7. Cấu trúc luận văn
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Lê Thanh Hải [2] đã tiến hành nghiên cứu thu hồi protein từ quy trình chế biến cá tra. pH dung dịch máu cá đem nghiên cứu đƣợc điều chỉnh về pH = 4 bằng dung dịch đệm axetat, tỷ lệ thể tích dung dịch máu cá/dung dịch đệm là 30:1. Nghiên cứu tiến hành tại nhiệt độ 600C trong 50 phút. Kết quả nghiên cứu thu đƣợc protein máu cá từ quy trình chế biến cá tra với hiệu suất kết tủa protein là 91,47%. Bột kết tủa protein thu đƣợc sau khi sấy khô tới độ ẩm 5 - 7% có hàm lƣợng nitơ tổng là 21% và tro tổng là 2,14%, bột có màu nâu đen của phức hợp Fe trong hemoglobin. Bột máu cá thu đƣợc có thể làm thức ăn cho gia súc, tạo thành sản phẩm protein thủy phân dƣới dạng pepton dùng bổ sung dinh dƣỡng trong môi trƣờng nuôi cấy vi sinh vật và làm nguyên liệu trong sản xuất màu thực phẩm tƣơng tự nhƣ các chế phẩm từ máu động vật.
Trang Sĩ Trung [6] và các đồng sự đã sử dụng chitosan chiết rút từ phế liệu tôm thẻ chân trắng làm chất trợ lắng để thu hồi protein trong nƣớc rửa surimi. Protein đƣợc thu hồi bằng phƣơng pháp lắng, lọc dƣới sự trợ lắng của chitosan ở nồng độ xử lý là 80-100 ppm trong thời gian 15 phút với pH nƣớc rửa surimi đƣợc điều chỉnh về pH = 5. Hiệu suất thu hồi đạt đƣợc gần 60% protein hòa tan trong nƣớc rửa surimi trong thời gian ngắn. Protein thu hồi
chứa đầy đủ các axit amin thiết yếu và phù hợp trong việc tái sử dụng chế biến làm thức ăn gia súc.
Tƣơng tự, Phan Đình Tuấn [4] và các cộng sự của mình cũng đã tiến hành thu hồi máu cá bằng phƣơng pháp lắng lọc với sự trợ lắng của phèn nhôm. Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại nhiệt độ trên 600C, khoảng pH tối ƣu là 5.0 - 6.0. Kết tủa máu cá đƣợc thu hồi bằng phƣơng pháp lắng lọc với sự trợ lắng của phèn nhôm ở nồng độ xử lý khoảng 20 mg/l trong thời gian lắng 30 phút. Kết quả thu đƣợc với hiệu suất thu hồi máu cá đạt khoảng 70.08% - 74.45%, hiệu suất xử lý COD và BOD5 đạt lần lƣợt là 70,03% và 73.2%.
Năm 2009, Mã Huy [3] tiến hành thu hồi protein trong dung dịch máu cá bằng các phƣơng pháp là điểm đẳng nhiệt, xử lý nhiệt và dùng chitosan làm chất keo tụ. Với phƣơng pháp đẳng nhiệt, tại pH = 4,6 hiệu suất thu hồi protein chỉ đạt đƣợc 38,4% thấp hơn so với phƣơng pháp xử lý nhiệt ở 680
C với hiệu suất thu hồi đạt 86,4%. Khi sử dụng chitosan có độ deacetyl 80% và phân tử lƣợng 1200KDa thì làm tăng hiệu suất thu hồi protein và tốc độ lắng, dẫn đến thời gian xử lý ngắn. Xử lý nhiệt kết hợp bổ sung chitosan ở nồng độ chitosan 50 ppm đạt hiệu suất thu hồi là 93,4%, sau 10 phút chiều cao cột kết tủa giảm còn 10,4 cm và thời gian lắng giảm 35 phút so với khi không bổ sung chitosan. Bột protein máu cá thu đƣợc bằng phƣơng pháp gia nhiệt có protein tổng số trên 50%, hàm lƣợng tro 7,5% và lipid 2,7%. Các chỉ số môi trƣờng của dung dịch sau khi thu hồi protein giảm với BOD5 giảm 82%, COD giảm 80%, TSS giảm 60% so với mẫu dung dịch máu cá ban đầu.