sỏi niệu đạo: Đ n giản nhất là người bệnh có thể chỉ cần sử dụng thuốc từ cây bòng bong để sắc uống trong ngày hoặc dùng kết hợp với các vị thuốc gồm biển súc 15g, mã đề 30g tạo thành 1 thang thuốc dùng sắc uống mỗi ngày 1 thang. Người bệnh nên áp dụng thuốc trong 1 - 2 tuần liền sẽ có hiệu quả.
Chữa bệnh sỏi mật: Dùng bòng bong15g, kim tiền thảo 30g, kê nội kim 10g, uất kim 10g, ngọc mễ tu 10g, xuyên luyện tử 10g, chỉ xác 6g, phác căn 6g, huyền minh phấn 1g.
Chữa tiểu tiện khó đau rát: Bòng bong, hoạt thạch (30g), ngọn cành cam thảo. Cam thảo dùng ở dạng ph i khô, tán thành bột. Tất cả tạo thành bài thuốc dùng để sắc cùng với mạch môn để uống ngày 2 - 3 lần.
Chữa bệnh phù thũng, khát nước, tiểu tiện vàng hoặc đỏ: Ma hoàng 30g, bòng bong 45g, trạch tả 45g, xích tiểu đậu 30g, thiến thảo 30g, sinh bạch truật 45g, sinh cam thảo 15g, phục linh 60g, phụ phiến 45g, bào khư ng 30g. Tất cả tán bột đem hòa với mật và nặn thành từng viên 10g để sử dụng. Người bệnh dung mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên.
Chữa vết thư ng phần mềm: Kinh nghiệm của cụ lang Long Hải Dư ng (Hải Dư ng). Rửa vết thư ng bằng nước sau đây: Lá trầu không tư i 40g, ph n phi 20g. Dùng 2 lít nước nấu lá trầu không xong để nguội, gạn lấy nước trong cho ph n phi vào, đánh cho tan, lọc lấy nước trong rửa vết thư ng. Sau
khi rửa vết thư ng, băng bằng thuốc sau đây: Lá mỏ quạ tư i rửa sạch, bỏ cọng, giã nhỏ đắp lên vết thư ng. Nếu vết thư ng xuyên thủng thì đắp cả bên. Ngày rửa và thay băng 1 lần. Nếu vết thư ng tiến triển tốt nhưng lâu đầy thịt thay thuốc gồm: lá mỏ quạ tư i và lá thòng bong hai thứ bằng nhau giã nát đắp vào vết thư ng, ngày rửa thay băng 1 lần, 3-4 ngày sau lại thay bằng thuốc: Lá mỏ quạ tư i, lá thòng bong, lá hàn the 3 vị bằng nhau giã nát, đắp lên vết thư ng nhưng chỉ 2-3 ngày mới thay băng 1 lần.
Ớ Trung Quốc, người ta dùng toàn cây chữa lỵ, đái ra cát sạn, ngoại thư ng xuất huyết, viêm bàng quang và viêm thận mạn tính, thuốc long đờm [27], [45].
b. Công dụng và các bài thuốc từ rễ cây bòng bong
Chủ trị viêm gan cấp tính: Rễ cây bòng bong nhật : 80 - 120g. Sắc thêm đường hòa uống.
Bòng bong dẻo (L. flexuosum) là một cây thuốc quan trọng của Ấn Độ. Gốc cây được sử dụng để chữa bệnh vàng da, đau dạ dày của những bộ lạc như Rabha, Oraon, Mech ở Tây Bengal, Ấn Độ. Y học cổ truyền Ấn Độ dùng bòng bong làm thuốc chữa các bệnh về gan và lấy cả cây giã nhỏ, làm thành bột nhão, đắp chữa thấp khớp. Chiết xuất từ thân rễ của L. flexuosum ở Ấn Độ được sử dụng để điều trị bệnh lậu, herpes [5].
Theo kinh nghiệm dân gian, một số thầy thuốc Đông y ở tỉnh Cao Bằng đã dùng nước sắc bòng bong trị bệnh quai bị, viêm gan; hoặc tẩm nước sắc này vào gạc sạch, đắp lên mắt để chữa bệnh đau mắt đỏ. Ở nước ngoài tác dụng của hai loại dư ng xỉ này đã và đang được phân ra một cách rõ n t và có hệ thống.