ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN

Một phần của tài liệu 28024_171220200197788LUANVAN (Trang 45 - 46)

5. Bố cục của luận văn

2.1. ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN

Vị thành niên là những người trong độ tuổi từ 12 -18 tuổi là độ tuổi chuyển tiếp giai đoạn thiếu niên sang vị thành niên và có nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý.

Trong sự phát triển tiếp diễn suốt cuộc đời. Con người phải trải qua các giai đoạn, thời ký với những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau. Khác với quá trình phát triển ở tuổi vị thành niên, quá trình phát triển ở thời kỳ từ 12 đến 18 tuổi là thời kì đầu trưởng thành có những thay đổi rất phức tạp trong nhận thức, tư duy, thái độ… Sự thay đổi đó phụ thuộc vào hoàn cảnh xã hội, văn hoá và nền giáo dục của từng cộng đồng, từng dân tộc, trong các thời đại khác nhau mà cá nhân đó sống và hoạt động. [1]

Dấu hiệu đặc trưng của độ tuổi này là khả năng phản ứng với những thay đổi và thích nghi với các điều kiện mới. Trong cuộc sống hàng ngày, cần phải đưa ra những quyết định và vượt qua những khó khăn một cách độc lập nhất định, việc giải quyết các khó khăn mâu thuẫn, các vấn đề nảy sinh trong hoạt động sống một cách tích cực....

Giai đoạn từ 12 – 18 tuổi, các chức năng tâm lý có nhiều thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển trí tuệ, khả năng tư duy. Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng hoạt động tư duy của lứa tuổi này rất tích cực và tính lý luận phát triển mạnh và rất ưa thích khái quát các vấn đề. Sự phát triển mạnh của tư duy lý luận liên quan chặt chẽ với khả năng sáng tạo có thể tự phát hiện ra những cái mới.

Nét tâm lý đặc trưng ở độ tuổi này là một trong những yếu tố tâm lý góp phần tạo nên những mối quan hệ bất bình ổn giữa cha mẹ và con cái, làm cho tần số giao tiếp giữa cha mẹ và con cái giảm xuống và thay vào đó là nhu cầu giao tiếp với bạn đồng lứa tăng lên. Xu hướng vươn tới các giá trị của người lớn, so sánh mình với người lớn, mong muốn được tự lập, tự chủ trong giải quyết các vấn đề của riêng bản thân.

Một phần của tài liệu 28024_171220200197788LUANVAN (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)